Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Thông tin nghiên cứu KH
Luận án Tiến sĩ
Luận văn Thạc sĩ
Biểu mẫu đăng ký NCKH
Mẫu đăng ký GS, PGS
Giáo trình
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 12067761
Luận án Tiến sĩ Thứ ba, 19/03/2024

Tác giả: Nguyễn Hoàng Phương
Đề tài: Nghệ thuật đệm và hoà tấu thính phòng trong đào tạo ngành Piano chuyên nghiệp Việt Nam.
Chuyên ngành: Âm nhạc học
Mã số: 62.21.02.01.
Người hướng dẫn: GS.TS. Trần Thu Hà
 

Tóm tắt Luận án

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử phát triển của nền âm nhạc cổ điển nói chung và trong lĩnh vực khí nhạc nói riêng, cây đàn Piano luôn được mệnh danh là Vua của các loại nhạc cụ bởi sự đa dạng trong kỹ thuật trình tấu cùng khả năng biểu đạt tuyệt vời trong cả hai khía cạnh độc tấu và hòa tấu thính phòng. Và xuyên suốt lịch sử âm nhạc thế giới qua các thời kỳ cũng cho thấy cây đàn Piano luôn chiếm vị trí độc tôn của mình về số lượng cũng như chất lượng các tác phẩm được viết riêng cho cây đàn này. Không chỉ là một trong những nhạc cụ hàng đầu trong lĩnh vực độc tấu, cây đàn Piano còn đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng. Nói riêng về lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng, các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, hai lĩnh vực này đã có một quá trình hình thành và phát triển, nhưng điểm quan trọng là nó đã tạo nên một kỷ nguyên hoàn toàn mới trong lịch sử phát triển của nền âm nhạc hàn lâm cổ điển.

Về lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng ở Việt Nam, các hoạt động có tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực này ở nước ta bắt đầu được ghi nhận khi Trường Âm nhạc Việt Nam được thành lập vào năm 1956. Tại Hà Nội, từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, những hoạt động biểu diễn âm nhạc hòa tấu thính phòng diễn ra khá thường xuyên và đa dạng nhiều thể loại, được sự tham gia đông đảo của các nghệ sĩ Việt Nam ở mọi lĩnh vực nhạc cụ. Và đến những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước, với sự giúp đỡ về chuyên môn của các chuyên gia Nga (Liên Xô cũ), khoa Piano đã trở thành khoa đầu tiên đưa bộ môn đệm và  hoà tấu thính phòng vào chương trình đào tạo và tách riêng nó trở thành một chuyên ngành độc lập. Và từ đó đến này, bộ môn này luôn được duy trì và phát triển với nhiều thế hệ giảng viên - nghệ sĩ với trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đã và đang đóng góp công sức và tâm huyết của mình cho lĩnh vực hòa tấu thính phòng tại Việt Nam.

Đối với riêng cá nhân tôi, lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng là những lĩnh vực nghệ thuật mà tôi đặc biệt say mê ngay từ khi được bắt đầu được làm quen những kỹ năng đệm đàn Piano và hòa tấu thính phòng trong thời gian học tập tại khoa Piano - học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, và sau đó lại tiếp tục được đào tạo một cách chuyên sâu về hai lĩnh vực trên khi theo học cao học tại khoa âm nhạc trường đại học tổng hợp Montreal - Canada. Với những kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình học tập, biểu diễn Piano trong cả lĩnh vực độc tấu cũng như trong lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng, cộng với việc đang được trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng tại khoa Piano - học viện âm nhạc quốc gia, chúng tôi nhận thấy lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano tuy không phải là một lĩnh vực nghệ thuật mới mẻ nhưng lại đang rất cần những sự quan tâm và phát triển một cách có hệ thống trong khoảng thời gian hơn mười năm trở lại đây, và quan trọng nhất, tại Việt Nam chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào mang tính lý luận, chuyên sâu về hai lĩnh vực có giá trị nghệ thuật, cũng như tính thực tiễn rất cao trong đào tạo cũng như trong đời sống biểu diễn âm nhạc. Tất cả những lý do trên chính là động lực lớn nhất để chúng tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu này.

2. Lịch sử đề tài

Trên thế giới, những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng là rất nổi bật, mang tính chuyên nghiệp rất cao. Đã có khá nhiều những cuốn sách nghiên cứu về lĩnh vực nghệ thuật này do những nghệ sĩ Piano và những nhà sư phạm bậc thày biên soạn như Maurice Hinson & Wesley Roberts (The Piano in Chamber music: An atonated guide), John Herchel Baron: (Intimate music – A history of the Idea of Chamber music, Pendragon press, 1998), Algernon H. Lindo (The art of accompanying - Schirmer New York,  1916), A. Lyublinsky (Đệm đàn - Lý thuyết và thực hành - Nhạc viện quốc gia Leningrad ấn hành), Martin Katz (The complete collaborator - Oxford)...

Tại Việt Nam, chúng ta cũng đã có những luận án nghiên cứu khoa học đề cập đến nghệ thuật biểu diễn Piano nhưng chỉ giới hạn ở khía cạnh độc tấu như công trình đầu tiên nghiên cứu về nghệ thuật Piano là của GS-TS Trần Thu Hà với đề tài “ Nghệ thuật Piano Việt Nam” đã được bảo vệ thành công tại Nhạc viện Tchaikovky - Matxcơva năm 1987. Tiếp sau đó, năm 2003 có hai luận án đã được bảo vệ tại Viện âm nhạc Gnessin - Matxcơva của TS Nguyễn Huy Phương với đề tài “ Lịch sử văn hóa Việt Nam: Mối tương tác giữa những hình thức âm nhạc dân gian và chuyên nghiệp”;  TS Tạ Quang Đông với đề tài “Sonata và concerto của các nhạc sĩ Việt Nam: Sự kết hợp giữa đặc điểm dân tộc và truyền thống của âm nhạc phương Tây”. Và gần đây nhất là một số luận án tiến sĩ TS Nguyễn Minh Anh với đề tài “Sự phát triển của nghệ thuật Piano Việt Nam” đã được bảo vệ thành công tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, TS Đào Trọng Tuyên với đề tài " Etude của Debussy: Thẩm mĩ và biểu diễn" và TS Trần Nguyệt Linh với đề tài "Piano Concerto cho tay trái của Maurice Ravel: Vai trò của tay trái đối với nghệ thuật biểu diễn Piano", đều được bảo vệ thành công tại Trường đại học tổng hợp Montreal, Canada. Ngoài ra là khá nhiều luận văn thạc sỹ tập trung nghiên cứu về kỹ năng trình tấu, phân tích các tác phẩm nổi bật viết cho cây đàn Piano…

Có thể thấy, phần lớn những công trình khoa học của chúng ta đều chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu những yếu tố liên quan đến lĩnh vực sáng tác, biểu diễn và đào tạo Piano nhưng ở lĩnh vực độc tấu, còn về lĩnh vực đệm và hòa tấu thình phòng với Piano thì chưa có một công trình nào thực sự mang tính chuyên sâu nghiên cứu về lĩnh vực này. Chính vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu những thành tựu trong lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng của các giáo sư , nghệ sĩ trong và ngoài nước, kết hợp với những kinh nghiệm tích lũy, tìm tòi của bản thân trong việc giảng dạy và biểu diễn, tôi muốn thông qua đề tài này, phần nào đó có thể sẽ đưa ra những đề xuất, đóng góp trong việc hoàn thiện, phát triển kỹ năng biểu diễn đệm và hòa tấu thính phòng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano, lịch sử phát triển và những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực này của thế giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu, phân tích và đưa ra những đánh giá khách quan về công tác tổ chức đào tạo bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng tại khoa Piano - Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam hiện nay.  Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tích những kỹ năng cơ bản và đặc thù trong lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano.

4. Mục đích nghiên cứu

Qua đề tài nghiên cứu này, mục đích của tôi đó là để khẳng định tầm quan trọng cũng như giá trị nghệ thuật to lớn của lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano. Trên cơ sở phát huy thành tựu mà các giảng viên, các nghệ sĩ Việt Nam đã đạt được, kết hợp với yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam cùng với việc áp dụng các thành tựu trên thế giới, chúng tôi muôn đưa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm giải quyết phần nào những vấn đề còn bất cập và hạn chế, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn  đệm và hòa tấu thính phòng tại khoa Piano - Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam nói riêng cũng như tại các cơ sở đào tạo âm nhạc lớn khác trong cả nước nói chung để góp phần đào tạo nên nhưng nghệ sĩ  Piano toàn diện.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Để đảm bảo tính lý luận, khoa học và khách quan, luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử khi nghiên cứu về cây đàn Piano trong hai lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng qua các thời kỳ phát triển của âm nhạc hàn lâm thế giới và Việt Nam.

Kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu của các giáo sư, nghệ sĩ trong và ngoài nước, cùng với việc vận dụng những kinh nghiệm được đúc kết thông qua quá trình học tập, biểu diễn và giảng dạy trong lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng, hướng tới mục tiêu hiện thực hóa phần lý thuyết vào thực hành.

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng phối hợp giữa phương pháp phân tích và quy nạp; thông qua quá trình khảo sát, thực nghiệm, phỏng vấn những người làm công tác đào tạo, biểu diễn và học sinh, sinh viên đang học tập để đi từ cái chung tới cái riêng, vừa hình thành các quy tắc cụ thể, vừa lấy thực tiễn để kiểm chứng và làm phong phú thêm cho phần lý thuyết.

6. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài nghiên cứu

Tại Việt Nam, đây là công trình đầu tiên thực hiện nghiên cứu một cách có chiều sâu về nghệ thuật đệm và hòa tấu thính phòng trong đào tạo ngành Piano tại các cơ sở đào tạo âm nhạc hàn lâm chuyên nghiệp, góp phần định hướng và nâng cao nhận thức về lĩnh vực nghệ thuật có giá trị rất cao nhưng còn bị đánh giá chưa đầy đủ.

Luận án của chúng tôi sẽ giúp bổ sung những kiến thức cơ bản và cần thiết về lịch sử phát triển của lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng của thế giới và Việt Nam, đặc biệt là trang bị cho người học những kỹ năng đặc thù và quan trọng khi học bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng với Piano. Bên cạnh đó, về khía cạnh sư phạm, công trình nghiên cứu này sẽ chỉ ra những vấn đề cần được khắc phục, bổ xung và đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, đó là việc nâng cao nhận thức của người học về vai trò, vị trí và chức năng của đàn Piano trong hai lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng, cũng như tầm quan trọng của bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng trong đào tạo Piano chuyên nghiệp, giải quyết những bất cập trong phương thức tổ chức đào tạo bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng thông qua những giải pháp như xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách, nâng cao và đổi mới phương thức học tập cho sinh viên, đảm bảo yêu cầu mà giáo trình biên soạn.

Chúng tôi tin rằng, sau khi được hoàn thành,  đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ tạo tiền đề tích cực cho những người làm công tác âm nhạc tiếp tục thực hiện những công trình nghiên cứu tiếp theo để không ngừng hoàn thiện và phát triển sự nghiệp đào tạo âm nhạc hàn lâm chuyên nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn mới, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, luận án của tôi sẽ gồm có 3 chương:

Chương I: ĐÀN PIANO TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG

Chương II: NHỮNG ĐẶC THÙ VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG VỚI PIANO 

Chương III: GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG TRONG  ĐÀO TẠO PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

CHƯƠNG I

 ĐÀN PIANO TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG

1.1 Lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano thế giới.

Trước hết, theo như định nghĩa cơ bản nhất, âm nhạc hòa tấu thính phòng là một hình thức của âm nhạc cổ điển, được sáng tác dành cho một nhóm nhỏ các nhạc cụ được trình tấu bởi một nhóm các nghệ sĩ biểu diễn cùng với nhau trong một không gian nhỏ thân mật.

Những sự kết hợp nhạc cụ thường gặp và khá phổ biến trong âm nhạc thính phòng là kết hợp từ 2-10 nhạc cụ, có thể bao gồm Piano, tất cả các nhạc cụ dây (string), kèn gỗ (woodwind), và đôi lúc có nhạc cụ thuộc bộ đồng (brass).  Hình thức hòa tấu thính phòng với Piano nói riêng là sự kết hợp giữa đàn Piano và các nhạc cụ khác (gồm cả thanh nhạc).

Thuật ngữ đệm trong âm nhạc nói chung, theo định nghĩa một cách cơ bản nhất, là một hay nhiều nhạc cụ được sử dụng với chức năng hỗ trợ cho phần giai điệu chính, giai điệu chính có thể được chơi bởi nhạc cụ hoặc giọng hát. Đệm đàn Piano nói riêng là phần đệm được chơi hoàn toàn bởi cây đàn Piano. Như vậy, chúng ta có thể thấy đệm đàn  Piano và hòa tấu thính phòng với đàn Piano cùng là hình thức hòa tấu giữa Piano và nhạc cụ - thanh nhạc  nhưng vai trò và chức năng diễn tấu của cây đàn Piano thì không hoàn toàn giống nhau.

Lịch sử hình thành và phát triển của hai lĩnh vực đệm đàn và hòa tấu thính phòng với Piano được chia chúng tôi thu thập, tổng hợp qua các thời kỳ như sau:

1.1.1. Lĩnh vực đệm đàn Piano

a. Thời kỳ trung cổ đến phc hưng

Trong âm nhạc châu Âu từ thời kỳ trung cổ đến phục hưng, lĩnh vực nhạc hát được coi trọng  hơn lĩnh vực nhạc đàn, do đó nhạc cụ được sủ dụng chủ yếu để đệm cho các điệu nhảy và ca khúc. Các nhạc cụ thuộc bộ dây như đàn Lyre, Lute, Viol v.v… và nhạc cụ thuộc bộ kèn gỗ như sáo Flute, Recorder v.v… là những nhạc cụ đệm phổ biến nhất.

b. Thời kỳ Baroque: Đàn Harpsichord là nhạc cụ đàn phím được sử dụng chủ yếu với phong cách đệm Basso continuo, đây là phong cách đệm ngẫu hứng dựa trên các hợp âm được ký hiệu bằng số

c. Thời kỳ cổ điển: Vai trò của phần đệm từ đây đã bắt đầu được nâng lên ngang hàng với nghệ sĩ độc tấu. Từ nửa đầu thế kỷ 18 , hình thức đệm Obbligato được các nhạc sĩ sử dụng rất phổ biến ( phần đệm Piano đóng vai trò quan trọng, với âm nhạc và hòa thanh đầy đặn, đa dạng, thậm chí là chủ đạo hơn cả nhạc cụ độc tấu)

d.Thời kỳ lãng mạn: Nghệ thuật đệm đàn Piano phát triển mạnh và đạt đến đỉnh cao trong thế kỷ 19 do sự xuất hiện của hình thức biểu diễn độc tấu "recital" với sự xuất hiện của hàng loạt các nghệ sĩ biểu diễn kiệt xuất như Liszt, Paganini...và sự phát triển của nghệ thuật thanh nhạc với sự ra đời của thể loại ca khúc nghệ thuật (Lieder và Melodie) của các nhà soạn nhạc Đức và Pháp.

e. Lĩnh vực đệm đàn Piano từ thế kỷ 20 đến nay: Đến cuối thế kỷ 19, vai trò của nghệ sĩ đệm đàn bắt đầu bị giảm sút. Khán giả không chấp nhận và người biểu diễn solo, đặc biệt là ca sĩ, coi thường nghệ sĩ đệm đàn. Tuy nhiên, định kiến đó của khán giả đã dần dần thay đổi khi mà một số nghệ sĩ đệm đàn giỏi xuất hiện như Coenraad V.Bos, Andre Benoist, Marcel van Gool, Josef Bonime, Gerald Moore. Lĩnh vực đệm đàn vào trong chương trình đào tạo âm nhạc hàn lâm chuyên nghiệp đã chứng minh một điều rằng, lĩnh vực nghệ thuật này đã thực sự có được vị trí xứng đáng cho riêng mình.

1.1.2 Lĩnh vực hòa tấu thính phòng với Piano

a. Thời kỳ trung cổ đến phục hưng: Theo như các tài liệu nghiên cứu, từ thời trung cổ đến đầu phục hưng, các nhạc cụ được sử dụng chủ yếu để đệm cho các ca sĩ. Hình thức hòa tấu nhạc cụ vẫn còn khá đơn giản, chủ yếu là hòa tấu các nhạc cụ thuộc họ Violin.

b. Thời kỳ Baroque: Trong suốt thời kỳ Baroque, âm nhạc hòa tấu thính phòng là một thể loại không thực sự xác định rõ ràng. Các tác phẩm có thể được trình tấu bởi rất nhiều các  nhạc cụ khác nhau, có thể là bằng dàn nhạc hay một nhóm hòa tấu thình phòng. Vai trò Nhạc cụ đàn phím thường chỉ đóng vai trò bổ sung, tạo hòa âm cho tác phẩm.

c. Thời kỳ cổ điển: Thời kỳ này đã diễn ra hai thay đổi to lớn, đó sự biến mất của phong cách đệm basso continuo và sự ra đời của cây đàn piano, hai yếu tố này đã góp phần định hình nên bộ mặt của âm nhạc thính phòng cuối thế kỷ 18. Đàn Piano đã thay thế đàn harpsichord để trở thành nhạc cụ thính phòng phổ biến và hiệu quả nhất lúc bấy giờ.

d. Thời kỳ Lãng mạn: Thời kỳ này, thể loại độc tấu piano, song tấu, và các ca khúc với phần đệm piano chiếm vị trí chủ đạo, nghệ thuật biểu diễn độc tấu bắt đầu lên ngôi, đã thu hút sự chú ý của công chúng từ âm nhạc thính phòng sang âm nhạc biểu diễn độc tấu recital. Hình thức hòa tấu kết hợp giữa piano và tứ tấu đàn dây trở thành  một  hình thức hòa tấu thính phòng quan trọng, và cũng là hình thức hòa tấu thính phòng nổi bật của thời kỳ lãng mạn.

e. Thời kỳ hậu lãng mạn: Những sự khám phá về điệu tính và cấu trúc của các nhà soạn nhạc chủ nghĩa lãng mạn đã được tiếp tục bởi các nhà soạn nhạc thời kỳ hậu lãng mạn theo trường phái âm nhạc Pháp từ nửa sau của thế kỷ 19. Song song với xu hướng tìm kiếm những phương thức mới của giọng điệu và cấu trúc âm nhạc thì nữa sau của thế kỳ 19 cũng bắt đầu phát triển một khuynh hướng mới, đó là chủ nghĩa dân tộc trong âm nhạc.         

f. Thời kỳ cuối thế kỷ 19 đến thế kỷ 20: Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, với sự xuất hiện của nhiều khuynh hướng, trường phái sáng tác âm nhạc mới. Những khả năng biểu đạt tuyệt vời  của cây đàn Piano đã được các nhạc sĩ thời kỳ này khai thác và tạo nên một bước ngoặt trong nghệ thuật biểu diễn độc tấu cũng như hòa tấu thính phòng của đàn Piano bởi những hiệu quả về âm thanh vô cùng “ấn tượng”. Tuy nhiên, kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, khuynh hướng âm nhạc phi điệu tính, khai thác các tính năng mới của nhạc cụ thông qua chỉnh sửa, sự hỗ trợ của các thiết bị âm thanh điện tử, việc sử dụng cây đàn Piano trong các tác phẩm hòa tấu không còn đóng vai trò quan trọng nữa.

1.2 Sự hình thành và phát triển của âm nhạc thính phòng Việt Nam.

Lịch sử phát triển của nghệ thuật hòa tấu thình phòng - giao hưởng của Việt Nam nói chung tuy mới chỉ thực sự bắt đầu được hình thành từ thập niên 60 của thế kỷ trước nhưng lĩnh vực nghệ thuật này được coi là một bộ phận quan trọng của âm nhạc mới Việt Nam trong thế kỷ 20, đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử âm nhạc Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ 20.

1.2.1 Các hoạt động giảng dạy và biểu diễn

Lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng ở Việt Nam, như chúng tôi đã đề cập trong phần Mở đầu, các hoạt động âm nhạc mang tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực này ở nước ta bắt đầu được ghi nhận khi Trường Âm nhạc Việt Nam được thành lập tại Hà Nội năm 1956. Và kể từ đó, những hoạt động biểu diễn âm nhạc hòa tấu thính phòng được diễn ra khá thường xuyên và đa dạng nhiều thể loại, được sự tham gia đông đảo của các nghệ sĩ Việt Nam ở mọi lĩnh vực nhạc cụ.

Đến những năm cuối của thập kỷ 70, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Trường Âm nhạc Việt Nam, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia đã xây dựng và chính thức đưa bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng vào chương trình giảng dạy tại khoa Piano.

1.2.2 Các nhóm hòa tấu thính phòng tiêu biểu của Việt Nam

  • Ngũ tấu Hà Nôi: Thành lập năm 1988, gồm Trần Thu Hà ( piano), Ngô Văn Thành (violin), Nguyễn Anh Tuấn (viola), Nguyễn Ngọc Hiền (cello), Nguyễn Phúc Linh (basoon).
  • Ngũ tấu Fantasia : Thành lập năm 2006, gồm Lê Thư Hương (flute), Phan Việt Cường (oboe), Trần Khánh Quang (clarinet), Văn Thanh Hà (basoon), Kim Xuân Hiếu (horn).
  • Tứ tấu Hoa Sen: Thành lập năm 2006, gồm Lê Hoàng Lan (violin), Đào Mai Anh (violin), Trần Hoàng Yến (viola) và Trần Thị Mơ (cello).
  • Ngũ tấu Sông Hồng :  Thành lập năm 2009, gồm Phạm Trường Sơn (violin), Phan Thị Tố Trinh (violin), Đỗ Hương Trà My (viola) , Đào Tuyết Trinh (cello), Phạm Quỳnh Trang (piano).
  • Trio Aurora : Thành lập năm 2011, gồm Nguyễn Mỹ Hương (violin), Nguyễn Hồng Ánh (cello), Trần Thái Linh (piano).
  • Hanoi Ensemble: Thành lập năm 2010, gồm 10 thành viên do nghệ sĩ Violin Bùi Công Duy sáng lập.

1.2.3 Các tác phẩm hòa tấu thính phòng với Piano tiêu biểu

Đối với lĩnh vực hòa tấu thính phòng với Piano của các nhạc sĩ Việt Nam, đây cũng là thể loại chiếm số lượng phong phú và có nhiều tác phẩm nổi bật nhất. Các tác phẩm hòa tấu thính phòng với Piano của các nhạc sĩ Việt Nam khá đa dạng, từ hình thức song tấu (duo) đến ngũ tấu. Các tác phẩm hòa tấu thình phòng với Piano của các nhạc sĩ Việt Nam mà chúng tôi giới thiệu trong đề mục này đều là những tác phẩm mang tính tiêu biểu, đã đạt được nhiều giải thưởng cấp nhà nước, được rất nhiều thế hệ nghệ sĩ của Việt Nam biểu diễn phục vụ khán giả trong nước cũng như giới thiệu với khán giả nước ngoài.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Khi quyết định lựa chọn một đề tài để nghiên cứu, việc tìm hiểu thật kỹ lưỡng và đầy đủ mọi yếu tố có liên quan đến đề tài, đặc biệt là các yếu tố mang tính lịch sử luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính chất xác thực và khách quan nhất. Việc khái quát lại toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và  những thành tựu nghiên cứu đáng chú ý có liên quan đến hai lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano của thế giới, và đặc biệt là của Việt Nam hiện nay là điều vô cùng cần thiết khi mà những kiến thức lịch sử mang tính chuyên sâu về hai lĩnh vực này vẫn chưa được chú trọng nghiên cứu.

CHƯƠNG II

NHỮNG ĐẶC THÙ VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG VỚI  PIANO 

2.1 Lĩnh vực đệm       

2.1.1. Đặc thù của nghệ thuật đệm đàn Piano

Đàn Piano là một loại nhạc cụ vô cùng đặc biệt, bởi ngoài khả năng trình diễn độc lập vô cùng xuất sắc,  thì không có một loại nhạc cụ nào có thể đảm nhiệm vai trò đệm một cách hoàn hảo được như đàn Piano.

a. Khái niệm về đệm đàn: Từ “đệm đàn” thường được hiểu một cách đơn giản là sự hỗ trợ về tiết tấu - hòa thanh., có ý nghĩa phụ, thứ cấp, không có vai trò trình tấu một cách độc lập. Lĩnh vực đệm đàn Piano được chia thành hai mảng rõ rệt, đó là đệm đàn cho khí nhạc và cho thanh nhạc.       

b. Vai trò của người đệm đàn: Những yếu tố để tạo nên một người đệm đàn Piano bao gồm những gì và vai trò thực sự của một người đệm đàn Piano là như thế nào là những yếu tố chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng.

2.1.2. Những kỹ năng cơ bản

Trong phần này, chúng tôi chủ yếu lựa chọn tập trung phân tích các kỹ năng cơ bản trong đệm Piano cho thanh nhạc bởi vì đệm Piano trong thanh nhạc được coi là đỉnh cao của nghệ thuật đệm đàn Piano, và quan trọng nhất, kỹ năng đệm thanh nhạc được coi chìa khóa quan trọng để người nghệ sĩ Piano thành công trong cả lĩnh vực đệm khí nhạc, hòa tấu thính phòng cũng như độc tấu:

a. Hơi thở

b. Sự cân bằng

c. Cách xử lý các tác phẩm có phần đệm khó

d. Kỹ thuật mô phỏng âm thanh dàn nhạc

e. Kỹ năng đệm khí nhạc

2.2  Lĩnh vực hòa tấu thính phòng với Piano

2.2.1. Đặc thù của nghệ thuật hòa tấu thính phòng với Piano           

Khác với lĩnh vực đệm Piano cho thanh nhạc, vai trò của Piano trong hòa tấu thính phòng so với đệm thanh nhạc là rất khác nhau. Nếu như đệm đàn, phần Piano thường chỉ đóng vai trò thuần túy là phần đệm hỗ trợ cho người nghệ sĩ solist là chủ yếu, thì trong hòa tấu thính phòng, nguyên tắc hòa hợp - bình đẳng - cùng nhau sáng tạo lại là nguyên tắc cơ bản.

Các hình thức hòa tu thính phòng ph biến vi Piano

a. Song tấu Piano vi nhc c

b. Tam tấu cho Piano ( Piano Trio)

c. Tứ tu cho Piano (Piano Quartet)

d. Ngũ tấu cho Piano ( Piano Quintet )

2.2.3. Những kỹ năng cơ bản

Trong lĩnh vực hòa tấu thính phòng, điểm mấu chốt và quyết định thành công chính là sự thống nhất.

a. Kỹ năng đọc bản nhạc

b. Kỹ năng nghe         

c. Kiến thức về phong cách âm nhạc

d. Đảm bảo tính chính xác

TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Những kỹ năng đệm đàn và hòa tấu có thể nói là những kiến thức không thể thiếu đối với một người nghệ sĩ Piano chuyên nghiệp ngày nay. Hoạt động trong hai lĩnh vực trên không chỉ đem đến cho người chơi cơ hội tuyệt vời khi được trải nghiệm cùng nhau những tác phẩm âm nhạc kinh điển, mà qua đó, những kiến thức và kỹ năng đệm - hòa tấu thính phòng sẽ là sự hỗ trợ vô cùng quý báu đối với người nghệ sĩ Piano khi biểu diễn độc tấu hay được chơi cùng dàn nhạc giao hưởng. Những kỹ năng mà chúng ta học được từ việc chơi nhạc cùng nhau là vô cùng cần thiết, bởi nó đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy trình tấu âm nhạc một cách hài hòa và thống nhất.

Phần lớn những kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất của người chơi Piano khi hoạt động trong hai lĩnh vực này đã được chúng tôi tổng hợp, phân tích và mở rộng dựa trên những tài liệu nghiên cứu đã được công nhận của những học giả quốc tế, kết hợp với những ý kiến đóng góp của các giáo sư nghệ sĩ trong nước và vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm thu được qua quá trình học tập, giảng dạy và biểu diễn của bản thân. Mục tiêu duy nhất mà chúng tôi muốn hướng tới đó là cung cấp cho người học Piano tại Việt Nam, đặc biệt là những học sinh, sinh viên chuyên ngành Piano tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam những kiến thức cơ bản về kỹ thuật và phương pháp tập luyện cần thiết để giúp các em học tốt bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng mà mình đang theo học.

CHƯƠNG III

GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG TRONG ĐÀO TẠO PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

3.1 Những giá trị tích cực của lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng trong đào tạo và biểu diễn

Hoạt động trong hai lĩnh vực âm nhạc trên không chỉ bổ sung những kiến thức và kỹ năng biểu diễn phong phú, đa dạng, mà nó còn mở ra cho người nghệ sĩ Piano nhiều cơ hội được biểu diễn trước công chúng hơn nếu so sánh với lĩnh vực độc tấu, và quan trọng nhất, người nghệ sĩ Piano sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn thích hợp để phát triển sự nghiệp của mình.

3.1.1 Nâng cao khả năng giao tiếp, cảm thụ âm nhạc

3.1.2 Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm biểu diễn

3.2 Những thực trạng và bất cập trong đào tạo bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng

3.2.1 Vấn đề nhận thức

a. Lĩnh vực đệm đàn Piano

Những nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của người đệm đàn Piano có thể nói là một vấn đề khá phổ biến đã tồn tại từ lâu và cần phải thay đổi. Nghệ thuật đệm đàn Piano là một trong những khía cạnh được ít sự quan tâm và cũng chưa thực sự được hiểu một cách đầy đủ.

b. Lĩnh vực hòa tấu thính phòng

Không phải bất kỳ người học nào cũng  xác định và hiểu được rõ được vai trò, chức năng và những kỹ năng cần thiết của phần Piano khi chơi hòa tấu thính phòng. Các em học sinh sinh viện học bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng với thái độ coi nhẹ, chủ quan và làm việc thiếu chi tiết.

3.2.2 Phương thức tổ chức đào tạo

Tầm quan trọng trong công tác đào tạo cũng như phương thức tổ chức hoạt động của bộ môn này đang bị đánh giá chưa thực sự đúng mức, thiếu sự quan tâm và đầu tư mang tính chuyên nghiệp.

a. Giáo trình đào tạo:  Chương trình đào tạo bộ môn hòa tấu thính phòng hiện nay cần thực hiện đầy đủ những yêu cầu mà giáo trình đặt ra.

b. Phương thức tổ chức môn học: Đệm đàn và hòa tấu thính phòng cần được tách thành hai bộ môn riêng biệt, tăng thời lượng học tập và cần có sự hợp tác giữa các khoa.

c. Đội ngũ giảng viên: Cần đội ngũ giảng viên, cộng tác viên chuyên sâu, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng. Không nhất thiết giảng viên dạy hòa tấu thính phòng phải là giảng viên Piano.

3.2.3. Giảng dạy các tác phẩm thanh nhạc và hòa tấu thính phòng của các nhạc sĩ Việt Nam.

Trong chương trình giảng dạy âm nhạc hòa tấu thính phòng tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp của chúng ta hiện nay, những tác phẩm hòa tấu thính phòng của các nhạc sĩ Việt Nam vẫn thường bị coi nhẹ, còn các tác phẩm thanh nhạc thính phòng của Việt Nam lại đang bị một thực trạng chung đó là không có phần đệm Piano đi kèm.

a. Đệm thanh nhạc

Chúng ta cần có một sự quan tâm nghiêm túc đến vần đề khôi phục, sưu tầm, biên soạn cũng như khuyến khích những sáng tác mang tính học thuật phần đệm Piano cho các tác phẩm thanh nhạc của Việt Nam bởi nó có ảnh hưởng đáng kể đến tính chuyên nghiệp trong đào tạo cũng như biểu diễn và trên hết sẽ làm tăng giá trị nghệ thuật của các tác phẩm Việt Nam.

b. Lĩnh vực hòa tấu thính phòng

Những tác phẩm tiêu biểu và nổi bật của các nhạc sĩ Việt Nam cũng cần phải được sử dụng nhiều hơn trong giáo trình giảng dạy. Chúng ta cần có những hoạt động sưu tầm, tái bản và hiệu đính lại các tác phẩm của Việt Nam, phục hồi và nâng cao chất lượng các bản thu âm trước đây cũng như thu âm lại các tác phẩm đó để lưu giữ, làm tư liệu học tập và lên lớp cho học sinh sinh viên tại Học viện âm nhạc quốc gia.

3.3 Một số tác phẩm hòa tấu thính phòng tiêu biểu trong giáo trình           Chúng tôi xin được giới thiệu qua một số tác phẩm hòa tấu thính phòng nổi bật của thế giới và Việt Nam. Đây cũng là những tác phẩm đã thể hiện một cách rất rõ nét và toàn diện mọi phẩm chất, vai trò và kỹ năng cần thiết khi biểu diễn hòa tấu thính phòng nói chung, đặc biệt là vai trò của đàn Piano nói riêng, bên cạnh đó, đây cũng là những tác phẩm rất quan trọng nằm trong giáo trình giảng dạy bộ môn hòa tấu thính phòng tại khoa Piano - Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam.

3.3.1. L.V.Beethoven: Sonata cho Piano và Violin

a. Sonata cho Piano và Violin số 5, giọng Fa trưởng, op. 24

b. Sonata cho Piano và Violin số 7, op.30 giọng Đô thứ

3.3.2 Mendelssohn: Tam tấu cho Piano giọng Rê thứ, op.49

3.3.4 Huy Du: Tam tấu cho Piano: Variations "Kể chuyện sông Hồng"

TIỂU KẾT CHƯƠNG III

Qua việc khái quát lại những thành tựu đạt được ở cả khía cạnh đào tạo và biểu diễn trong lĩnh vực đệm và hòa  thính phòng với Piano tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam kể từ khi bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng được thành lập và so sánh với thực tế hoạt động giảng dạy bộ môn này đến này tại khoa Piano hiện nay, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều bất cập và hạn chế từ khâu nhận thức đến khâu tổ chức hoạt động.

Thông qua việc tham khảo, phân tích và nghiên cứu các tác phẩm tiểu biểu của thể giới và Việt Nam, và giáo trình giảng dạy bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng, kết hợp với trao đổi, thu thập ý kiến của các giáo sư, giảng viên đầu ngành của Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm được đúc kết qua cả một quá trình học tập và giảng dạy của bản thân, chúng tôi tin rằng những đề xuất của chúng tôi sẽ đóng góp  những giải pháp tích cực để từng bước khắc phục và nâng cao chất lượng bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng trong đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn mới.

KẾT LUẬN

Đệm và hòa tấu thính phòng với Piano là hai lĩnh vực mang tính nghệ thuật rất cao, chiếm một vị trí rất quan trọng và mang tính cách mạng trong lịch sử hình thành và phát triển của nền âm nhạc thính phòng cổ điển thế giới. Trên thế giới, lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano đã có một ví trí quan trọng, được nhìn nhận là những lĩnh vực nghệ thuật chuyên biệt, mang tính đặc thù , và nó đã trở thành những môn học không thể thiếu được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu một cách chuyên sâu tại các cơ sở đào tạo âm nhạc hàn lâm uy tín với mục đích trang bị cho người học đàn Piano những kỹ năng cần thiết để trở thành một nghệ sĩ Piano chuyên nghiệp. Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng và những hiệu quả tích cực mà hai lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng đem lại trong đào tạo Piano chuyên nghiệp, bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại khoa Piano từ sau khi trường âm nhạc Việt Nam, nay là Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam được thành lập. Kể từ đó, bộ môn nghệ thuật này đã đóng góp một phần công sức đáng kể cho sự nghiệp đào tạo của Học viện âm nhạc quốc gia.

Ngành Piano tại Việt Nam từ lâu đã luôn được coi là ngành đào tạo thế mạnh, minh chứng là khá nhiều những giải thưởng tại các cuộc thi trong nước và quốc tế trong lĩnh vực biểu diễn độc tấu Piano mà những nghệ sĩ của chúng ta đã giành được. Nhưng cũng chính vì vậy, trong nhận thức của những người học Piano tại Việt Nam hiện này, thậm chí ngay cả trong nhận thức của những người làm công tác giảng dạy Piano của chúng ta, việc đào tạo nên những nghệ sĩ độc tấu Piano luôn được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, với những tiêu chí ngày càng cao và mở rộng, đòi hỏi trình độ chuyên môn mang tính toàn diện đối với một nghệ sĩ Piano chuyên nghiệp, cũng như để phù hợp với nhu cầu thực tế về thưởng thức âm nhạc hàn lâm của công chúng Việt Nam hiện nay, chúng tôi nhận thấy lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano đang có chiều hướng bị xem nhẹ, thiếu sự quan tâm, phát triển tương xứng với những đóng góp vô cùng tích cực, có tính thực tiễn rất cao mà hai lĩnh vực này đem lại.

Với việc khái quát lại vai trò, vị trí của cây đàn Piano trong quá trình hình thành và phát triển của lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng thế giới và tại Việt Nam, cũng như đi sâu phân tích những đặc thù và kỹ năng trình tấu cơ bản của hai lĩnh vực nghệ thuật nói trên, chúng tôi hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu này sẽ phần nào cung cấp cho người học Piano tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam những kiến thức cơ bản, đầy đủ và cần thiết nhất, để từ đó nhận thức một cách đúng đắn, nghiêm túc hơn về tầm quan trọng của hai lĩnh vực nghệ thuật mà mình đang được học. Nhưng yếu tố quan trọng nhất mà chúng tôi đạt được trong luận án nghiên cứu này đó là việc thẳng thắn phân tích những yếu tố bất cập và hạn chế trong công tác giảng dạy bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng tại khoa Piano - Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam hiện nay, qua đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mang tính cơ bản nhằm khắc phục khắc phục những thiếu sót còn tồn đọng và có những bổ sung cần thiết để từng bước hoàn thiện công tác tổ chức và  nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng trong đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn mới.

Trong quá trình thực hiện luận án này, chúng tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp vô cùng quý báu của các giáo sư và đồng nghiệp. Đặc biệt, tôi xin được trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS.TS.NGND Trần Thu Hà, là người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này, xin được gửi những lời cảm ơn chân thành đến GS.NSND Nguyễn Trung Kiên và GS.NSƯT Nguyễn Phúc Linh vì những ý kiến góp ý mang tính chuyên môn rất cao và vô cùng giá trị để chúng tôi có thể hoàn thành luận án nghiên cứu này. Tuy nhiên, vì luận án của chúng tôi là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng trong đào tạo Piano chuyên nghiệp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp xây dựng từ các giáo sư và đồng nghiệp.

KHUYẾN NGHỊ

Sau quá trình nghiên cứu, phân tích, khảo sát tình hình hoạt động của bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng tại khoa Piano - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, thông qua chuyên đề này, chúng tôi xin được đưa ra một số giải pháp cơ bản như sau:

- Bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng cần phải được xây dựng thành một chuyên khoa độc lập, mang tính đặc thù tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng phải được tách riêng thành hai bộ môn riêng biệt. Xa hơn nữa, hai lĩnh vực này nên được nâng cao để trở thành ngành học được cấp bằng chứng nhận giống như rất nhiều cơ sở đào tạo âm nhạc hàn lâm chuyên nghiệp lớn trên thế giới đã thực hiện.

- Thực hiện đúng các yêu cầu mà giáo trình giảng dạy đã biên soạn, đảm bảo thời lượng giảng dạy cũng như thời lượng cho sinh viên tự thực hành.

- Chúng ta cần có sự thống nhất và trao đổi hợp tác giữa các khoa chuyên ngành với nhau để xây dựng được đội ngũ giảng viên chuyên về lĩnh vực hòa tấu thính phòng, xây dựng được đội ngũ cộng tác viên có trình độ và kinh nghiệm biểu diễn hòa tấu thính phòng nhằm hỗ trợ lên lớp và thực hành cho sinh viên.

- Đệm và hòa tấu thính phòng là một bộ môn mang tính tập thể, do đó chúng ta nên tổ chức những buổi học mở (open class), các buổi lên lớp với chuyên gia nước ngoài (master class), các hoạt động thảo luận, nghiên cứu mang tính chuyên sâu về lĩnh vực hòa tấu thính phòng. Tạo điều kiện cho giảng viên bộ môn được đi thực tập nước ngoài, dự thính các cuộc thi âm nhạc thính phòng quốc tế để nâng cao trình độ.

- Đối với các tác phẩm của Việt Nam, chúng ta cần thành lập những dự án nhằm sưu tầm, hiệu đính và tái bản lại các tác phẩm hòa tấu thính phòng cũng như thanh nhạc, khuyến khích những sáng tác phần đệm Piano mang tính học thuật cho các tác phẩm thanh nhạc của Việt Nam cả cũ và mới. Áp dụng những công nghệ tiên tiến nhằm phục hồi và nâng cao chất lượng âm thanh các bản thu âm trước đây cũng như thu âm lại các tác phẩm đó để lưu giữ, làm tư liệu học tập cho học sinh sinh viên tại Học viện Âm nhạc Quốc gia. Đưa các tác phẩm của Việt Nam vào chương trình thi tốt nghiệp bộ môn hòa tấu thính phòng  như một yêu cầu bắt buộc đối với thí sinh.

 

Những đóng góp mới của Luận án

Đệm và hòa tấu thính phòng với Piano là hai lĩnh vực mang tính nghệ thuật rất cao, chiếm một vị trí rất quan trọng và mang tính cách mạng trong lịch sử hình thành và phát triển của nền âm nhạc thính phòng cổ điển thế giới. Trên thế giới, lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano đã có một ví trí quan trọng, được nhìn nhận là những lĩnh vực nghệ thuật chuyên biệt, mang tính đặc thù , và nó đã trở thành những môn học không thể thiếu được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu một cách chuyên sâu tại các cơ sở đào tạo âm nhạc hàn lâm uy tín với mục đích trang bị cho người học đàn Piano những kỹ năng cần thiết để trở thành một nghệ sĩ Piano chuyên nghiệp. Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng và những hiệu quả tích cực mà hai lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng đem lại trong đào tạo Piano chuyên nghiệp, bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại khoa Piano từ sau khi trường âm nhạc Việt Nam, nay là Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam được thành lập. Kể từ đó, bộ môn nghệ thuật này đã đóng góp một phần công sức đáng kể cho sự nghiệp đào tạo của Học viện âm nhạc quốc gia.

Ngành Piano tại Việt Nam từ lâu đã luôn được coi là ngành đào tạo thế mạnh, minh chứng là khá nhiều những giải thưởng tại các cuộc thi trong nước và quốc tế trong lĩnh vực biểu diễn độc tấu Piano mà những nghệ sĩ của chúng ta đã giành được. Nhưng cũng chính vì vậy, trong nhận thức của những người học Piano tại Việt Nam hiện này, thậm chí ngay cả trong nhận thức của những người làm công tác giảng dạy Piano của chúng ta, việc đào tạo nên những nghệ sĩ độc tấu Piano luôn được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, với những tiêu chí ngày càng cao và mở rộng, đòi hỏi trình độ chuyên môn mang tính toàn diện đối với một nghệ sĩ Piano chuyên nghiệp, cũng như để phù hợp với nhu cầu thực tế về thưởng thức âm nhạc hàn lâm của công chúng Việt Nam hiện nay, chúng tôi nhận thấy lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano đang có chiều hướng bị xem nhẹ, thiếu sự quan tâm, phát triển tương xứng với những đóng góp vô cùng tích cực, có tính thực tiễn rất cao mà hai lĩnh vực này đem lại.

Với việc khái quát lại vai trò, vị trí của cây đàn Piano trong quá trình hình thành và phát triển của lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng thế giới và tại Việt Nam, cũng như đi sâu phân tích những đặc thù và kỹ năng trình tấu cơ bản của hai lĩnh vực nghệ thuật nói trên, chúng tôi hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu này sẽ phần nào cung cấp cho người học Piano tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam những kiến thức cơ bản, đầy đủ và cần thiết nhất, để từ đó nhận thức một cách đúng đắn, nghiêm túc hơn về tầm quan trọng của hai lĩnh vực nghệ thuật mà mình đang được học. Nhưng yếu tố quan trọng nhất mà chúng tôi đạt được trong luận án nghiên cứu này đó là việc thẳng thắn phân tích những yếu tố bất cập và hạn chế trong công tác giảng dạy bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng tại khoa Piano - Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam hiện nay, qua đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mang tính cơ bản nhằm khắc phục khắc phục những thiếu sót còn tồn đọng và có những bổ sung cần thiết để từng bước hoàn thiện công tác tổ chức và  nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng trong đào tạo Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn mới. 

Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn