Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Thông tin nghiên cứu KH
Luận án Tiến sĩ
Luận văn Thạc sĩ
Biểu mẫu đăng ký NCKH
Mẫu đăng ký GS, PGS
Giáo trình
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử Bộ VHTTDL
Thư điện tử Học viện
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 13670271
Luận văn Thạc sĩ Thứ sáu, 13/12/2024

Tác giả: Nguyễn Quang Vinh
Đề tài: “Giảng dạy các tác phẩm Guitar của Joaquin Rodrigo cho sinh viên Đại học tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam
Chuyên ngành: Phương pháp
giảng dạy chuyên ngành âm nhạc (Guitar)
Mã số: 80 21 02 02
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Ngô Văn Thành
Ngày đăng: 31/03/2021 

Luận văn toàn văn

Tóm tắt Luận văn

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Joaquin Rodrigo là một nhạc sĩ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển Guitar Tây Ban Nha và Thế giới nửa sau thế kỷ XX. Những tác phẩm của ông đã được phổ biến rộng rãi trong biểu diễn Guitar cũng như trong giáo trình giảng dạy của các nhạc viện nổi tiếng thế giới.

Tác phẩm Guitar của Joaquin Rodrigo là sự tiếp xúc âm nhạc mang đậm chất dân gian Tây Ban Nha và hòa âm, tư duy hiện đại. Âm nhạc của Joaquin Rodrigo mang đến nhiều hình tượng mới mẻ, với cả người thưởng thức và người biểu diễn. Đối với nghệ sĩ biểu diễn, các tác phẩm của Joaquin Rodrigo khó thể hiện cả về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Những tác phẩm này là thử thách thật sự đối với các nghệ sĩ Guitar Quốc tế muốn chinh phục khán giả trong các buổi hòa nhạc cũng như ban giám khảo trong các cuộc thi Guitar Quốc tế. Đối với trình độ nghệ sĩ tầm Quốc tế còn khó thì với trình độ sinh viên Đại học nước ta khó khăn lại sẽ tăng lên rất nhiều lần khi muốn thể hiện những tác phẩm này. Từ những lý do trên đã dẫn đến trong chương trình, giáo trình Đại học tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam rất hiếm khi sử dụng các tác phẩm của Joaquin Rodrigo.

Bộ môn Guitar tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam đã được thành lập khoảng 60 năm, các tác phẩm của Joaquin Rodrigo đã được đưa vào giảng dạy nhưng chưa có cơ sở để có thể phát triển hơn. Trước nay, trong chương trình giảng dạy và biểu diễn, các sinh viên và nghệ sĩ mới chỉ chú trọng đến các tác phẩm thời kỳ cổ điển, lãng mạn. Thời gian gần đây, đã thấy có sự xuất hiện của một số tác phẩm thế kỷ XX và tác phẩm đương đại. Nhưng thực tế cho thấy do điều kiện về đời sống âm nhạc Guitar cổ điển ở Việt Nam, công chúng chưa theo kịp các trào lưu âm nhạc thế kỷ XX, do đó việc phát triển các tác phẩm đương đại gặp nhiều khó khăn cả trong việc giảng dạy lẫn biểu diễn.

Tuy nhiên, việc sử dụng các tác phẩm của Joaquin Rodrigo trong giảng dạy tại Việt Nam lại là một cách để thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật Guitar Việt Nam và hội nhập với nền nghệ thuật Guitar Thế giới. Trong những tác phẩm này chứa đựng những tiêu chí về kỹ thuật, nghệ thuật mà những nghệ sĩ Guitar trên Thế giới luôn mong muốn thể hiện để trải nghiệm. Tổng kết cho thấy, tất cả các nghệ sĩ Guitar nổi tiếng nhất Thế giới đều từng lựa chọn tác phẩm  Concierto de Aranjuez để biểu diễn. Các thí sinh đạt giải Nhất Cuộc thi GFA tại Mỹ (một trong số các cuộc thi âm nhạc hàng đầu thế giới) thường chơi những tác phẩm của Joaquin Rodrigo ở vòng chung kết.

Là một nghệ sĩ biểu diễn, một giảng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm, tôi theo đuổi sự đam mê âm nhạc cho Guitar của Joaquin Rodrigo, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Giảng dạy các tác phẩm Guitar của Joaquin Rodrigo cho sinh viên Đại học tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật Âm nhạc của mình.

 Mục tiêu của đề tài là đánh giá, lập luận và qua đó đưa ra các giải pháp về phương pháp tập luyện các tác phẩm của Joaquin Rodrigo đạt hiệu quả cao cho các sinh viên Đại học của Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. Phương pháp của đề tài sẽ giúp học sinh, sinh viên có thể đạt được kết quả tốt hơn trong học tập, biểu diễn, thi đấu và cũng sẽ góp phần đưa nghệ thuật Guitar Việt Nam hội nhập với trình độ chung của nghệ thuật Guitar Thế giới.

2. Lịch sử đề tài

Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về Joaquin Rodrigo:

- Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật Âm nhạc của Nguyễn Quang Tùng (2013) Vấn đề thể hiện một số tác phẩm Guitar tiêu biểu theo phong cách cổ điển và lãng mạn. Luận văn có đề cập đến một vài tác phẩm của tác giả Joaquin Rodrigo.

- Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học của Cao Sỹ Anh Tùng (2015), Nghệ thuật Guitar đương đại nửa sau thế kỷ XX trong đào tạo Guitar chuyên nghiệp tại Việt Nam. Trong luận án, Joaquin Rodrigo đã được giới thiệu là một nhạc sĩ tiêu biểu cho một khuynh hướng âm nhạc. Tác giả cũng đã phân tích chi tiết các kỹ thuật và nghệ thuật biểu diễn tác phẩm, chủ yếu trong các tác phẩm Concerto của Joaquin Rodrigo.

Ngoài ra còn có một số bài báo của nước ngoài và một số công trình nghiên cứu khác có đề cập đến tác phẩm của Joaquin Rodrigo

Luận án Tiến sĩ Jorge Luis Pastrana (2001), A performance edition with critical commentary on Joaquin Rodrigo's Invocacion y danza (tạm dịch Hiệu đính cùng lời bình cho tác phẩm Invocacion y danza). Luận án phân tích rất kỹ về một tác phẩm của Joaquin Rodrigo có tên là Invocacion y danza.

Luận văn Thạc sĩ  Alexandra Velasco-Svoboda (2017), The Influence of Neoclassicism in Selected Guitar Works by Joaquin Rodrigo: Implications for Performance (tạm dịch Những ảnh hưởng của chủ nghĩa Tân cổ điển trong các tác phẩm cho Guitar của Joaquin Rodrigo: Những vấn đề liên quan tới việc biểu diễn). Luận văn có nghiên cứu kỹ về các tác phẩm của Rodrigo nhưng không tập trung vào hướng giảng dạy và càng không đề cập đến đối tượng là sinh viên.

Như vậy, chưa có công trình luận án, luận văn nước ngoài và Việt Nam nào tập trung nghiên cứu sâu việc giảng dạy các tác phẩm của Joaquin Rodrigo cho sinh viên Guitar bậc Đại học nói chung và sinh viên Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam nói riêng một cách bài bản và chuyên nghiệp.

3. Mục đích nghiên cứu

Trong luận văn, các tác phẩm cho Guitar của Joaquin Rodrigo sẽ được nghiên cứu và phương pháp giảng dạy các tác phẩm này cho các sinh viên Đại học tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. Luận văn sẽ hướng tới phát triển giáo trình các tác phẩm Guitar đương đại và nâng cao chất lượng dạy và học tác phẩm Guitar đương đại.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm sáng tác cho đàn Guitar của tác giả Joaquin Rodrigo.

Quy trình và phương pháp giảng dạy các tác phẩm của tác giả Joaquin Rodrigo.

Nghiên cứu khả năng tiếp thu và thể hiện kỹ thuật và nghệ thuật của sinh viên Đại học Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu là 7 tác phẩm tiêu biểu gồm En los Trigales, Concierto de Aranjuez, Tres piezas espanolas, Junto al Generalife, En Tierraz de Jerez, Invocation y Danse, Deux preludes. Đó là những tác phẩm được xem là đặc trưng sáng tác cho Guitar của Joaquin Rodrigo.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát: Các tài liệu nghiên cứu về Joaquin Rodrigo như sách, tạp chí, bài báo, CD, DVD... và các nguồn tư liệu khác;

- Phương pháp lịch sử;

- Phân tích các hình thức kỹ thuật diễn tấu trong các tác phẩm;

- Thống kê, tổng kết từ đó rút ra kết luận;

- Phương pháp thực nghiệm: Giảng dạy thực nghiệm cho một số sinh viên xuất sắc.

6. Đóng góp của luận án

- Phát triển tính chuyên nghiệp trong việc giảng dạy Guitar tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam nói chung và giảng dạy các tác phẩm Joaquin Rodrigo nói riêng;

- Nâng cao trình độ của các sinh viên Đại học tạo tiền đề có thể tham gia biểu diễn tại các buổi hòa nhạc và các cuộc thi Guitar quốc tế;

- Góp phần từng bước đưa nghệ thuật Guitar Việt Nam hội nhập với nghệ thuật Guitar Thế giới.

7. Bố cục Luận án

Ngoài phần mở đầu; kết luận; tài liệu tham khảo; đề xuất và khuyến nghị, luận văn gồm 2 chương:

Chương 1. Đặc điểm các tác phẩm Guitar của Joaquin Rodrigo và thực trạng giảng dạy

Chương 2. Một số giải pháp trong giảng dạy các tác phẩm Guitar của Joaquin Rodrigo

 

CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CÁC TÁC PHẨM GUITAR CỦA JOAQUIN RODRIGO VÀ THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY

1.1. Đặc điểm các tác phẩm Guitar của Joaquin Rodrigo

1.1.1. Vài nét về nhà soạn nhạc Joaquin Rodrigo

Joaquin Rodrigo Vidre (1901-1999)  là nghệ sĩ piano tài năng và nhà soạn nhạc cổ điển đương đại Tây Ban Nha, là một trong những nhà soạn nhạc nổi bật của thế kỷ XX. Gia tài âm nhạc của ông rất đồ sộ gồm hơn 170 tác phẩm. Ông viết concerto cho các loại nhạc cụ khác nhau như concerto cho piano, cello, violon, sáo, đàn harp và những tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng, những tác phẩm dành riêng cho Guitar độc tấu, một số ca khúc nghệ thuật. Joaquin Rodrigo viết nhiều  tác phẩm cho Guitar và có đóng góp rất lớn trong việc nâng tầm biểu diễn của nghệ thuật Guitar nhưng ông không biết chơi Guitar. Nói đến âm nhạc Tây Ban Nha và âm nhạc thính phòng thế kỷ XX không thể không nhắc đến và ghi nhận Joaquin Rodrigo bởi ông chính là một nhà soạn nhạc tiêu biểu cho nền nghệ thuật Guitar cổ điển.  

Ông bị khiếm thị từ năm 3 tuổi do bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, Rodrigo không chấp nhận số phận. Năm 8 tuổi, ông bắt đầu học piano và violon. Bằng tài năng của mình, khi 16 tuổi ông đã bắt đầu sáng tác âm nhạc. 

Tác phẩm âm nhạc đầu tiên của Joaquin Rodrigo xuất bản năm 1923. Năm 1925, ông nhận giải thưởng Quốc gia Tây Ban Nha. Năm 1947, ông phụ trách Bộ môn Âm nhạc tại trường Đại học Madrid, Tây Ban Nha. Năm 1991, Rodrigo được vua Juan Carlos phong tước Marqués de los Jardines de Aranjuez. Năm 1996 ông nhận giải thưởng Prince of Asturias danh giá. Năm 1998, ông được chính phủ Pháp phong cho danh hiệu Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương. Ông mất năm 1999 tại Aranjuez, Tây Ban Nha [52, tr.15-16]. 

Do Joaquin Rodrigo bị khiếm thị nên tất cả các tác phẩm âm nhạc của mình đều được ông viết bằng chữ nổi và sau đó được chuyển sang dạng bản nhạc thông thường để xuất bản. Dù bị mù từ nhỏ nhưng điều đó không ngăn cản được Rodrigo đạt được những thành tựu vang dội trong âm nhạc thế kỷ XX. Ông đã có công lớn khi đưa âm nhạc cổ điển đến gần hơn với công chúng, phổ biến chúng rộng khắp và nâng tầm nhạc cụ Guitar trở thành nhạc cụ biểu diễn cùng dàn nhạc giao hưởng bằng những tác phẩm Concerto viết cho Guitar cổ điển. 

Bên cạnh đó, Joaquin Rodrigo còn được xem như biểu trưng của văn hóa Tây Ban Nha sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Ông cũng như mọi người dân Tây Ban Nha đã từng phải đối mặt với nghèo đói, lưu vong trong suốt những năm tháng chiến tranh. Nhưng  nhờ vào tình yêu âm nhạc, ông đã vượt lên tất cả, tìm được cho mình con đường để đi tới sự hòa bình, ổn định và góp công lớn đưa nền văn hóa Tây Ban Nha trở lại với Thế giới sau những năm tháng chiến tranh tưởng chừng như đã bị xóa bỏ [46, tr11].

Trong âm nhạc của Joaquin Rodrigo nổi bật lên những làn điệu của nền âm nhạc dân gian Tây Ban Nha. Về cấu trúc tác phẩm, Rodrigo chịu ảnh hưởng lớn từ âm nhạc thời kỳ cổ điển. Tác phẩm của ông có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc. Giai điệu lấy chất liệu bắt nguồn từ âm nhạc dân gian Tây Ban Nha. Giai điệu rất du dương, da diết, có tính nghệ thuật cao thể hiện nội tâm phong phú. Nét chạy liền bậc thường xuất hiện tạo nên điểm đặc trưng trong giai điệu của Joaquin Rodrigo. Tính chất thanh xướng bộc lộ rõ qua đường nét tiến hành của giai điệu [52, tr.15].

Về tiết tấu trong các tác phẩm, ông đã khai thác triệt để các tiết tấu của các vũ điệu dân gian Tây Ban Nha, đặc biệt là các tiết tấu trong các điệu thức cho nhạc flamenco Guitar. Thể hiện rõ nét những đặc điểm trong sáng tác của Rodrigo và tiêu biểu nhất là các bản concerto viết cho Guitar của ông đã tạo nên một cuộc cách mạng lớn cho nền nghệ thuật trình diễn Guitar và tạo ra những trào lưu mới cho các tác phẩm Guitar [46, tr11].

1.1.2. Những tác phẩm tiêu biểu cho Guitar của Rodrigo)

Rodrigo đã viết nhiều tác phẩm âm nhạc cho Guitar mang lại sức truyền bá, lan tỏa rất lớn cho cây đàn Guitar và âm nhạc Tây Ban Nha. Trong nội dung luận văn này, các tác phẩm được lựa chọn bao gồm En los Trigales, Concierto de Aranjuez, Tres piezas espanolas, Junto al Generalife, En Tierraz de Jerez, Invocation y Danse, Deux preludes. Đó là những tác phẩm được xem là đặc trưng sáng tác cho Guitar với những đặc điểm riêng về âm nhạc cũng như kỹ thuật, đã nâng tầm biểu diễn của cây đàn Guitar.

Tác phẩm En los trigales được Rodrigo sáng tác trong chuyến thăm tới miền bắc Tây Ban Nha vào mùa hè năm 1938, khi ông vừa trở về Tây Ban Nha sau vài năm ở nước ngoài. Tác phẩm này được xem như một bức chân dung đầy cảm xúc về phong cảnh Tây Ban Nha, một bài hát về quê hương vui vẻ sau thời gian dài xa vắng. En los trigales lần đầu tiên được biểu diễn tại Regino Sainz de la Maza. Sau này, tác phẩm được đưa vào in trong tuyển tập Por los campos de España.

Tác phẩm Concierto de Aranjuez là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất viết cho Guitar của nhà soạn nhạc thiên tài Joaquin Rodrigo là tác phẩm Concierto de Aranjuez. Được sáng tác vào năm 1939, Concierto de Aranjuez được coi là sáng tác tiêu biểu nhất trong sự nghiệp của ông, góp phần đưa ông trở thành một trong những nhạc sĩ người Tây Ban Nha vĩ đại nhất thế kỷ XX. Concierto de Aranjuez được lấy cảm hứng từ khu vườn thượng uyển trong Dinh hoàng gia ở Aranjuez – dinh thự mùa xuân được vua Philip II xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVI, rồi được cải tạo lại vào thế kỷ XVIII bởi vua Ferdinand VI. Tác phẩm nhằm đưa người nghe tới những khoảnh khắc khác nhau trong cảnh sắc thiên nhiên đầy màu sắc của khu vườn qua giai điệu chính của tác phẩm.

Tác phẩm Tres piezas espanolas vào năm 1954, Rodrigo tiếp tục cho ra đời đứa con tinh thần nữa của mình: Tres piezas espanolas gồm 3 tác phẩm Fandango, Passacaglia, Zapateado. Ba tác phẩm này là ba vũ điệu truyền thống đặc trưng Tây Ban Nha. Ông đã khéo léo đưa vào trong đó những kỹ thuật tiêu biểu cho Guitar đồng thời lồng ghép vào đó những ý tưởng, hình tượng âm nhạc.

- Tác phẩm Junto al Generalife được Rodrigo viết riêng cho nghệ sĩ Guitar nổi tiếng người Đức, Siegfried Behrend và được nghệ sĩ này biểu diễn lần đầu vào năm 1959. Generalife là cung điện vui thú, với những khu vườn xinh đẹp của các vị vua trước đây của Granada. Tên của nó bắt nguồn từ tiếng Ả Rập, Gennat-Alarif –“các khu vườn của kiến trúc”.

- Tác phẩm En tierras de Jerez được nhà soạn nhạc Rodrigo sáng tác năm 1960, viết tặng cho nghệ sĩ Guitar nổi tiếng người Áo, Luise Walker. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên trong tuyển tập Antologia per Chitarra (Ricordi, 1973). Địa danh Jerez là khu vực sản xuất rượu vang Sherry của Tây Ban Nha ở Jerez de la Frontera. Rượu vang Sherry lần đầu tiên được xuất khẩu sang Anh từ thời kỳ triều đại của Henry VII. Ban đầu, thị trấn là khu định cư của người La Mã có tên Asido Caesaris. Sau đó, Jerez trở thành khu định cư của người Moor cho đến khi được tái chiếm vào năm 1264 bởi Alfonso X.

- Nhạc sĩ thiên tài Rodrigo sáng tác Invocación y danse năm 1961. Nghệ sĩ Alirio Díaz biểu diễn tác phẩm này lần đầu vào ngày 12 tháng 5 năm 1962 tại Château de la Brède, Pháp. Tác phẩm này đã giành Giải nhất Cúp Guitar quốc tế (Coupe International de Guitare), do Ban Phát thanh- Truyền hình Pháp (Office de Radiodiffusion-Télévision Française [ORTF]) trao tặng.

- Trong các tác phẩm được đưa vào luận văn này, Deux preludes là tác phẩm được Rodrigo sáng tác gần đây nhất, năm 1977.  Tuy nhiên, phải sau 12 năm (1989) tác phẩm này mới được nghệ sĩ Celedonio Romero biểu diễn lần đầu tại Los Angeles, California (Mỹ) và được nghệ sĩ Wolfgang Lendle thu âm vào cùng năm.

1.1.3. Những đặc điểm âm nhạc và vấn đề về kỹ thuật Guitar trong tác phẩm của Joaquin Rodrigo

Những tác phẩm viết cho Guitar của Joaquin Rodrigo đã thể hiện những đặc trưng về nghệ thuật xử lý, nội dung, kỹ thuật và phong cách trình diễn. 

* Tác phẩm En los Trigales, tác phẩm có tính vũ khúc Tây Ban Nha mạnh mẽ được khắc họa bởi những sự thay đổi của âm nhạc. Một giai điệu trang nghiêm, tính chất diễu hành vang lên với những âm thanh có âm sắc giống như tiếng chuông. Một không khí mùa hè nồng ấm nhưng con người với tâm trạng trầm ngâm, nghĩ ngợi, trăn trở . Tác phẩm dường như là sự biểu cảm của Joaquin Rodrigo về quê hương sau những năm tháng xa cách.

Về đặc điểm kỹ thuật diễn tấu, tác phẩm En los Trigales yêu cầu các thủ pháp: staccato, láy rền (tương tự kỹ thuật trill), chạy ngón câu chạy nốt liền bậc, chạy ngón câu chạy bị nhảy nốt cách dây, harmonic.

 * Concierto de Aranjuez được đánh giá là bản concierto dành cho đàn Guitar hay nhất cho đến thời điểm này. Đây là một bản concerto có ba chương chuẩn mực diễn tấu cùng dàn nhạc giao hưởng. Sự kết hợp của ba đặc trưng: phong cách sáng tác của chủ nghĩa tân cổ điển, kỹ thuật flamenco và âm nhạc Baroque đã tạo nên phong cách âm nhạc trong các tác phẩm Guitar cổ điển của Joaquin Rodrigo, đưa cây đàn Guitar cổ điển trở thành một nhạc cụ thính phòng biểu diễn trong phòng hòa nhạc cổ điển lớn. 

Chương I của Concierto de Aranjuez, Allegro con spritio, sáng tác chịu ảnh hưởng theo phong cách cổ điển Tây Ban Nha, đặc trưng tiêu biểu của hai nhà soạn nhạc Gaspa Sanz và Antoni Soler, kết hợp với kỹ thuật rasgueado mềm mại trong flamenco, dựa trên vũ điệu fandango viết ở nhịp 6/8. 

Chương II của Concierto de Aranjuez thể hiện sự thăng hoa bằng phần diễn tấu của kèn Oboe. Chương này, âm nhạc vang lên tràn đầy những khoảnh khắc đáng nhớ mà khoảnh khắc day dứt nhất chính là đoạn Guitar chơi độc tấu giai điệu da diết, đằm thắm. Đoạn này cho thấy Joaquin Rodrigo đã điều hòa âm lượng của dàn nhạc cho phù hợp với âm lượng của đàn guitar. Kỹ thuật rải vuốt hợp âm trên tất cả các dây đưa cả phần trình diễn lên đỉnh điểm cao trào của tác phẩm và tiếp nối là phần dàn nhạc. Chương II của Concerto kết thúc trong sự tĩnh lặng và sâu lắng. 

Chương ba Allegro gentile diễn ra với tốc độ nhanh. Hình thức rondo thể hiện rõ tính chất vũ khúc. Ngay đầu chương nhạc đã có sự thay đổi nhịp liên tục từ 2/4 sang 3/4. Trong chương này, Guitar liên tục đối thoại với nhạc cụ khác trong dàn nhạc, phô diễn kỹ thuật với tốc độ cao trong tiếng Pizzicato của các nhạc cụ đàn dây. Kết thúc chương nhạc trong sự tĩnh lặng và suy tư như luyến tiếc về một thời huy hoàng đã qua [45].

Về đặc điểm kỹ thuật diễn tấu, tác phẩm Concierto de Aranjuez yêu cầu các thủ pháp: rasgueado, staccato, chạy ngón câu chạy nốt liền bậc, xếp ngón trong câu chạy bị nhảy nốt cách dây, rải vuốt hợp âm, harmonic.

* Tres piezas espanolas gồm 3 tác phẩm Fandango, Passacaglia, Zapateado. Ba tác phẩm này là ba vũ điệu truyền thống đặc trưng Tây Ban Nha. Ông đã khéo léo đưa vào trong đó những kỹ thuật tiêu biểu cho Guitar đồng thời lồng ghép vào đó những ý tưởng, hình tượng âm nhạc.

Về đặc điểm kỹ thuật diễn tấu, tác phẩm Tres piezas espanolas yêu cầu các thủ pháp: chạy ngón câu chạy nốt liền bậc, rasgueado, staccato, rải vuốt hợp âm, harmonic.

* Tác phẩm  Junto al Generalife là một bức tranh phong cảnh được tô vẽ nhiều màu sắc. Theo ngôn ngữ âm nhạc của riêng mình, dường như ông muốn mô tả làn gió dịu dàng, ngọt ngào để đưa tâm trí đến với tiếng chuông xa xăm và mùi hương của những bông hoa ẩn giấu trên cây me. Tác phẩm Junto al Generalife gồm hai phần đã thể hiện âm thanh của tiếng nước chảy và tiếng chim một cách rất ấn tượng. Phần giới thiệu là một bản lento e cantabile nhẹ nhàng với các các câu nhạc nhanh theo phong cách ngẫu hứng được nhấn mạnh bởi các hợp âm đủ. Phần Allegro gợi lên hình ảnh của vũ điệu malagueña. Phần giữa thể hiện bằng kỹ thuật tremolo du dương gợi lại khung cảnh thành phố Granada. Các kỹ thuật flamenco có nguồn gốc từ các giai điệu của người Gypsy ở Granada. 

Về đặc điểm kỹ thuật diễn tấu, tác phẩm Junto al Generalife yêu cầu các thủ pháp: staccato, tremolo.

* Tác phẩm En tierras de Jerez mang đến nhiều tâm trạng và sự du dương tinh tế. Phần mở đầu tác phẩm là sự trầm lắng, giai điệu viết đơn điệu. Sau đó các hợp âm được bắt đầu bằng một quãng tám cao hơn, kết thúc bằng chạy quãng rất nhanh. Phần thể hiện với các hợp âm sáu được chơi theo kỹ thuật Rasgueado đã gợi lên hình ảnh của cây đàn Guitar Andalusia cổ xưa. 

Về đặc điểm kỹ thuật diễn tấu, tác phẩm En tierras de Jerez yêu cầu các thủ pháp: rasgueado, chạy ngón câu chạy nốt liền bậc, rải vuốt hợp âm.

* Tác phẩm Invocación y Danse, là tác phẩm có tính thanh xướng và đậm chất thơ, thể hiện sự khéo léo, tinh tế của con người vùng Địa Trung Hải. 

Về đặc điểm nghệ thuật: tác phẩm gồm 02 phần, cấu trúc theo đúng tựa đề Lời thơ cầu nguyện và vũ điệu. Phần đầu thể hiện hình ảnh chầm chậm nhịp đập của lời cầu nguyện. Phần sau, chuyển chuyển sang tiết tấu vũ điệu gồm những tiết tấu chùm ba móc và kỹ thuật tremolo. Tác phẩm gợi lên những hình ảnh văn hóa dân gian Tây Ban Nha rất rõ nét. 

Tác phẩm Invocation y Danza đánh dấu sự thành công của nhiều nghệ sỹ Guitar qua các bản thu âm và biểu diễn như nghệ sĩ Pablo Sáinz Villegas (Mỹ), Vladimír Mikulka (Séc), Pepe Romero (Tây Ban Nha),... và đặc biệt nghệ sĩ Alirio Diaz (Venezuela), là nghệ sĩ được viết tặng năm 1961.

Về đặc điểm kỹ thuật diễn tấu, tác phẩm yêu cầu các thủ pháp: harmonic, chạy ngón ép dây ngắt tiếng, tremolo là những kỹ thuật Guitar flamenco đặc trưng của âm nhạc dân gian Tây Ban Nha.

* Phần đầu của Deux preludes, là một giai điệu lãng mạn, không gian tĩnh lặng tràn đầy những suy tư trên những đợt sóng biển, như tiếng kêu của những con hải âu trên bờ biển. Phần tiếp sau, không còn thấy ảnh hưởng của một phần prelude mà dường như giống một bài Malagueña sống động, đa diện. 

Về đặc điểm kỹ thuật diễn tấu, tác phẩm Deux preludes yêu cầu các thủ pháp: staccato, chạy ngón câu chạy nốt liền bậc, rasgueado.

Qua những tác phẩm tiêu biểu trên, chúng tôi xin đưa ra Bảng thống kê những kỹ thuật được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm Guitar của Joaquin Rodrigo.

Bảng 1.1: thống kê những kỹ thuật Guitar

Kỹ thuật

Thuật ngữ

Description: C:\Users\Admin\Desktop\1.1.jpeg

kỹ thuật staccato (Joaquin Rodrigo, En los Trigales,nhịp 5 – 6)

kỹ thuật láy rền (tương tự kỹ thuật trill) (Joaquin Rodrigo,En los Trigales, nhịp 50 – 51)

 

1

kỹ thuật chạy ngón câu chạy nốt liền bậc (Joaquin Rodrigo, En los Trigales,nhịp 14 – 16)

kỹ thuật chạy ngón câu chạy bị nhảy nốt cách dây(Joaquin Rodrigo, En los Trigales, nhịp 73 – 75)

Description: C:\Users\Admin\Desktop\1.5.jpeg

kỹ thuật harmonic (Joaquin Rodrigo, En los Trigales,nhịp 105 – 106)

kỹ thuật rải vuốt hợp âm(Joaquin Rodrigo, En tierras de Jerez, nhịp 43 - 44)

 

kỹ thuật rasgueado (Joaquin Rodrigo, Concierto de AranjuezI. Allegro con spritio, nhịp 1 – 2)

kỹ thuật tremolo (Joaquin Rodrigo, Junto al Generalife, nhịp)

 

1.2. Thực trạng giảng dạy các tác phẩm của Rodrigo tại hệ đại học Guitar 

Hiện nay, bộ môn Guitar của Khoa Arcodeon- Guitar- Organ có có 03 giảng viên trình độ tiến sĩ, 02 giảng viên trình độ thạc sĩ, 02 giảng viên trình độ đại học. Độ tuổi trung bình của giảng viên trên 40, độ tuổi chín muồi về nghề nghiệp. 

Về nghề nghiệp, trên cơ sở đã được đào tạo bài bản, bản thân các giảng viên đều có ý thức tự nâng cao trình độ nghệ thuật của mình. Đa số các giảng viên Guitar được đào tạo và học tập tại các nước có nền nghệ thuật Guitar phát triển trên thế giới. Một số giảng viên đã từng tham dự và đoạt giải thưởng cao tại các cuộc thi Guitar trong nước và quốc tế.

Về giáo trình giảng dạy được soạn theo định hướng Guitar cổ điển, nghiêng về Guitar cổ điển thời kỳ Baroque, thời kỳ Lãng Mạn.. với các tác giả như J.S.Bach, Francisco Tarrega, Granados, Isác Albeniz... Hàng năm, có bổ sung và cập nhật các tác phẩm của các tác giả mới đảm bảo chương trình dạy bắt kịp xu thế phát triển của Guitar cổ điển thế giới. 

Việc giảng dạy các tác phẩm Guitar theo sát yêu cầu của các kỳ thi học kỳ, chú trọng năng lực về âm nhạc nghe và cảm nhận. Kỹ năng chính được tập trung đào tạo là kỹ năng độc tấu các tác phẩm Guitar cổ điển. Bộ môn không đào tạo kỹ thuât đệm hát trong Guitar, kỹ thuật fingerstyle cũng như toàn bộ kỹ thuật flamenco của Tây Ban Nha. Một số kỹ thuật trong flamenco như rasgueado, tremolo, ... được đào tạo nếu những kỹ thuật đó được ứng dụng trong các tác phẩm cổ điển của Tây Ban Nha. 

Về phương pháp giảng dạy, với hệ đại học, phương pháp giảng dạy bao gồm: Xử lý tác phẩm, xử lý cảm xúc – ý đồ của tác giả, phân tích tác phẩm đang tập – Tâm lý diễn biến. Đối với hệ đại học, cách tiếp cận của phương pháp giảng dạy là tập trung vào tác phẩm, đánh giá và xử lý tác phẩm. Trên thực tế giảng dạy hiện nay, phương pháp giảng dạy được triển khai theo từng đối tượng. Tùy theo độ tuổi và tâm sinh lý của sinh viên, giảng viên sẽ đưa ra phương pháp giảng dạy cụ thể trên cơ sở phương pháp chung được đưa ra trong giáo trình giảng dạy cho phù hợp với người học. Giảng viên lựa chọn tác phẩm trong giáo trình sao cho phù hợp với trình độ và điểm mạnh của từng học viên. 

Giáo trình giảng dạy Guitar hệ đại học đã được biên soạn theo chương trình định sẵn và được cập nhật- bổ sung các tác giả, tác phẩm Guitar cổ điển đương đại hàng năm. 

Nhìn chung, các tác phẩm Guitar cổ điển của nhà soạn nhạc Joaquin Rodrigo ít được các sinh viên lựa chọn thực hành. Thực tiễn cho thấy, lý do đầu tiên là trong thời gian học hệ trung cấp, các sinh viên đã không chủ động luyện tập thực hành các kỹ thuật khó, thường chọn những tác phẩm đơn giản,  do đó chưa đủ kỹ năng để diễn tấu các tác phẩm của Joaquin Rodrigo ở hệ đại học. Lý do tiếp theo là các sinh viên không chủ động thu thập các kiến thức xử lý nội dung các tác phẩm âm nhạc khác để bổ trợ nhằm làm phong phú thêm hiểu biết về tác phẩm cho chính bản thân sinh viên. Do đó, năng lực của sinh viên hệ đại học hiện nay, trong thực hành và diễn tấu các tác phẩm Joaquin Rodrigo thường không đủ để xử lý tác phẩm của ông

1.2.1. Những thiếu sót về nền tảng kỹ thuật Guitar

Năm 2019, số lượng sinh viên  hệ đại học chuyên ngành Guitar cổ điển là 20 sinh viên. Độ tuổi tuyển sinh hệ đại học tối thiểu từ 18 tuổi trở nên, đã tốt nghiệp Phổ thông trung học. Cơ sở tuyển sinh là thẩm định năng khiếu của thí sinh qua các tác phẩm diễn tấu và khả năng thẩm âm - tiết tấu, trí nhớ. Một số sinh viên có điều kiện được học từ hệ Trung cấp của Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam sau đó thi vào Đại học. Những sinh viên này, đã có nền tảng kỹ thuật tốt và có đầy đủ kiến thức lý thuyết âm nhạc tổng hợp nên rất thuận lợi  khi tiếp cận với các tác phẩm của Joaquin Rodrigo. Ngoài ra, các sinh viên khác học hệ Trung cấp từ các cơ sở đào tạo âm nhạc khác hoặc từ các trung tâm âm nhạc thì không được chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ thuật cơ bản nên không có nền tảng kỹ thuật đảm bảo cho việc phát triển các kỹ thuật trình độ cao, đẫn đến khó khăn trong tiếp cận với các tác phẩm thế kỷ XX, đặc biệt là tác phẩm của Joaquin Rodrigo.

Một số sinh viên do thiếu hụt về kỹ thuật cơ bản nên khi thực hiện những kỹ thuật khó ở trình độ cao đã nảy sinh những lỗi sai ở bàn tay. Điều này làm cho giảng viên rất khó khăn trong việc chỉnh sửa kỹ thuật bàn tay cho sinh viên.

1.2.2. Những thiếu sót về kiến thức âm nhạc trong xử lý các tác phẩm của Rodrigo

Như đã đề cập ở trên, các sinh viên học hệ Trung cấp từ các cơ sở đào tạo âm nhạc khác nhau hoặc từ các trung tâm đào tạo âm nhạc không chuyên và các hình thức đào tạo khác, khi thi vào Đại học tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam đã không được chuẩn bị các kiến thức về lý thuyết âm nhạc, về lịch sử tác phẩm, về tác giả và đặc biệt không được học về lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật biểu diễn guitar. Vì vậy, cần phải được bổ sung kiến thức lịch sử chuyên ngành thì sinh viên mới có thể tiếp cận được với âm nhạc hiện đại của Joaquin Rodrigo.

Sinh viên cần được học, tìm hiểu, nghiên cứu để có một kiến thức tổng quan về lịch sử, đất nước, con người, xã hội, nhân sinh quan, nền văn hóa, âm nhạc dân gian của đất nước Tây Ban Nha. Tất cả các yếu tố đó đã tác động, hình thành nên thế giới quan, tạo nên phong cách âm nhạc của Joaquin Rodrigo. Về điểm này, không được chú trọng trong giảng dạy và học tập đã dẫn đến những thiếu xót trong xử lý tác phẩm của Joaquin Rodrigo.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Joaquin Rodrigo là một trong những nhà soạn nhạc thiên tài của Tây Ban Nha thế kỷ XX. Ông có công lớn trong việc nâng tầm giá trị của cây Guitar cổ điển trở thành một trong những nhạc cụ trong dàn nhạc cổ điển. Các tác phẩm của ông thường mang sắc thái đặc trưng của Guitar Tây Ban Nha, đặc biệt là các phong cách đặc trưng của âm nhạc dân gian Tây Ban Nha, cùng phong cách của âm nhạc cổ điển thời kỳ Baroque kết hợp với tính đương đại trong tác phẩm. Trong chương này, luận văn đã giới thiệu khái quát về nhà soạn nhạc Joaquin Rodrigo, đặc điểm âm nhạc, những tác phẩm tiêu biểu sẽ được giảng dạy, phân tích trong chương 2.

Tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, do các tác phẩm của Rodrigo không được giảng dạy và thực hành nhiều nên đã tạo ra những khoảng trống trong kỹ thuật và năng lực trình tấu của sinh viên hệ đại học, do đó, các sinh viên không thấy được cái đẹp và cái đặc trưng trong các tác phẩm Guitar cổ điển của nhà soạn nhạc thiên tài này.

Đồng thời, trong chương 1 chúng tôi đã đề cập đến thực trạng giảng dạy những tác phẩm của Rodrigo. Với những nguyên nhân cơ bản như thiếu nền tảng kỹ thuật khi còn học ở trung cấp, thiếu kiến thức về tác giả tác phẩm nên việc tiếp cận với các tác phẩm của Rodrigo là thực sự khó khăn. 

Ngoài ra học sinh rất thiếu sự chăm chỉ ham học phát triển phong cách âm nhạc trong tác phẩm Joaquin Rodrigo nên rất ít học sinh có thể học được các tác phẩm này. Đây chính là tiền đề để phát triển nội dung của chương 2 về những giải pháp nhằm phát triển các tác phẩm của Rodrigo trong giáo trình giảng dạy Đại học Guitar tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

 

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG GIẢNG DẠY CÁC TÁC PHẨM GUITAR CỦA JOAQUIN RODRIGO

2.1. Giải pháp rèn luyện kỹ thuật tay trái

Tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật biểu diễn Guitar và kinh nghiệm của nhiều năm biểu diễn và giảng dạy tại Học viện âm nhạc Quốc Gia Việt Nam, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp rèn luyện và phát triển kỹ thuật của cả hai bàn tay được thể hiện trong các tác phẩm của Joaquin Rodrigo.

2.1.1.Kỹ thuật chạy ngón và chuyển động các thế bấm của tay trái

Chạy ngón là một trong số những kỹ thuật khó nhất trong Guitar vì nó được kết hợp cùng lúc một cách chính xác tuyệt đối giữa động tác bấm của ngón tay trái với động tác gảy của ngón tay phải được thực hiện cùng lúc.

Trong các tác phẩm cho Guitar của Joaquin Rodrigo, xuất hiện rất nhiều câu chạy nốt liền bậc. Điều này yêu cầu người biểu diễn phải có kỹ thuật chạy ngón điêu luyện mới thực hiện được các câu chạy nốt liền bậc.

Chạy ngón là một trong số những kỹ thuật khó nhất trong Guitar vì nó được kết hợp cùng lúc một cách chính xác tuyệt đối giữa động tác bấm của ngón tay trái với động tác gảy của ngón tay phải được thực hiện cùng lúc.

Trong các tác phẩm cho Guitar của Joaquin Rodrigo, xuất hiện rất nhiều câu chạy nốt liền bậc. Điều này yêu cầu người biểu diễn phải có kỹ thuật chạy ngón điêu luyện mới thực hiện được các câu chạy nốt liền bậc.

Một số tiêu chí đặt ra cho bàn tay trái

*Vị trí đặt ngón cái trên cần đàn để kiểm soát lực bấm, nếu không để đúng vị trí và sử dụng lực bấm một cách hợp lý thì sẽ khiến các ngón tay bị căng cứng dẫn đến sự hạn chế tốc độ trong kỹ thuật chạy ngón. Chỉ dùng ngón cái làm điểm tựa trên cần đàn, không dùng lực tỳ ngón cái vào cần đàn nhằm hỗ trợ cho các ngón bấm vì khi tỳ ngón cái sẽ làm cho bàn tay bị căng cơ. Vị trí đặt ngón cũng được xác định là ngón cái đối xứng với ngón 1. Ở đây hai ngón tay được sử dụng đối xứng bằng nhau với một lực được chia đều cho hai ngón, cho phép ngón cái và cơ tay, cánh tay, vai trái được thả lỏng tuyệt đối làm cho các ngón bấm linh hoạt hơn rất nhiều.

* Bấm đứng ngón là một yêu cầu cơ bản nhất phải thực hiện. Các ngón tay trái khi bấm trên dây đàn phải đứng ngón và vuông góc với phím đàn. Về yêu cầu này, khi chạy ngón cần giữ một thế tay ổn định các ngón bấm vuông góc với mặt phím đàn.

* Bấm gần thanh đồng:  Để giảm thiểu lực bấm, tránh việc bấm thừa lực dẫn tới căng dây, mất sức, ảnh hưởng lớn đến các câu chạy nhanh trong bản nhạc, năng lượng làm việc, tập tành cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều. Ngón tay trái nên bấm sát thanh đồng ngăn cách giữa các phím sẽ có âm thanh đẹp, tròn đầy mà không cần phải bấm mạnh. Tuy nhiên có những tổ hợp các ngón tay bấm cùng trên 1 ngăn thì cho phép các ngón ở dây phía trên có thể bấm xa thanh đồng hơn 1 chút.

* Bấm khum tròn bàn tay: Yêu cầu khum tròn bàn tay là khi bấm ngón tay trên cần đàn sẽ tạo ra hai khoảng cách từ cườm tay ngón 1 đến cần đàn và cườm tay ngón 4 đến cần đàn phải giữ một khoảng cách tương đối bằng nhau. Điều này cho phép người chơi đàn có thể mở rộng các quãng xa từ hai phía ngón 1 và ngón 4.

2.1.2. Kỹ thuật xếp ngón    

Chúng tôi đưa ra một số tiêu chí xếp ngón bấm tay trái đạt hiệu quả tốt nhất:

- Tư thế đặt đàn để có ngón bấm tay trái thuận lợi nhất là đầu cần đàn tạo ra một đường thẳng với mắt nhìn.

- Bàn tay bấm khum tròn, ngón cái để vuông góc mặt sau cần đàn, điểm tiếp xúc của ngón cái với cần đàn là phần vân tay và chỉ cao đến ½ cần đàn. 

- Các ngón 1, 2, 3, 4 bấm thẳng đầu ngón tay vào phím đàn và vuông góc với phím đàn (mặt cần đàn). Chú ý điểm tiếp xúc chỉ là đầu ngón tay và ngón cái, không để bất cứ chỗ nào của ngón tay chạm vào cần đàn để tạo sự linh hoạt khi chuyển ngón, chuyển thế tay.

- Ngón bấm cần chú ý bấm sát thanh đồng, mục đích giảm tối thiểu lực bấm.

2.2. Giải pháp rèn luyện kỹ thuật tay phải

2.2.1. Kỹ thuật chạy ép dây theo phong cách âm nhạc flamenco

Là một kỹ thuật tay phải đặc trưng của âm nhạc phong cách Flamenco dùng để chạy những câu chạy nốt dài có cường độ mạnh.

* Các bước luyện tập:

Bước 1: miết thẳng từng ngón i và m vào dây đàn, để khi kết thúc động tác miết ngón tay sẽ chạm lên dây trên.

Bước 2: kỹ thuật gảy miết tương tự cách gảy theo kỹ thuật pizzicato của đàn Contrabass. Khi gảy thẳng ngón, ta nhận thấy do cơ chế của bàn tay nên ngón m dài hơn ngón i , do vậy để chạy ngón không bị khập khiễng thì bàn tay phải để hơi nghiêng về phía cần đàn.

Bước 3: tập gảy ép dây trên từng dây theo các cặp ngón: i-m, i-a, m-a.

2.2.1. Kỹ thuật Rasgueado

Là một kỹ thuật tay phải đặc trưng của âm nhạc phong cách Flamenco dùng để đệm cho hát thơ và dân vũ Tây ban Nha, nay được đưa vào một trong những kỹ thuật tiêu biểu trong âm nhạc của Rodrigo.

Kỹ thuật này mang lại hiệu quả rất cao các nốt trong hòa thanh được dần trải với tốc độ nhanh tạo ra không khí đặc trưng của miền đất Tây Ban Nha.

Kỹ thuật này được đa số nghệ sĩ biểu diễn trong các tác phẩm viết theo phong cách flamenco. Nó tạo được hiệu ứng rộn ràng, tưng bừng trong những cú vẩy Rasgueado [35]. 

* Các bước luyện tập:

Bước 1: tập động tác tay phải bên ngoài đàn, có thể trên mặt phẳng của bàn gỗ, để tạo sự thả lỏng cơ thể, vai, cánh tay, cổ tay. Sử dụng 4 ngón gẩy q – a – m – i (ngón út – ngón áp út – ngón giữa – ngón trỏ) theo kiểu búng lần lượt từng ngón.

Bước 2: xếp ngón tay trái theo hợp âm, điều chỉnh cánh tay, cổ tay, thả lỏng vai, cánh tay, cổ tay tạo sự linh hoạt trong chuyển thế tay, chuyển hợp âm;

Bước 3: phối hợp hai bàn tay, kiểm soát âm thanh vang đều, chuyển hợp âm đúng trường độ.

2.2.2. Kỹ thuật rải vuốt hợp âm

Là một hoặc nhiều chùm nốt được bấm sẵn theo từng hợp âm và được rải vuốt các âm thanh, được hòa quyện vào nhau tạo màu sắc như một hợp âm chung.

Trong âm nhạc của Joaquin Rodrigo, kỹ thuật rải vuốt hợp âm được sử dụng rất nhiều và đa dạng, đòi hỏi người nghệ sỹ phải tập luyện rất tỷ mỷ không chỉ cho bàn tay phải mà các bước chuyển từ hợp âm này sang hợp âm kế tiếp phải được thực hiện liền mạch và nhuần nhuyễn.

Kỹ thuật này sẽ cho hiệu quả cao trong trình diễn nếu nghệ sĩ thể hiện tốt kỹ thuật. Khi ý đồ của tác giả muốn đưa tác phẩm hay chương nhạc lên đỉnh điểm cao trào thì việc khai thác sử dụng kỹ thuật này sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo hiệu ứng tốt nhất [40].

* Các bước luyện tập:

Bước 1: tập riêng động tác tay phải trên dây buông. Sử dụng ngón p-i-m-a để rải – vuốt hợp âm, khi đó phải có sự điều tiết lực, kìm hãm lực rải – vuốt ngón tay thật hợp lý sao cho đạt được độ đồng đều của trường độ giữa các nốt nhạc. Kiểm soát từng động tác, kiểm soát âm thanh của từng nốt nhạc vang lên ở tốc độ chậm, sau đó mới tăng dần tốc độ;

Bước 2: Xếp ngón tay trái theo hợp âm, điều chỉnh cánh tay, cổ tay, thả lỏng vai, cánh tay, cổ tay tạo sự linh hoạt trong chuyển thế tay, chuyển hợp âm;

Bước 3: Phối hợp hai bàn tay, kiểm soát âm thanh vang đều, chuyển hợp âm đúng trường độ. Tập với tốc độ chậm để kiểm soát được tốc độ rải – vuốt hợp âm.

2.2.3. Kỹ thuật chạy bè bass

Trong kỹ thuật Guitar cơ bản, ngón p thường được sử dụng để chơi bè Bass, các nốt bass này thông thường là các nốt ngân dài, có vai trò làm nền cho bè cao. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng ngón p để chơi bè bass thì sẽ không thể đạt được tốc độ nhanh. Trong các tác phẩm của Joaquin Rodrigo có rất nhiều đoạn nhạc yêu cầu nghệ sĩ phải chơi giai điệu cùng bè trầm ở tốc độ nhanh. Do vậy chúng tôi đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này như sau: 

* Các bước luyện tập:

Bước 1: tập động tác tay phải bên ngoài đàn để tạo sự thả lỏng cơ thể, vai, cánh tay, cổ tay và bàn tay. Sử dụng ngón p kết hợp với ngón khác để tăng tốc độ gảy của hai hoặc ba ngón như gảy ngón p kết hợp ngón i luân phiên (p-i) hoặc gảy ngón p kết hợp ngón i rồi đổi gảy ngón p kết hợp ngón m luân phiên (p-i, p-m, p-i, p-m...). Tập trên một dây buông ở âm khu trầm;

Bước 2: Xếp ngón tay trái theo hợp âm, điều chỉnh cánh tay, cổ tay, thả lỏng vai, cánh tay, cổ tay tạo sự linh hoạt trong chuyển thế tay, chuyển hợp âm;

Bước 3: Phối hợp hai bàn tay, phối hợp các bè, phối hợp đồng chuyển các hợp âm.

2.2.4. Kỹ thuật luyến kép tiết tấu chùm 3

Kỹ thuật luyến kép tiết tấu chùm 3 xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm viết cho Guitar của Joaquin Rodrigo. 

* Các bước luyện tập:

Bước 1: Kỹ thuật này được tạo nên bởi sự kết hợp của việc gẩy một nốt đầu tiên rồi ngón trái bổ vào nốt tiếp theo sau đó lại gẩy ngón trái ra tạo nên một chùm ba. Tập bổ ngón tay vào dây đàn với lực bổ mạnh vào đầu ngón tay và bấm đứng ngón tay. Sau đó dùng lực gẩy ngón trái thật đồng đều để tạo nên chùm 3.Tập trên từng dây buông ở các âm khu khác nhau;

Bước 2: tập xếp ngón luyến tay trái theo từng cặp ngón: 1-2, 1-3, 1-4, 2-4, 3-4, điều chỉnh cánh tay, cổ tay, thả lỏng vai, cánh tay, cổ tay tạo sự linh hoạt trong chuyển thế tay nhanh;

Bước 3: Phối hợp hai bàn tay, sao cho nốt gẩy tay phải vào đúng đầu chùm 3 đồng chuyển với nốt luyến tay trái.

2.2.5. Kỹ thuật staccato

Kỹ thuật staccato xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm viết cho Guitar của Joaquin Rodrigo. 

* Các bước luyện tập:

Bước 1: tập trên dây buông, dùng ngón gảy nốt kế tiếp chặn thật nhanh vào dây đàn để ngắt âm thanh nốt nhạc.

Bước 2: xếp ngón bấm tay trái với động tác bấm nhả ngón tay kết hợp đồng thời với động tác chặn dây của ngón gảy.

Bước 3: tập từng cặp nốt theo tiết tấu chấm giật.

2.2.6. Kỹ thuật tremolo

Kỹ thuật tremolo xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm viết cho Guitar của Joaquin Rodrigo. 

* Các bước luyện tập:

Bước 1: tập trên dây buông theo các mô hình ngón tay phải

Bước 2: kết hợp tay trái bấm hợp âm và chơi ở tốc độ chậm, đều trường độ nốt nhạc. Gảy ngón tay phải vào sâu dây đàn với cường độ mạnh ff.

Bước 3: Chơi đúng tốc độ bản nhạc và tập chuyển thế tay để nốt nhạc liền mạch.

2.3. Phối hợp hai tay 

2.3.1. Các vấn đề về phối hợp hai bàn tay

Trong hầu hết các phần phát triển của các Concerto đều xuất hiện những nét chạy nốt liền bậc. Kỹ thuật khó này yêu cầu thể hiện với tốc độ cao, đòi hỏi nghệ sĩ trình diễn phải thể hiện được những tiêu chí đặt ra như sau:

Chạy câu dài đạt tốc độ nhanh, các nốt phải legato, rõ nét trong từng nốt nhạc. Câu chạy nốt phải điều tiết được âm lượng hợp lý theo đúng yêu cầu của tác giả như to đều nhau, hay to dần lên, hay nhỏ dần, hay to dần lên rồi nhỏ dần đi...

Yếu tố sử dụng ngón gẩy cũng rất quan trọng, bởi hiện nay vẫn tồn tại 2 kỹ thuật gẩy dây là kỹ thuật ép dây và kỹ thuật móc dây khi biểu diễn những nét nhạc tốc độ nhanh. Theo quan điểm của chúng tôi, các nghệ sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật móc dây để đạt được tốc độ nhanh và sắc nét.

Sự phối hợp tốt giữa ngón bấm với ngón gẩy sao cho có sự đồng bộ, đồng chuyển để đạt tốc độ tối ưu. Khả năng sắp xếp lại ngón tay để không bị chéo ngón cũng như nhảy cách dây gảy sao cho liền mạch, đạt tốc độ cao nhất, hiệu quả tốt nhất khi biểu diễn (do Joaquin Rodrigo không phải là nghệ sĩ biểu diễn Guitar nên trong tác phẩm của ông thường xuất hiện sự chéo ngón trong các câu chạy)..

2.3.2. Sự phối hợp của hai tay trong xử lý tác phẩm

- Âm sắc: là màu sắc của một câu nhạc hoàn chỉnh ở dạng sáng, tiếng đanh và sắc, ở dạng tối tiếng mềm và ấm.

Có 2 cách để có thể thay đổi âm sắc.

- Ngoài việc thể hiện sắc thái to - nhỏ, mạnh - nhẹ trong tác phẩm thì công việc tạo âm sắc đặc biệt quan trọng đối với đàn Guitar. Đây cũng là một lợi thế của Guitar so với các nhạc cụ khác, bởi vì Guitar có thể tạo ra những âm thanh, những tiếng đàn và những âm sắc khác nhau như trầm - bổng, thanh sắc - ấm áp, đanh cứng - mềm mại bằng việc thay đổi vị trí bàn tay của nghệ sỹ biểu diễn.

Di chuyển tay phải xuống gần ngựa đàn cho âm sắc sáng sủa và ngược lại muốn âm sắc ấm hơn ta di chuyển lên trên lỗ đàn.

Việc thay đổi tiếng đàn đầy đặn - thanh mảnh, tiếng đàn đẹp - tiếng đàn xấu tạo sự đối lập về âm sắc bằng việc thay đổi những góc sử dụng khác nhau của ngón tay như điểm chạm dây đàn ở cạnh phải của ngón tay hay ở cạnh trái ngón tay hay chính giữa ngón tay. Bên cạnh đó sự phối hợp các ngón tay của bàn tay phải với bàn tay trái cũng tạo âm sắc khác nhau rõ rệt. 

Tất cả những sự thay đổi về bàn tay, ngón tay như vậy đều tạo ra sự tương phản, đối nghịch giữa các âm sắc khi thể hiện tác phẩm. Đây chính là đặc trưng thể hiện tính chất của cây đàn Guitar

- Thay đổi thế tay ở bàn tay trái, thay vì chơi trên dây 1 cho tiếng sáng tiếng thì cũng giai điệu đó nếu chơi trên dây 2 hoặc dây 3 sẽ cho âm thanh tốt hơn tạo âm sâu lắng hơn.

2.4. Thực nghiệm sư phạm

2.4.1.Dạy thử nghiệm ứng dụng các giải pháp giảng dạy

Trong thời gian nghiên cứu đề tài này, tôi đã có cơ hội nghiên cứu và thực nghiệm những giải pháp giảng dạy này tại Khoa AGO – Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. Chúng tôi đã thu được những sự thay đổi tích cực trong việc tiếp thu và thể hiện tốt tác phẩm Rodrigo của các sinh viên Guitar để sau đó tôi đã đưa vào luận văn của mình. Các tiết học thực nghiệm này đã được thực hiện ở lớp Đại học Guitar với việc học tập của sinh viên Nguyễn Cảnh Hiếu, đang học năm thứ 4 Đại học. Tác phẩm dạy thực nghiệm là tác phẩm Passacaglia nằm trong Tres piezas espanolas của Joaquin Rodrigo. Khoảng thời gian thực nghiệm 8 tuần từ ngày 04/10/2020 đến ngày 30/11/2020.

Buổi học 1: thời lượng 2 Tiết

Mục tiêu bài giảng

  • Phân tích kỹ thuật xuất hiện trong tác phẩm;
  • Sắp xếp ngón tay bấm chuyển thế khó;
  • Giải quyết tất cả các vấn đề về kỹ thuật tay phải và tay trái;
  • Đưa ra các kỹ thuật bổ trợ.

Để tiết dạy đạt được hiệu quả cao nhất và chất lượng tốt nhất, tôi đã xác định rõ mục tiêu của tiết dạy và lựa chọn phương pháp dạy phù hợp lấy người học làm trung tâm nhằm thúc đẩy cho người học tư duy tích cực, phát huy tối đa khả năng của mình.

Yêu cầu trước tiết học là sinh viên chuẩn bị vỡ bài, tìm hiểu các vấn đề khác nhau trong tác phẩm Passacaglia là một chương trong Tres piezas espanolas của Joaquin Rodrigo.

Tôi đã thảo luận và đưa ra các giải pháp cho từng loại kỹ thuật như sau:

Kỹ thuật xếp ngón: trong tác phẩm có xuất hiện nhiều đoạn chuyển hợp âm nhanh, yêu cầu phải sắp xếp ngón phải hợp lý thì ngón tay trái mới chuyển được nhanh.

Đoạn nhạc này, cần phải xếp ngón để chuyển hợp âm nhanh, tôi đã yêu cầu sinh viên tập trung vào chuyển trước ngón 1 chặn, sau đó mới bấm dần các ngón kế tiếp theo sau.

Ví dụ 2.10: kỹ thuật xếp ngón (Joaquin Rodrigo, Tres piezas espanolasII. Passacaglia, nhịp 81 – 84)

- Kỹ thuật chạy ngón: câu chạy liền bậc theo điệu thức a-moll giai điệu không khó khăn cho sinh viên. Tuy nhiên, yêu cầu chuyển tay từ hợp âm bấm ở thế tay X chuyển về chạy ngón thế tay II thì phải vận dụng giải pháp kỹ thuật chạy ngón đã đưa ra ở phần trên và sử dụng nốt Mì buông để chuyển tay về chạy ngón cho được linh hoạt và liền nốt.

Ví dụ 2.11: kỹ thuật chạy ngón (Joaquin Rodrigo, Tres piezas espanolasII. Passacaglia, nhịp 36)

Tiếp theo là câu chạy ngón nhảy cách dây đàn. Kết hợp giữa tay phải chuyển ngón với tay trái chạy ngón yêu cầu phải nhảy cách dây. Do vậy, tôi đã đưa ra giải pháp sử dụng kết hợp cả 4 ngón tay để chạy ngón thì tạo được hiệu quả cao.

Kỹ thuật Rasgueado: bên cạnh việc yêu cầu sinh viên thể hiện đúng kỹ thuật theo giải pháp đã đưa ở mục 2.2.1, trong các tác phẩm này phải thực hiện kỹ thuật Rasgueado theo tiết tấu chủ đạo là chùm 3 kép hay chùm 6 kép. Do vậy, tôi đã đưa giải pháp yêu cầu sinh viên tập Rasgueado theo tiết chùm 3 với máy đập nhịp.

Ví dụ 2.13: kỹ thuật Rasgueado (Joaquin Rodrigo, Tres piezas espanolasII. Passacaglia, nhịp 69 - 71)

Kỹ thuật rải vuốt hợp âm: Như đã trình bày giải pháp kỹ thuật ở mục 2.2.2. Yêu cầu đối với kỹ thuật này là sử dụng ngón p-i-m-a để rải – vuốt hợp âm, khi đó phải có sự điều tiết lực, kìm hãm lực rải – vuốt ngón tay thật hợp lý sao cho đạt được độ đồng đều của trường độ giữa các nốt nhạc.

Ví dụ 2.15: kỹ thuật rải vuốt hợp âm (Joaquin Rodrigo, Tres piezas espanolasII. Passacaglia, nhịp 81 – 82)

Kết thúc buổi học 1, tôi yêu cầu sinh viên luyện tập ở nhà, vận dụng những kiến thức lý thuyết âm nhạc để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo về các vấn đề phân tích hình thức, cấu trúc tác phẩm, phân chia câu nhạc, đoạn nhạc.

Buổi học 2: thời lượng 2 Tiết

Mục tiêu bài giảng

  • Phân tích hình thức, cấu trúc tác phẩm;
  • Phân tích giai điệu, tiết tấu, hòa thanh;
  • phân chia câu nhạc, đoạn nhạc.

Sau khi nghe sinh viên trình bày, tôi đã thảo luận và đưa ra các vấn đề về cấu trúc tác phẩm như sau:

Cấu trúc tác phẩm được viết theo hình thức biến tấu nghiêm khắc. Trong chương này, ông đã tiếp thu lối sáng tác của nhạc sĩ thời kỳ Baroc viết theo thể loại Passacaglia là hình thức âm nhạc biến tấu liên tục viết ở nhịp3/4. Thể loại này lần đầu tiên xuất hiện ở Tây Ban Nha thế kỷ 17, là một điệu nhảy cung đình có các biến khúc thể hiện vũ điệu của sự uy nghi hùng vĩ.

Chủ đề gồm 8 nhịp gồm 2 câu nhạc phát triển từ một Motif gồm 4 nhịp đầu tiên. Sau đó các biến tấu được phát triển cân đối cho mỗi biến tấu là 8 nhịp, chỉ khi tái hiện chủ đề không nguyên dạng 12 nhịp và Coda được phát triển mở rộng 10 nhịp.

Về điệu tính được sử dụng đúng như thể loại Passacaglia truyền thống là chủ đề và các biến tấu đều viết ở điệu thức a-moll. Tuy nhiên, trong các biến khúc ông có sử dụng điệu thức a-moll hòa thanh và kết biến khúc ở bậc át có thêm nốt bậc 9. Đặc biệt, cuối tác phẩm không kết thúc ở điệu tính chính a-moll mà kết thúc ở hợp âm át thêm nốt bậc 9 tăng.

Ví dụ 2.16: kết thúc ở hợp âm át thêm nốt bậc 9 tăng (Joaquin Rodrigo, Tres piezas espanolasII. Passacaglia, nhịp 110)

Về giai điệu trong phần chủ đề gồm 8 nhịp gồm 2 câu nhạc phát triển từ một motif gồm 4 nhịp đầu tiên. Chủ đề được thể hiện ở bè trầm, sau đó ở các biến tấu thì giai điệu chủ đề chuyển xuống bè bass, các phát triển biến tấu thể hiện ở phần bè cao.

Ví dụ 2.17: chủ đề gồm 8 nhịp gồm 2 câu nhạc phát triển từ một motif gồm 4 nhịp đầu tiên (Joaquin Rodrigo, Tres piezas espanolasII. Passacaglia, nhịp 1 - 8)

Về tiết tấu

Tiết tấu được phát triển từ đơn giản đến phức tạp trong các biến tấu

Chủ đề: tiết tấu chủ đạo là nốt trắng, nốt đen

Biến tấu 2 đã chuyển sang tiết tấu móc đơn.

Biến tấu 3 câu 1 chuyển sang tiết tấu chùm 3 móc đơn

Biến tấu 5 tiết tấu đã tăng lên chùm 6 móc kép

Mức độ phức tạp nhất của tiết tấu thể hiện trong biến tấu 9 là chùm 10 móc tam.

Kết thúc buổi học 2, tôi yêu cầu sinh viên luyện tập ở nhà và từ những phân tích trên chuẩn bị cho buổi học tiếp theo về các vấn đề xử lý tác phẩm, thể hiện âm nhạc, âm thanh, sắc thái, âm sắc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

Buổi học 3: thời lượng 2 Tiết

Mục tiêu bài giảng

  • Vấn đề xử lý tác phẩm;
  • Thể hiện ngôn ngữ âm nhạc, âm thanh, sắc thái, âm sắc;
  • Tác giả, tác phẩm.

Sau khi nghe sinh viên trình bày ý kiến về sự thể hiện tác phẩm của quan điểm của mình, chúng tôi đã thảo luận và đưa ra các vấn đề về xử lý tác phẩm như sau:

Tác phẩm được viết ở hình thức biến tấu nên giữa các phần biến tấu cần phải chia rõ câu đoạn nhạc bằng kỹ thuật tạo âm sắc khác nhau bằng cách di chuyển vị trí bàn tay phải như đã trình bày giải pháp ở mục 2.3.2. Sử dụng cường độ âm thanh nhỏ dần ở cuối biến tấu. Sử dụng thủ pháp co giãn nhịp độ, hơi chậm dần ở cuối biến tấu.

Chia tách bè trầm và bè cao bằng việc tạo âm sắc ở bàn tay phải.

Sử dụng thủ pháp âm đóng – âm mở trong phần tái hiện chủ đề dựa vào các hình dấu lặng kết hợp kỹ thuật staccato để tạo âm đóng rõ rệt, còn lại sử dụng nốt ngân để tạo âm mở tách biệt rõ ràng với âm đóng.

Thể hiện đúng các ký hiệu thể hiện sắc thái âm nhạc được tác giả chỉ dẫn trong bản nhạc. Ngoài ra các câu chạy ngón tốc độ nhanh cần phải tập luyện từ nhỏ đến to và ngược lại để tạo nên hơi thở của câu nhạc. Cần phải đảy những đoạn có sắc thái rất mạnh, rất to - ff để tạo cao trào trong xử lý tác phẩm âm nhạc.

Buổi học 4: thời lượng 2 Tiết

Mục tiêu bài giảng

  • Hoàn thiện tác phẩm;
  • Tổng kết những vấn đề biểu diễn tác phẩm của Joaquin Rodrigo;

Sau khi áp dụng các giải pháp giải quyết tất cả các vấn đề về phân tích kỹ thuật, phân tích tác phẩm, thể hiện ngôn ngữ âm nhạc, sắc thái, âm sắc, thể hiện nghệ thuật âm nhạc, sinh viên luyện tập và biểu diễn hoàn chỉnh tác phẩm Passacaglia .

Tôi đưa ra những nhận xét, đánh giá về mức độ đạt được yêu cầu thể hiện được tác phẩm Passacaglia . Còn có những thiếu xót nào cần bổ sung và chỉnh sửa trong quá trình tiếp tục hoàn thiện tác phẩm. Đồng thời, tôi cũng đề cập đến một số vấn đề về biểu diễn tác phẩm của Joaquin Rodrigo với đặc điểm, tính chất âm nhạc của ông và vấn đề biểu diễn trên sân khấu.

2.4.2.Tổng kết, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Sau khi kết thúc đợt thực nghiệm, chúng tôi phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm có áp dụng những phương pháp đổi mới và giải pháp giảng dạy âm nhạc Joaquin Rodrigo của sinh viên Nguyễn Cảnh Hiếu đối chứng với sinh viên khác là Đào Như Khánh chỉ dạy theo phương pháp giảng dạy cũ.

Từ các kết quả kiểm chứng cho thấy, sau khi tổ chức tiết dạy thực nghiệm với những giải pháp và phương pháp giảng dạy đổi mới lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của sinh viên trong tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức nền tảng. Bên cạnh đó, tiết dạy còn giúp thực hiện được mục tiêu phát triển được tư duy âm nhạc, phát triển khả năng tự nghiên cứu cho sinh viên, tạo tiền đề cho sự tự phát triển lâu dài sau này. Như vậy, chúng tôi có thể kết luận những giải pháp chúng tôi đưa ra là hợp lý và có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tác phẩm của Joaquin Rodrigo.

 

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Joaquin Rodrigo đã rất xuất sắc trong việc kết hợp giữa những kỹ  thuật truyền thống với những kỹ thuật flamenco trong các tác phẩm cho Guitar. Những kỹ thuật truyền thống tiêu biểu như chạy ngón, luyến nốt, rải vuốt hợp âm, tremolo… được kết hợp một cách  khéo léo, tài tình với những kỹ thuật flamenco mang đậm chất dân gian Tây Ban Nha như Rasgueado.

Để đạt được sự hoàn thiện trong thể hiện các kỹ thuật cũng như thể hiện được đặc điểm âm nhạc, phong cách tác giả, hình tượng âm nhạc thì phải có những tiêu chí đúng đắn để tập luyện. Trong nghiên cứu ở chương 2 của đề tài, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp về phương pháp tập luyện các kỹ thuật tay trái, kỹ thuật tay phải và sự phối hợp của hai bàn tay với những tiêu chí nhất định nhằm hướng dẫn nghệ sĩ, người học đạt được trình độ thể hiện nghệ thuật ở mức độ cao nhất, hoàn chỉnh nhất.

Qua kết quả đánh giá thực nghiệm giảng dạy đối với sinh viên Guitar học tại Khoa A-G-O tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam, chúng tôi đã thu được kết quả rất tốt khi ứng dụng những giải pháp và phương pháp giảng dạy đổi mới. Điều này một lần nữa khẳng định những nghiên cứu về giải pháp giảng dạy các tác phẩm Guitar của Joaquin Rodrigo là hợp lý và có tính khả thi, có thể  áp dụng ngay vào chương trình giảng dạy Guitar bậc Đại học tại Khoa A-G-O tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam.  

KẾT LUẬN

Joaquin Rodrigo là một nhạc sĩ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển Guitar Tây Ban Nha và thế giới nửa sau thế kỷ XX. Những tác phẩm của ông đã được phổ biến mạnh mẽ trong đời sống biểu diễn Guitar cũng như trong giáo trình giảng dạy của các nhạc viện nổi tiếng trên thế giới.

Tuy nhiên, ở Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam, do các tác phẩm của Rodrigo không được giảng dạy và thực hành nhiều nên đã tạo ra những khoảng trống trong kỹ thuật và năng lực trình tấu của sinh viên hệ đại học. Là một nghệ sĩ biểu diễn, giảng viên, tôi rất mong muốn tổng hợp các kiến thức và kinh nghiệm có được để nghiên cứu ra phương pháp tập luyện các tác phẩm Rodrigo đạt hiệu quả cao cho các sinh viên Đại học của Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. Để qua đó giúp họ có thể đạt được kết quả tốt hơn trong học tập, biểu diễn, thi đấu, cũng như góp phần đưa Guitar Việt Nam hội nhập với trình độ chung của Guitar thế giới.

Trong chương 1 của luận văn đã giới thiệu khái quát về nhà soạn nhạc Joaquin Rodrigo, đặc điểm âm nhạc, những tác phẩm tiêu biểu sẽ được giảng dạy. Ngoài ra, chúng tôi đã đề cập đến thực trạng giảng dạy những tác phẩm của Joaquin Rodrigo trong chương trình Đại học tai Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. Với những nguyên nhân cơ bản như: Thiếu nền tảng kỹ thuật khi còn học ở trung cấp, thiếu kiến thức về tác giả tác phẩm. Cho nên việc tiếp cận với các tác phẩm của Rodrigo là thực sự khó khăn.

Từ thực tế giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam, chúng tôi thấy còn có nhiều hạn chế, chương 2 luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển các tác phẩm của Rodrigo trong giáo trình giảng dạy Đại học Guitar tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Các giải pháp đã được áp dụng vào thực tế thông qua thực nghiệm sư phạm và bước đầu đã cho kết quả tích cực. Là tư liệu tham khảo để bổ sung vào chương trình giảng dạy bậc Đại học Guitar tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

 

KHUYẾN NGHỊ

Để giúp cho đề tài có thể áp dụng thuận lợi, thành công vào thực tế giảng dạy tại Khoa A-G-O tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy tác phẩm của Joaquin Rodrigo, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

* Cần tăng cường việc giảng dạy và học tác phẩm của Joaquin Rodrigo;

* Bổ sung vào tác phẩm của Joaquin Rodrigo vào chương trình đào tạo bậc Đại học. Đề xuất là bài bắt buộc trong mỗi kỳ thi học kỳ;

* Ngay từ bậc Trung cấp, cần cho hoc sinh tiếp cận với các tác phẩm hiện đại thế kỷ XX, đặc biệt là tác phẩm của Joaquin Rodrigo;

* Cần xuất bản tuyển tập các tác phẩm cho Guitar của Joaquin Rodrigo, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sinh viên tiếp cận sớm với những ấn phẩm chuẩn mực của Joaquin Rodrigo;

* Tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề về nhà soạn nhạc Joaquin Rodrigo;

* Tổ chức các buổi biểu diễn tác phẩm của Joaquin Rodrigo;

* Cần đưa môn học về “Lịch sử chuyên ngành Guitar” vào chương  trình đào tạo bậc Đại học tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam nhằm củng cố kiến thức tổng quan về sự phát triển nền nghệ thuật Guitar thế giới.

Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn