Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Thông tin nghiên cứu KH
Luận án Tiến sĩ
Luận văn Thạc sĩ
Biểu mẫu đăng ký NCKH
Mẫu đăng ký GS, PGS
Giáo trình
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử Bộ VHTTDL
Thư điện tử Học viện
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 13670217
Luận án Tiến sĩ Thứ sáu, 13/12/2024

Tác giả: Nguyễn Thị Loan   
Đề tài: “Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam” 
Chuyên ngành: Âm nhạc học
Mã số: 62.21.02.01.
Người hướng dẫn: PGS.TS.Phạm Tú Hương
Ngày đăng: 14/05/2019 

Luận án toàn văn

Tóm tắt Luận án

 

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

HVANQGVN là trung tâm đào tạo hàng đầu về âm nhạc chuyên nghiệp trong toàn quốc có trách nhiệm bổ sung, cập nhật những kiến thức khoa học mới vào công việc đào tạo giảng dạy cũng như nghiên cứu. Trong một vài năm trở lại đây, sinh viên cũng đã được tiếp cận với nhiều tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX trong những bài học chuyên ngành như Piano, Guitar, Accordeon, các nhạc cụ bộ gỗ v.v… và nhiều tác phẩm viết cho dàn nhạc cũng như các tác phẩm hòa tấu thính phòng. Một số nhạc sĩ và các trào lưu âm nhạc sáng tác thuộc thế kỷ XX cũng đã được bổ sung vào chương trình giảng dạy môn lịch sử âm nhạc thế giới, mà vẫn chưa được cập nhật vào môn Hoà âm. 

Luận án chúng tôi sẽ đề cập đến một số nội dung hoà âm thế kỷ XX và tìm hiểu xem các cơ sở đào tạo âm nhạc trên thế giới đã đưa hoà âm thế kỷ XX áp dụng vào giảng dạy ở các trường âm nhạc như thế nào? Và tiếp đến việc làm sao cập nhật bổ sung chương trình hoà âm thế kỷ XX đưa vào giảng dạy tại HVANQGVN trong thời gian sớm nhất.

Hiện nay bộ môn Lý luận đã được đổi tên thành Âm nhạc học, trong luận án này chúng tôi dùng theo cách gọi Âm nhạc học.

Môn Hoà âm đã và đang được dạy ở HVANQGVN, được gọi là phần “Hoà âm cổ điển”. Qua tìm hiểu chương trình hòa âm cho sinh viên các chuyên ngành tại HVANQGVN cho thấy, mặc dù từ năm 2013 đã có chủ trương đưa phần hòa âm thế kỷ XX vào giảng dạy cho một số chuyên ngành. Tuy nhiên do nhiều lý do, phần kiến thức này cho đến nay vẫn chưa được triển khai khiến cho sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi chơi những tác phẩm hiện đại và càng bỡ ngỡ hơn khi tham gia vào chương trình biểu diễn hòa tấu giao lưu với nhiều trường bạn trên thế giới. Sinh viên khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học cũng không dễ dàng khi thực hiện các bài viết chuyên ngành liên quan đến ngôn ngữ âm nhạc thế kỷ XX. 

Hoà âm thế kỷ XX là một phần không thể thiếu trong môn hoà âm giảng dạy tại HVANQGVN.Nhận thức được yêu cầu cấp bách của việc đưa một số kiến thức hòa âm ở thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy môn hòa âm ở HVANQGVN, và với trách nhiệm của những người thầy thuộc thế hệ sau, chúng tôi thấy có nghĩa vụ phải cập nhật kiến thức mới cho chương trình giảng dạy âm nhạc nói chung và hoà âm nói riêng. Đây cũng chính là lý do khiến chúng tôi lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu này. Đề tài luận án có tiêu đề “Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam”.

Đây là một đề tài mang tính cấp thiết nhưng đồng thời cũng là một đề tài khó. Hy vọng sẽ được sự ủng hộ và giúp đỡ của những bậc thầy đi trước và các đồng nghiệp để bổ sung vào chương trình giảng dạy môn Lý thuyết hoà âm của HVANQGVN nhằm giúp sinh viên có thể tiếp cận với  ngôn ngữ âm nhạc mới trong các tác phẩm đương đại cũng như phân tích và thưởng thức những tác phẩm mới. 

2. Lịch sử đề tài

Vấn đề nghiên cứu để làm sao có thể đưa những đặc điểm, những thành tựu của âm nhạc thế kỷ XX vào giảng dạy tại HVANQGVN đã được thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu cũng như trong các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ.

Luận án tiến sĩ của Vũ Đình Thạch bảo vệ năm 2009 có tiêu đề: Âm nhạc thế kỷ XX và vai trò của nó trong việc đào tạo kèn Clarinette tại Nhạc viện Hà Nội.

Luận án tiến sĩ của Phạm Phương HoaNhững thủ pháp sáng tác trong một số trường phái âm nhạc thế kỷ XXbản bảo vệ năm 2010. 

Luận án tiến sĩ của Ngô Phương Đông Đào tạo âm nhạc thế kỷ XX cho kèn Hautbois tại HVANQGVN được bảo vệ năm 2011. 

Luận án tiến sĩ của Cao Sĩ Anh Tùng Nghệ thuật Guitar đương đại nửa sau thế kỷ XX trong đào tạo Guitar chuyên nghiệp tại Việt Nam bảo vệ năm 2015.

Các thủ pháp hoà âm thế kỷ XX đã được trình bày rất phong phú và đa dạng trong các tài liệu của nước ngoài. Chúng tôi sẽ trình bày một số công trình tiêu biểu trong mục Tổng quan tình hình nghiên cứu ở chương 1 của luận án. 

Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về hoà âm thế kỷ XX của Phương Tây, cũng như hoà âm trong các tác phẩm âm nhạc mới Việt Nam không có nhiều và cũng chỉ giới hạn trong một vài giáo trình, luận án hay luận văn trong lĩnh vực Âm nhạc học. 

Cuốn Giáo trình hoà thanh (Bậc đại học) của Phạm Minh Khang (2005), có giới thiệu chương IV “Sơ khảo sự hình thành và phát triển một số thủ pháp hoà âm trong âm nhạc TKXX”, do Trung tâm thông tin - Thư viện âm nhạc xuất bản.

Ngoài cuốn giáo trình này, trong một số luận án, luận văn thuộc chuyên ngành Âm nhạc học đã bảo vệ tại HVANQGVN có đề cập đến lĩnh vực hoà âm trong các tác phẩm âm nhạc phương Tây cũng như tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam có liên quan đến hoà âm thế kỷ XX mà chúng tôi đã giới thiệu ở phần lịch sử đề tài.

Vấn đề này sẽ được chúng tôi phân tích sâu trong phần Tổng quan tình hình nghiên cứu ở chương một luận án.

Tại Việt Nam cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa thấy một công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập tới vấn đề Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam hay một cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp nào ở Việt Nam. Vì thế, đề tài luận án không trùng lặp với các công trình đã công bố.

3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án hướng tới việc bổ sung một số kiến thứchoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy, sau khi đã kết thúc phần hoà âm cổ điểncho sinh viên các chuyên ngành âm nhạc, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn hiện nay.Qua đó có thể giúp sinh viên cập nhật được những kiến thức mới khi biểu diễn hoặc phân tích các tác phẩm đương đại.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Thứ nhất là sinh viên hệ đại học của HVANQGVN chuyên ngành biểu diễn và Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học là đối tượng nghiên cứu của luận án. Thứ hai là nghiên cứu chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy môn Hoà âm tại HVANQGVN, để cập nhật một số kiến thức hoà âm thế kỷ XX vào giảng dạy cho sinh viên tại Học viện. Thứ ba là chọn một số tác phẩm âm nhạc Phương Tây và Việt Nam ưa sử dụng ngôn ngữ hoà âm thế kỷ XX để đưa vào phần nghiên cứu và bài tập phân tích môn Hoà âm.Thứ tư là chọn một số nội dung tiêu biểu về hoà âm thế kỷ XX để đưa vào chương trình giảng dạy tại HVANQGVN trong thời kỳ này.

4.2 Phạm vi nghiên cứu: Giảng dạy hoà âm thế kỷ XX cho sinh viên đại học tại HVANQGVN.; Tác phẩm âm nhạc thế giới và Việt Nam tiêu biểu sử dụng ngôn ngữ hoà âm thế kỷ XX.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiêncứu lý thuyết: Phương pháp phân tích, so sánh, qui nạp, đối chiếu, tổng hợp v.v... các kiến thức hoà âm ở thế kỷ XX nhằm tìm ra những vấn đề cốt lõi để bổ sung vào chương trình giảng dạy môn Hoà âm bậc đại học tại HVANQGVN.

Xem xét chương trình, giáo trình đã có, cũng như đúc kết lại những kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy hoà âm của các thế hệ giảng viên, các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành; kế thừa, tiếp thu các thành tựu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng phần ứng dụng nội dung mới thực hành.

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tổ chức dạy thực nghiệm một số nội dung hoà âm thế kỷ XX cho sinh viên các chuyên ngành khác nhau để kiểm chứng tính khả thi của những kiến thức đưa vào chương trình giảng dạy, phương pháp dạy học và khả năng tiếp thu của sinh viên.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn những người có liên quan để xem kiến thức hoà âm thế kỷ XX được tiếp cận như thế nào trong các cơ sở đào tạo âm nhạc trên thế giới.

6. Đóng góp của luận án

6.1 Về mặt lý luận: Tổng kết ngôn ngữ hoà âm thế kỷ XX thông qua một số dạng điệu thức, cấu trúc hợp âm - chồng âm, các thủ pháp hòa âm v.v... Đề xuất đưa nội dung hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy cho sinh viên đại học tại HVANQGVN đáp ứng nhu cầu đào tạo sinh viên âm nhạc chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

6.2 Về mặt thực tiễn: Đưa phần kiến thức hoà âm tiêu biểu của thế kỷ XX vào giảng dạy hệ đại học tại HVANQGVN.Xây dựng chương trình và nội dung phần hoà âm thế kỷ XX cho bậc đại học, góp phần hoàn thiện chương trình môn học hoà âm nói chung.Đề xuất một số phương pháp dạy phần hòa âm thế kỷ XX.

Ngoài ra, thông qua luận án này có thể gợi mở phần nào về tư duy, ý tưởng kết hợp những nhân tố âm nhạc truyền thống dân tộc với các thủ pháp hiện đại cho sinh viên sáng tác, nhằm tạo ra các tác phẩm vừa có tính dân tộc vừa phù hợp với hơi thở cuộc sống, thẩm mỹ thời đại. Với sinh viên thuộc các chuyên ngành khác, kiến thức hoà âm thế kỷ XX giúp các em có thể tiếp cận thuận lợi hơn, sâu sắc hơn với các tác phẩm âm nhạc đương đại khi phân tích, tìm hiểu phong cách tác giả hoặc thể hiện các tác phẩm âm nhạc này. 

7. Bố cục của luận án

Luận án dài 148 trang gồm Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Nội dung luận án gồm 3 chương: 

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG DẠY HOÀ ÂM Ở HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

1.1 Cơ sở lý luận

Hòa âm là một môn học quan trọng trong chương trình đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp tại các Học viện âm nhac, Nhạc viện. Từ trình độ trung cấp đến đại học, từ các chuyên ngành biểu diễn đến các chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học, ở mỗi cấp học, mỗi chuyên ngành, học sinh - sinh viên được tiếp cận với các kiến thức, các kỹ năng thực hành hòa âm khác nhau. 

Môn hòa âm giúp cho học sinh - sinh viên có thể hiểu về cấu trúc hình thức của tác phẩm, sự sắp xếp các dạng hợp âm trong các điệu thức khác nhau và những nguyên lý kết hợp các hợp âm theo chiều dọc và chiều ngang cũng như vị trí các hợp âm trong tác phẩm âm nhạc v.v… Qua đó có thể hiểu thêm về quan điểm thẩm mỹ, phong cách sáng tác của tác giả. 

Trong lịch sử phát triển của hòa âm, kể từ khi nhạc sĩ J.P. Rameau (1683-1764) đúc kết thành những nguyên lý mang tính khoa học cho đến nay, ngôn ngữ hòa âm đã có rất nhiều thay đổi. Do ở mỗi giai đoạn, mỗi trường phái âm nhạc, luôn đòi hỏi cần có sự đổi mới về các phương tiện thể hiện nghệ thuật âm nhạc cho phù hợp với nội dung, với yêu cầu của xã hội đương thời.

Đặc biệt, từ cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX đã có nhiều trào lưu, nhiều trường phái, nhiều khuynh hướng sáng tác cũng như quan điểm nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ xuất hiện. Các nhà soạn nhạc ở giai đoạn này đều lao vào để tìm kiếm mọi khả năng biểu hiện ở mức độ tối đa của ngôn ngữ hòa âm. [24/tr.121]

Hòa âm ở thế kỷ XX có nhiều khuynh hướng mới, nhiều thủ pháp mới hoàn toàn xa rời những nguyên tắc hòa âm của những thế kỷ trước. Vì lý do đó, chúng tôi cho rằng việc đưa những kiến thức hòa âm ở thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy môn Hòa âm trong HVANQGVN là rất cần thiết. Việc làm này sẽ giúp cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về hòa âm trong giai đoạn hiện nay. Giúp các em có thể hiểu và sử lý các tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, như trên chúng tôi đã trình bày, ngôn ngữ hòa âm ở thế kỷ XX rất phức tạp và phong phú vì có nhiều trường phái, nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau, dẫn đến có rất nhiều thủ pháp phát triển mới, kết hợp cùng lúc các dạng điệu thức với nhau và ra đời nhiều dạng cấu tạo hợp âm không sắp xếp theo qui luật quãng ba như cấu tạo hợp âm chồng quãng bốn, cấu tạo hợp âm chồng quãng hai và nhiều dạng hợp âm thêm nốt v.v…Với thời lượng dành cho môn hòa âm rất khiêm tốn, mặt bằng chung về kiến thức hòa âm của sinh viên còn thấp, vì vậy chúng tôi khi viết luận án này đã phải lựa chọn trong những phần kiến thức hòa âm thế kỷ XX những nội dung nổi bật vừa đơn giản, dễ hiểu, nhưng thể hiện được những điểm đặc trưng của hòa âm ở giai đoạn này để đưa vào chương trình giảng dạy. Chúng tôi hy vọng những nghiên cứu và thử nghiệm của mình sẽ góp phần vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo môn Hòa âm trong HVANQG VN. 

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoà âm Thế kỷ XX

1.2.1 Sách và các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm được chín cuốn sách đã được xuất bản dưới dạng sách giáo khoa hòa âm thế kỷ XX bằng tiếng Anh và tiếng Đức, trong đó phải kể đến:

Cuốn “Twentieth-Century Harmony” do Vincent Persichetti biên soạn (Nhà xuất bản W.W.Norton &Company, 1961) dày 279 trang. Đây là một trong những cuốn hòa âm được dùng nhiều ở các trường nhạc trên thế giới. Và tác giả Vincent Persichtti còn được nhiều người biết đến là cuốn lý thuyết hòa âm thế kỷ XX của ông với tiêu đề “Twentieth-Century HarmonyCreative Aspects and Practice”. Tác giả nghiên cứu sẽ trình bày nội dung chi tiết hơn trong chương 2 cuả luận án.

Ngoài ra có thể tham khảo thêm chín đầu sách khác mà chúng tôi trình bày trong luận án chương I mục 1.2.1. 

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Môn hoà âm đã và đang được dạy ở HVANQGVN, được gọi là phần “Hoà âm cổ điển”, chủ yếu dựa theo sách giáo khoa Hoà âm của bốn tác giả Nga I.Đubôpxki, X.Epxeep, I.Xpaxobin, V.Xôcolop. 

Chúng tôi nhận thấy về sách giáo khoa hoà âm ở Việt Nam chủ yếu vẫn đề cập các kiến thức hoà âm cổ điển, thiếu hẳn phần hoà âm thế kỷ XX.

Ở Việt Nam nói chung và HVANQGVN nói riêng, chưa áp dụng chương trình giảng dạy hoà âm thế kỷ XX cho sinh viên đại học. Do vậy, việc nghiên cứu “Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam”được đặt ra là một vấn đề cấp thiết và có hướng ứng dụng thiết thực.

1.3 Thực trạng dạy hoà âm ở HVANQGVN

1.3.1 Môn Hoà âm trong quá trình phát triển từ Trường Âm nhạc Việt Nam đến HVANQGVN ngày nay

Cách đây hơn 60 năm, Trường Âm nhạc Việt Nam đã ra đời (1956) đánh dấu một sự kiện lớn trong đời sống âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ.

Những ngày đầu mới thành lập, với đội ngũ giảng viên còn quá ít ỏi, trình độ chuyên môn của họ phần lớn là tự học, không được đào tạo một cách chính quy, bài bản. Với số giảng viên không đầy đủ các chuyên ngành, cơ sở vật chất từ trường, lớp đến các nhạc cụ và sách giáo khoa âm nhạc còn rất nghèo nàn, thiếu thốn nhưng với lòng yêu nghề và ý chí quyết tâm cao, các giảng viên của trường đã bắt đầu khai giảng khoá trung cấp đầu tiên. 

Chương trình dạy hoà âm lúc bấy giờ chủ yếu là những kiến thức hoà âm cổ điển Phương Tây và đưa vào giảng dạy ở trình độ trung cấp. [1]

Phải kể đến nhạc sĩ Ca Lê Thuần - Là người được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành Hoà âm - Phức điêụ, ông đã có công rất lớn trong việc xây dựng chương trình của hai môn học này ở Trường Âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ.

Chương trình môn hoà âm do nhạc sĩ Ca Lê Thuần biên soạn chủ yếu dựa vào chương trình của các nhạc viện ở Liên Xô (cũ) thời bấy giờ. 

Nội dung chương trình chủ yếu trình bày các kiến thức của hoà âm thời kỳ cổ điển. Phần hoà âm thế kỷ XX chưa được đưa vào chương trình. Thầy Ca Lê Thuần chỉ đưa vào dạy một số nét khái quát về hoà âm giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như một dạng thảo luận chuyên đề [2]

Do vậy, cho đến nay các kiến thức hoà âm được dạy trong HVANQGVN vẫn chủ yếu là hoà âm Phương Tây ở giai đoạn cổ điển.

Đến phần cao học, các khoá đào tạo trước đây được học môn Lịch sử hoà âm thế kỷ XX do nhạc sĩ Phạm Minh Khang giảng dạy có giới thiệu đôi nét về phong cách hoà âm của một số nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc nửa đầu thế kỷ XX. 

Sau này trường có mời một số chuyên gia nước ngoài sang giảng dạy cho các lớp cao học giới thiệu về ngôn ngữ hoà âm thế kỷ XX. 

Hiện tại tổ Hòa âm - Lý thuyết - Phức điệu có năm giảng viên cơ hữu và hai cộng tác viên với việc giảng dạy ba môn: Lý thuyết âm nhạc, Hoà âm và Phức điệu, ở cả hệ trung cấp và đại học.

Hiện nay việc giảng dạy môn Hoà âm tại HVANQGVN được phân chia theo chương trình và giáo trình giảng dạy dưới đây.

1.3.2 Chương trình và giáo trình

1.3.2.1 Chương trình

Đối với trình độ trung cấp

Chia làm hai nhóm ngành đào tạo phù hợp với các đối tượng học: Lớp hoà âm trung cấp biểu diễn và lớp hoà âm trung cấp Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học. Chương trình hoà âm trung cấp đều được bắt đầu học từ năm trung cấp hai (gọi theo cách phân hệ đào tạo trước đây) và được học lý thuyết hoà âm trong một năm, bao gồm hai học kỳ, tương đương hai tiết/1 tuần/90 phút, với tổng số là 28 tuần học và thi, tương đương 56 tiết. Riêng lớp hoà âm trung cấp Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học, được chia thành hai môn học: Hoà âm lý thuyết kéo dài bốn học kỳ, học năm thứ hai và thứ ba, tương đương 112 tiết/1 năm và hoà âm trên đàn hai học kỳ, học năm thứ ba, tương đương 84 tiết/1 năm.[PL2.1 và 2.2]

Đối với trình độ đại học

Đối với chương trình hoà âm đại học cũng được phân theo hai dạng đối tượng đào tạo giống ở bậc trung cấp, đó là chuyên ngành biểu diễn và chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học, nhưng số tiết học được kéo dài hơn một tuần / cho mỗi kỳ. Vậy tổng số là 60 tiết trong một năm. 

* Chương trình hoà âm đại học chuyên ngành biểu diễn được học hai học kỳ trong năm thứ nhất, nội dung được học hết phần chuyển điệu cấp I. [Xem PL2.2]

* Chương trình hoà âm đại học chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học, cũng được chia thành hai môn học là Hoà âm lý thuyết (Học ba học kỳ, bao gồm hai học kỳ năm thứ nhất và học kỳ I năm thứ hai, tương đương 90 tiết / 1 năm) và môn Hoà âm trên đàn học hai học kỳ vào năm thứ hai, tương đương 60 tiết/1 năm). [Xem PL2.3]

Hiện nay Học viện vẫn đang sử dụng “Sách giáo khoa hoà âm” của bốn tác giả Nga và “Sách hợp tuyển để phân tích hoà âm” để làm giáo trình giảng dạy cho học sinh và sinh viên trong nhiều năm qua. 

Ngoài ra, còn có một số sách dưới đây dùng tham khảo thêm trong chương trình giảng dạy:

-  “Sách giáo khoa hoà âm”của Phạm Tú Hương và Vũ Nhật Thăng (1993), nhà xuất bản âm nhạc. 

-  “Sách Đáp án và bài tập hoà âm phần Diatonic” của Hoàng Hoa.

“Sách Tuyển chọn bài tập phân tích hoà thanh” của Hoàng Hoa & Trương Ngọc Bích v.v…

Tất cả các sách hòa âm nói trên đều được chọn là tài liệu giảng dạy và tham khảo ở môi trường âm nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam, chủ yếu vẫn là kiến thức hòa âm cổ điển, chưa có sách giáo khoa hòa âm nào bổ sung những kiến thức hòa âm thế kỷ XX vào chương trình đào tạo đại học tại HVANQGVN.

1.3.3 Phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra - đánh giá

1.3.3.1 Phương pháp giảng dạy

Tại HVANQGVN cũng như một số cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp khác, khi giảng dạy môn Hòa âm các giảng viên thường dùng ba phương pháp chính, đó là: phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan và phương pháp thực hành.

Thực hành phối hoà âm trên giấy: Ở HVANQGVN phần thực hành phối hoà âm trên giấy có ba dạng chính: 

- Phối hòa âm cho một giai điệu (bè Soprano)

- Phối hòa âm cho một bè trầm (bè Basse)

- Phối hòa âm theo các công năng cho trước.

Riêng đối với các sinh viên các chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học đôi khi sử dụng dạng bài tập: tự sáng tác một đoạn nhạc có chuyển điệu theo yêu cầu của giảng viên. Dạng bài tập này thường áp dụng cho phần thi kết thúc môn học hòa âm.

Thực hành phân tích hòa âm

Phần thực hành phân tích này quan trong đối với tất cả các chuyên ngành, đặc biệt cần thiết đối với các sinh viên chuyên ngành biểu diễn, giúp họ có thể nhận biết được hòa âm trong các tác phẩm chuyên ngành của mình. Các vòng hòa âm kết sẽ giúp họ xử lý phân câu, phân đoạn trong các tác phẩm hợp lý hơn.

Thực hành hòa âm trên đàn piano

Ở HVANQGVN phần hòa âm trên đàn mới chỉ áp dụng đối với các sinh viên chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học. Giáo viên có thể đưa ra ví dụ một vòng nối tiếp hoà âm và hướng dẫn sinh viên cách nối tiếp vòng hoà âm đó trên đàn, sau đó yêu cầu sinh viên có thể thực hành nhưng ở điệu tính khác v.v.... Đây là phần thực hành sinh viên gặp nhiều khó khăn nhất vì hạn chế bởi tay đàn.

1.3.3.2 Phương pháp kiểm tra - đánh giá

Môn Hòa âm cũng như các môn kiến thức âm nhạc khác trong HVANQGVN, mỗi học kỳ có hai lần kiểm tra. Kiểm tra giữa học kỳ và kiểm tra cuối học kỳ. Học kỳ cuối của chương trình sẽ là phần thi tốt nghiệp môn học.

Hiện nay phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của môn Hòa âm trong HVAN chủ yếu là hình thức kiểm tra viết. Nội dung của các bài kiểm tra thường là phối hòa âm cho một giai điệu hay phối hòa âm cho các công năng cho trước. Độ khó, dễ của đề thi phụ thuộc vào nội dung chương trình của học kỳ đó. Ngoài bài viết phối hòa âm trên giấy, sinh viên còn làm một bài phân tích hòa âm.

Ngoài ra, còn phần thi hoà âm trên đàn đối với lớp chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học.

1.3.4 Đánh giá kết quả giảng dạy

Đánh giá kết quả và tình hình giảng dạy môn Hoà âm chúng tôi nhận thấy có một số ưu và nhược điểm sau:

Về ưu điểm: Các giảng viên đã giảng dạy theo đúng nội dung chương trình đã được qui định. Hàng năm thường chú ý rà soát chương trình học, bổ sung những kiến thức mới nhằm làm cho môn học phong phú, hấp dẫn hơn. Cố gắng tìm các dạng bài tập cho phù hợp với từng đối tượng sinh viên là chuyên ngành biểu diễn hay chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học v.v... nhằm đưa môn Hoà âm góp phần hỗ trợ cho các em khi học chuyên ngành hay học các môn học khác như: Phân tích tác phẩm, Hình thức âm nhạc, Phối khí hay Hoà tấu dàn nhạc v.v...Đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá sau mỗi buổi học, mỗi học trình nhằm một mặt đánh giá đúng trình độ, sự hiểu biết của sinh viên,  một mặt tạo sự hứng thú, say mê khi học môn Hoà âm.

Về nhược điểm: Chưa tích cực bổ sung những kiến thức hoà âm mới ở thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy. Do vậy, chưa cập nhật được những kiến thức mới làm cho sinh viên còn bỡ ngỡ nhiều khi tiếp xúc với các tác phẩm âm nhạc đương đại.Giảng viên khi lên lớp chủ yếu dạy theo các phương pháp truyền thống như: phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan hay phương pháp thực hành mà còn ít sử dụng các phương pháp giảng dạy mới được phát triển trong giai đoạn hiện nay.Do điều kiện thời gian có hạn, phần thực hành nghe hoà âm trên đàn hay phân tích hoà âm trong các tác phẩm còn chưa được coi trọng đúng mức.Sinh viên nhiều em còn lười học, lười làm bài tập, nghỉ học nhiều do vậy dẫn đến kết quả học không tốt, phải thi lại và học lại nhiều.

Tiểu kết chương 1

Thông qua nội dung chương 1, giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu và thực trạng dạy hoà âm ở HVANQGVN từ những ngày mới thành lập trường cho đến ngày nay. Trải qua nhiều thế thệ các thầy cô giáo cùng chung tay xây dựng bộ môn ngày càng phát triển.

Môn Hoà âm nói chung và các môn kiến thức âm nhạc nói riêng cũng đã hình thành rõ nét trong đào tạo âm nhạc các cấp học ở HVANQGVN.

Trong phần lịch sử đề tài, giới thiệu một cách tóm lược các công trình nghiên cứu có liên quan đến ngôn ngữ âm nhạc thế kỷ XX.

Trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu về hoà âm thế kỷ XX, giới thiệu chín đầu sách có liên quan đến kiến thức hoà âm thế kỷ XX, bao gồm cả sách giáo khoa hoà âm thế kỷ XX, sách bài tập bằng tiếng Anh và tiếng Đức.

Đây là những tư liệu vô cùng quí giá giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu viết luận án và thực hành giảng dạy phần hoà âm thế kỷ XX.

Trình bày thực trạng về môn Hoà âm đã và đang được dạy tại HVANQGVN, chủ yếu vẫn là giảng dạy phần hoà âm cổ điển.

 Trong mục này chúng tôi giới thiệu khái quát về chương trình, giáo trình giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, đội ngũ giảng viên và sinh viên, cũng như đánh giá kết quả giảng dạy, nêu những ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục trong việc giảng dạy môn Hoà âm tại HVANQGVN.

Nhìn chung qua nội dung trình bày ở chương 1 chúng ta thấy vẫn thiếu vắng phần hoà âm thế kỷ XX chưa được đưa vào giảng dạy cho sinh viên đại học tại HVANQGVN. Thực tế đó dẫn đến những khó khăn cho việc tiếp cận với âm nhạc ở thế kỷ XX trong cả đào tạo, sáng tác, biểu diễn và nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu và bổ sung những kiến thức cần thiết cho phần giảng dạy về hoà âm thế kỷ XX tại HVANQGVN là rất cần thiết. 

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ HOÀ ÂM THẾ KỶ XX 
VÀ VIỆC GIẢNG DẠY HOÀ ÂM THẾ KỶ XX Ở 
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1 Khái quát về hoà âm thế kỷ XX

Âm nhạc thế giới từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay có rất nhiều biến động theo tình hình chính trị, xã hội và văn hóa ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong âm nhạc phải kể đến vai trò của hòa âm đã góp phần quan trọng trong việc phản ánh sự thay đổi về cách nhìn, cách xây dựng nội dung, chủ đề hình tượng âm nhạc và thay đổi về thẩm mỹ âm thanh cũng như phản ánh bút pháp riêng của từng tác giả, từng trường phái âm nhạc khác nhau. Trong đó âm nhạc Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy đó, nhiều nhạc sĩ đã vận dụng những ngôn ngữ hòa âm mới vào trong sáng tác của mình.

Trong lịch sử phát triển âm nhạc trên thế giới nói chung và các dân tộc nói riêng đã cho chúng ta thấy thẩm mỹ “Hòa âm” được thay đổi theo chiều dài thời gian và thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời đại, từng trường phái và từng văn hóa của các dân tộc khác nhau. Đã có nhiều nhà khoa học âm nhạc đưa ra những tổng kết về phong cách hòa âm của từng trường phái từ Tiền cổ điển, Cổ điển, Lãng mạn. Sang đến nửa đầu thế kỷ XX, hình thành nhiều ý tưởng hòa âm được thay đổi, mở rộng quan niệm về màu sắc trong âm nhạc, cơ cấu hòa âm sinh động. Các nhà soạn nhạc đã sáng tạo ra những phương thức và kỹ thuật sáng tác âm nhạc mới, đưa ra những thực nghiệm táo bạo cùng với sự phát triển không có biên giới, đồng hành cùng lúc nhiều phong cách sáng tác âm nhạc khác nhau. 

Có thể nói giai đoạn này là bước ngoặt rất quan trọng, một sự chuyển tiếp vô cùng mạnh mẽ những bút pháp sáng tạo tinh tuý của chủ nghĩa lãng mạn nửa cuối thế kỷ XIX sang thế kỷ XX.

Trong giai đoạn này đã nổi lên tên tuổi của một số nhạc sĩ như Claude Debussy (1862-1918), Alexander Scriabin (1872-1915), Arnold Schönberg (1874-1951), Maurice Ravel (1875-1937), Béla Bartók (1881-1945),Anton Webern (1883-1945), Alban Berg (1885-1935), Sergei Prokofiev (1891-1953), Paul Hindemith (1895-1963), Dimitri Schostakovich (1906-1975) v.v…

Các khuynh hướng sáng tác mới của sự phát triển hoà âm đã trở nên rõ ràng trong các tác phẩm của các nhạc sĩ thời kỳ này. Chẳng hạn, xuất hiện nhiều hợp âm theo lối cấu trúc chồng quãng bốn, chồng quãng hai, hợp âm thêm nốt hay hợp âm nhiều nốt chồng quãng ba v.v… Hoặc xuất hiện nhiều thủ pháp đa điệu thức, đa điệu tính, đa hợp âm, thủ pháp hoà âm song song v.v… Các nhạc sĩ thời này không ưa dùng điệu thức trưởng thứ, thay vào đó họ đi sâu khai thác nhiều điệu thức khác nhau như: điệu thức toàn cung, điệu thức đối xứng, điệu thức chuyển dịch có giới hạn, sử dụng phong phú hệ thống âm nhạc 12 Chromatic v.v… 

Âm nhạc thời này đi theo từng mảng màu rất đa dạng, miêu tả những nội dung thời đại mới, phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của xã hội, dòng chảy âm nhạc luôn chuyển động không ngừng. Chính vì vậy mà nhiều nhạc sĩ đã tìm nguồn cảm hứng cho sáng tác của mình từ thiên nhiên như nhạc sĩ Pháp Olivier Messiaen đã chìm đắm với những âm thanh của loài chim “Birdsong”, hay nhạc sĩ Đức Bernhard Wulft chuyên nghiên cứu về tiếng chim “Leger”, hoặc đề tài biển “Ba phác thảo giao hưởng Biển” (1903-1905) của Claude Debussy v.v…

Thực tiễn âm nhạc thế kỷ XX đã cho thấy, cùng với sự kế thừa, vận dụng những chất liệu, phương thức sáng tác truyền thống, các nhạc sĩ còn tạo nên nhiều bút pháp hòa âm mới. Sự kế thừa, vận dụng được thể hiện trước hết ở nguồn chất liệu hòa âm…, ở một số kỹ xảo hoà âm… Tuy nhiên, không chỉ có như vậy, các nhạc sĩ thế kỷ XX còn tạo nên nhiều sự đổi mới cả về nguồn chất liệu cùng bút pháp sáng tác. [95/tr.44, số 4 năm 2017]

2.1.1 Một số dạng điệu thức thường gặp trong hoà âm thế kỷ XX

2.1.1.1. Điệu thức toàn cung (The Whole-Tone Scale)

Theo từ điển The Harvard Dictionary of Music (2003) của Don Michael Randel, tái bản lần thứ tư [66/Tr.969], điệu thức toàn cung là dạng điệu thức gồm sáu âm trong một quãng tám và các âm cách nhau một nguyên cung. Chia làm hai hệ thống điệu thức toàn cung sau: C D E F#G#A#và C#D#F G A B.

Điệu thức toàn cung được các nhạc sĩ thế kỷ XX áp dụng khá phổ biến trong các sáng tác của mình, nhằm tạo ra sự không rõ ràng về giọng điệu, điều này khác hẳn với ngôn ngữ hoà âm cổ điển ưa dùng âm nhạc có sức hút dẫn và hình thành điệu tính rõ ràng.

2.1.1.2 Điệu thức chuyển dịch có giới hạn (Modes  of Limited Transposition)

Nhạc sĩ người Pháp O.Messiaen được coi là người đã sáng tạo ra dạng điệu thức này. Ông đã thành công trong việc kết hợp các âm thanh tạo nên sự chuyển động màu sắc hòa âm hết sức khác lạ. Trên cơ sở áp dụng một mô hình cung bậc của riêng bản thân nhạc sĩ mà ông gọi là các Mode (Điệu thức): Mode là một mô hình tập hợp các cung bậc, đóng vai trò gần như điệu tính, được sắp xếp trên nền tảng tương quan giữa cung và nửa cung[11/tr.17].

Các điệu thức này hoạt động với phương thức chuyển dịch theo quãng chromatic. Khi được chuyển dịch, điệu thức đó sẽ xuất hiện những âm mới dẫn đến sự biến đổi màu sắc. Điều thú vị là mỗi điệu thức chỉ xuất hiện âm mới ở một số lần chuyển dịch nhất định, nếu tiếp tục chuyển dịch ta sẽ trở lại dạng ban đầu . Chính vì vậy mà Messiaen gọi là sự chuyển dịch có giới hạn.

Điệu thức chuyển dịch có giới hạn này được xuất hiện trong âm nhạc thế kỷ XX, được coi như là sự nối tiếp các mô hình cung bậc trong đó, tạo sự biến đổi màu sắc hoà âm mới lạ so với các tác phẩm Cổ điển.

2.1.1.3 Điệu thức đối xứng (Symmetrical scales)  

Béla Bartok là một trong những đại biểu xuất sắc của nền âm nhạc thế kỷ XX. Ông là nhà soạn nhạc thiên tài, một nghệ sĩ piano lỗi lạc và là nhà nghiên cứu - sưu tầm dân ca Hungari rất nổi tiếng. Ngôn ngữ hòa âm của Bartok là sự tổng hợp những bút pháp của Tây Âu và phương Đông, của các điệu thức thời Trung cổ, điệu thức nhà thờ, điệu thức năm âm với nhiều biến dạng. Ông đã sử dụng rất phong phú và đa dạng các dạng điệu thức khác nhau trong tác phẩm của mình. Đặc biệt ông đã sử dụng rất rộng rãi trong sáng tác đó là điệu thức đối xứng.

Theo tác giả Phạm Minh Khang, lối cấu trúc đối xứng này của Béla Bartok được đánh giá cao và coi đây là một trong đóng góp quan trọng cho ngôn ngữ hoà âm mới. [24/tr.229]

2.1.1.4 Âm nhạc Dodecaphone

Âm nhạc Dodecaphone cũng thường gặp trong sáng tác của các nhạc sĩ thế kỷ XX, phải kể đến tên tuổi của Arnold Schönberg, Alban Berg và Anton Webern v.v…

Dodecaphone là một kỹ thuật sáng tác trên 12 âm thuộc hệ thống chromatic. Nếu thang âm Chromatic được hình thành trên cơ sở một điệu trưởng hoặc một điệu thứ và nó vẫn giữ nguyên những bậc cơ bản và trung tâm của điệu thức bảy âm, thì Dodecaphone là một hệ thống của âm nhạc không có điệu tính (Atonal).

Các nhà nghiên cứu âm nhạc vẫn coi J.Matthias Hauer (1883 -1959) là người đã nghĩ ra phương pháp sáng tác âm nhạc theo Dodecaphone thì người tổng kết về lý thuyết và phát triển kỹ thuật sáng tác này chính là nhà soạn nhạc A. Schönberg(1874 - 1951). [40/tr117]

Bước sang thế kỷ XX, xu thế đổi mới diễn ra càng mạnh mẽ hơn. Đặc biệt khi phong cách âm nhạc 12 âm đã trở thành một trào lưu sáng tác thì một hệ từ vựng mới của ngôn ngữ âm nhạc vẫn là vấn đề đáng quan tâm của nhiều nhà soạn nhạc cũng như giới lý thuyết âm nhạc học. [95/số 3, năm 2018]

2.1.1.5 Âm nhạc vô điệu tính (Atonal)  

Theo Vincent Persichetti trong cuốn Twentirth century Harmonyđã định nghĩa về âm nhạc không có điệu tính như sau: Âm nhạc không có điệu tính là không xác định rõ điệu tính hoặc hoàn toàn biến mất điệu tính và cũng không tồn tại sự hút dẫn của điệu thức. [63/tr261]

GS.TS Phạm Minh Khang cũng viết: Âm nhạc vô điệu tính là không có sự quy định điệu tính một cách rõ ràng.[24/tr166] 

Nếu như đặc điểm cơ bản của âm nhạc có điệu tính là dựa trên mối quan hệ giữa những âm ổn định và âm không ổn định trong một đoạn nhạc hay một bản nhạc, thì điều này sẽ không có ở âm nhạc vô điệu tính. Việc sử dụng âm nhạc không có điệu tính đã đánh dấu một khuynh hướng phát triển mới trong sáng tác âm nhạc. Đồng thời nó cũng mở ra những cách nhìn mới ở nhiều lĩnh vực sáng tác như: cách xây dựng chủ đề, cấu trúc tác phẩm, hòa âm, phối khí.

Các tác phẩm thuộc loại hình âm nhạc vô điệu tính rất phổ biến trong âm nhạc thế kỷ XX, chẳng hạn có thể tìm thấy trong một số sáng tác của Alexandre Scriabine, Arnold Schönberg, Anton Webern v.v...

2.1.2 Một số dạng cấu trúc hợp âm - chồng âm thường gặp trong hoà âm thế kỷ XX

2.1.2.1 Cấu tạo hợp âm chồng quãng ba

Hợp âm chồng quãng ba (Chords by Thirds): Là những hợp âm mà trong đó các âm được sắp xếp theo qui luật quãng ba, ví dụ có các hợp âm ba (ba nốt), hợp âm bảy (bốn nốt), hợp âm chín (năm nốt), hợp âm mười một (sáu nốt), hợp âm mười ba (bảy nốt), hợp âm mười lăm (tám nốt), hợp âm mười bảy (chín nốt) và hợp âm mười hai nốt (11 nốt) v.v... Trong đó các hợp sáu nốt, bảy nốt, tám nốt cho đến hợp âm 12 nốt được gặp nhiều trong các tác phẩm sau này. Các hợp âm này làm nhoè mờ công năng và chủ âm tạo hiệu quả âm nhạc dày đặc, rất phức tạp, đa màu sắc. Chúng khác hẳn với các hợp âm trong âm nhạc cổ điển là rõ ràng về công năng hợp âm, hình thành màu sắc trưởng thứ, tạo sức hút về chủ âm v.v...

2.1.2.2 Cấu tạo hợp âm chồng quãng bốn (Chords by Fourths)

- Hợp âm ba nốt chồng quãng bốn (Three - note chords by fourths)

- Hợp âm bốn nốt chồng quãng bốn (Four - note chords by fourths)

- Hợp âm nhiều nốt chồng quãng bốn (Multi - Note chords by fourths)

2.1.2.3 Cấu tạo hợp âm chồng quãng hai (Chords by seconds)

- Hợp âm ba nốt chồng quãng hai (Three note Chords by seconds)

- Hợp âm nhiều nốt chồng quãng hai (Multi Note Chords by seconds)

2.1.2.4 Các dạng hợp âm thêm nốt (Added - Note Chords)

Trong âm nhạc thế kỷ XX xuất hiện nhiều dạng hợp âm thêm nốt quãng hai trưởng và quãng hai thứ vào các hợp âm chồng quãng ba và quãng bốn nhằm làm tăng thêm độ dày hòa âm, mang hiệu quả đối nghịch với màu sắc của các hợp âm ba trước đây.

- Các hợp âm chồng quãng ba thêm âm sáu, âm bốn, âm hai

- Các hợp âm chồng quãng bốn thêm âm chín, âm sáu, âm năm, âm bavà âm hai

2.1.3 Một số thủ pháp hoà âm thường gặp trong âm nhạc thế kỷ XX

2.1.3.1 Hoà âm đa điệu tính (Polytonality)

Theo sách Twentieth-Century Harmonycuả Vincent Persichetti, đa điệu tính được hiểu là một qui trình trong đó là sự kết hợp đồng thời của hai hay nhiều điệu tính với nhau[63/tr.255].

Đa điệu tính là một thủ pháp phát triển quan trọng của ngôn ngữ hoà âm, nó tạo ra nhiều khả năng biểu hiện vô cùng phong phú trong những sáng tác của các nhà soạn nhạc thế kỷ XX.

2.1.3.2 Hoà âm đa điệu thức (Polymodality)

Hoà âm đa điệu thức được hình thành trong quan hệ chiều dọc của các giai điệu hoặc nhóm các giai điệu ở các hình thức khác nhau tồn tại độc lập theo chiều ngang. [89/tr.89]

Thủ pháp hoà âm đa điệu thức được hiểu ở đây là các tác phẩm sử dụng hai hay nhiều thang âm cùng lúc, kiểu này cũng rất hay gặp trong âm nhạc thế kỷ XX với nhiều hình thức phong phú và đa dạng.

2.1.3.3 Đa hợp âm (Polychords)

Thủ pháp đa hợp âm được hiểu cùng lúc chồng hai hay nhiều các hợp âm khác nhau theo chiều dọc. Hai thủ pháp đa điệu tính và đa hợp âm được vận dụng khá linh hoạt, nhiều khi thấy xuất hiện cùng lúc trong các tác phẩm âm nhạc của thế kỷ XX. Có lúc là chồng các hợp âm với điệu tính khác nhau, hoặc đôi khi lại xuất hiện chồng các hợp âm khác nhau trong cùng một điệu tính, hay các bè kết hợp nhiều thang âm, điệu tính khác nhau cùng lúc v.v...

2.1.3.4 Thủ pháp hoà âm song song (Parallel Harmony)

Trong một số luận án, luận văn, có được đề cập đến các quãng song song, các hợp âm - chồng âm song song. Đây là một trong những thủ pháp hay gặp trong sáng tác của các nhạc sĩ thế kỷ XX. 

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thường gặp lối sử dụng song song hợp âm, song song chồng âm dưới nhiều kiểu khác nhau.

2.2 Khảo sát việc dạy hoà âm thế kỷ XX ở một số cơ sở đào tạo âm nhạc trên thế giới

Để hoàn thành luận án này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và tìm hiểu về chương trình và phương pháp giảng dạy hoà âm trong một số cơ sở và đào tạo âm nhạc ở nước ngoài. Bản thân NCS cũng đã có nhiều dịp được học và làm việc cùng với các trường âm nhạc ở Đức và Thuỵ Điển, ngoài ra còn tìm hiểu thêm các trường âm nhạc ở Mỹ, Nga và một số trường nhạc thuộc khu vực châu Á. Chúng tôi nhận thấy, ở mỗi nước đều đã bổ sung chương trình giảng dạy hoà âm thế kỷ XX theo các cách khác nhau sao cho phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo của trường, riêng các trường âm nhạcở Mỹ họ đã cập nhật phần hoà âm thế kỷ XX rất chi tiết và đa dạng. [PL8]

2.2.1 Một số nhạc viện ở Mỹ

Chúng tôi nghiên cứu chương trình dạy và học hoà âm ở hai trường của Mỹ là: Trường đại học âm nhạc Berklee College of Music và Nhạc viện San Francisco - San Francisco Conservatory of Music. [PL3]

2.2.2 Một số nhạc viện ở Châu Âu và Châu Á

Qua thực tế chúng tôi đã tìm hiểu chương trình học hoà âm ở  một số nước ở châu Âu như Thuỵ Điển, Đức, Hungary, Nga, Canada và một số nước Châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Thailand, Hong Kong, Singapore v.v… 

Qua việc tìm hiểu về chương trình dạy hoà âm nói chung và việc bổ sung kiến thức hoà âm thế kỷ XX nói riêng vào chương trình đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp ở một số nơi trên thế giới, chúng tôi nhận thấy rằng, mỗi nước có một cách tiếp cận khác nhau. Có thể dùng phương pháp tích hợp để đưa kiến thức hoà âm thế kỷ XX vào giờ học môn Phân tích tác phẩm, sinh viên sẽ lĩnh hội kiến thức đó thông qua giờ học này vừa giới thiệu lịch sử âm nhạc, phân tích cấu trúc hợp âm và thủ pháp hoà âm được sử dụng trong đó. Nhìn chung, các nước đều rất chú ý đến việc cập nhật kiến thức hoà âm thế kỷ XX vào chương trình đào tạo cho sinh viên âm nhạc trong giai đoạn hiện nay. Riêng đối với sinh viên Việt Nam chúng tôi đặt vấn đề bổ sung vào môn Hoà âm, nghĩa là sau khi kết thúc phần hoà âm Cổ điển, tiếp tục học nối tiếp phần hoà âm thế kỷ XX cho sinh viên đại học, sẽ có tác dụng dẫn sang học phần mới một cách trực tiếp và có mục tiêu rõ ràng.

Tiểu kết chương 2

Trong chương hai, chúng tôi đã giới thiệu một cách khái quát về ngôn ngữ hoà âm thế kỷ XX, một số dạng điệu thức và cũng như một số dạng hợp âm - chồng âm thường gặp trong ngôn ngữ âm nhạc thế kỷ XX nhằm bổ sung thêm kiến thức về quan niệm hòa thanh trong thời kỳ này. 

Về điệu thức đã chọn một số điệu thức thường gặp trong hoà âm thế kỷ XX như: điệu thức toàn cung, điệu thức chuyển dịch có giới hạn, điệu thức đối xứng, âm nhạc Dodecaphone và âm nhạc vô điệu tính.

Về cấu trúc hợp âm - chồng âm đã xuất hiện thêm nhiều cách cấu tạo hợp âm như trong cấu trúc hợp âm ba sắp xếp theo quãng ba, ngoài các hợp âm ba, hợp âm bảy, hợp âm chín, còn giới thiệu thêm các hợp âm 11, 13, 15, 17, 19, 21, 23 và các hợp âm sắp xếp theo quãng bốn, các hợp âm chồng quãng hai, cùng với các thể đảo kèm theo chúng. Tiếp đến là các hợp âm thêm nốt, : Hợp âm chồng quãng ba thêm âm sáu, âm bốn, âm hai; hợp âm chồng quãng bốn thêm âm sáu, âm năm, âm hai và các chùm nốt (Clusters). Cũng như một số thủ pháp sáng tác hay gặp trong giai đoạn này.

Một số thủ pháp hoà âm thường gặp trong âm nhạc thế kỷ XX như hoà âm đa điệu tính, đa điệu thức, đa hợp âm, thủ pháp hoà âm song song.

Và cuối cùng chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc dạy hoà âm ở một số cơ sở đào tạo âm nhạc trên thế giới như châu Mỹ, châu Âu và châu Á, điển hình là ở Mỹ. Thông qua đó để muốn tìm hiểu xem các nước tiếp cận với việc học hoà âm thế kỷ XX như thế nào, nội dung chương trình dạy và học ra sao, cũng như cách tổ chức thi và kiểm tra hết môn v.v... Làm quen với hệ thống ký hiệu chỉ dẫn trong tác phẩm thời kỳ này.

 

 

CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM GIẢNG DẠY HOÀ ÂM THẾ KỶ XX CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

3.1.  Cơ sở lý luận

Qua tìm hiểu khảo sát việc dạy hoà âm thế kỷ XX ở một số cơ sở đào tạo âm nhạc trên thế giớimục 2.2,chúng tôi ưu tiên chọn phương pháp tiếp cận với ngôn ngữ hoà âm thế kỷ XX theo một số trường nhạc ở Mỹ, với hai lý do sau: Lý do thứ nhất là khoá học cung cấp nội dung đa dạng, cập nhật thông tin nhanh, hiệu quả và giúp sinh viên dễ dàng chuyển tiếp từ ngôn ngữ hoà âm cổ điển sang hoà âm hiện đại. Lý do thứ hai có thể nói đây là môi trường đào tạo âm nhạc hiện đại thuộc bậc nhất thế giới và cũng thuộc khối các nước nói tiếng Anh, điều này sẽ rất thuận lợi cho sinh viên Việt Nam nếu muốn đi du học ở nước ngoài.

Hòa âm thế kỷ XX với nhiều phong cách, nhiều kỹ thuật mới, nhiều quan niệm sáng tác khác nhau, với một khuynh hướng chung đó là xa rời hệ thống âm nhạc có điệu tính và hòa âm công năng, ưa sử dụng các loại hợp âm chồng quãng ba nhiều nốt, hợp âm sắp xếp theo quãng bốn, các hợp âm chồng quãng hai, các hợp âm thêm nốt v.v…, thường kết hợp đa tầng, đa công năng, đa điệu tính, sử dụng âm nhạc theo chuỗi Serie v.v... Do vậy, việc cập nhật những kiến thức hòa âm sau này xuất hiện ở cuối thế kỷ XIX và sang thế kỷ XX là điều rất cần thiết cho các sinh viên âm nhạc của Việt Nam nói chung và của HVANQGVN nói riêng, để giúp các em dễ dàng tiếp cận với các tác phẩm sáng tác ở giai đoạn này.

Đề tài nghiên cứu:Bổ sung một số đặc điểm hòa âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy đại học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam,đây là một đề tài mang tính ứng dụng nên chúng tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm ở một số đối tượng là sinh viên các chuyên ngành khác nhau của Học viện. Việc dạy thử nghiệm sẽ giúp chúng tôi nắm được từ thái độ cũng như khả năng tiếp cận các kiến thức hòa âm mới với các đối tượng sinh viên khác nhau. Qua đó sẽ định hướng cho việc hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.

Trong quá trình thử nghiệm, một điều khó khăn mà chúng tôi gặp phải đó là, cho đến nay ở Việt Nam các sách giáo khoa hòa âm bằng tiếng Việt cũng như các công trình nghiên cứu có liên quan đến phần hòa âm thế kỷ XX chưa được đề cập đến một cách đầy đủ và có hệ thống. Do vậy, trong quá trình dạy thử nghiệm chúng tôi đã phải cung cấp cho các em từ phần tài liệu học tập cũng như những tác phẩm để phân tích.

Khi tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm giảng dạy, chủ yếu dựa trên nguồn tài liệu nước ngoài mà chúng tôi sưu tầm được, cùng với một số tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam có sử dụng những thủ pháp hòa âm mới ở thế kỷ XX. 

Cuốn sách Twentieth-Century Harmony của Vincent Persichetti là nguồn tư liệu chính để chúng tôi chọn lọc nội dung đưa vào chương trình thử nghiệm.

3.2. Dự kiến bổ sung một số kiến thức hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy môn Hoà âm trình độ đại học tại HVANQGVN

3.2.1 Tiêu chí lựa chọn nội dung kiến thức để đưa vào chương trình 

Tính mới, tính thời đại:Đây là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi mà chương trình đào tạo môn hoà âm tại Học viện còn thiếu vắng những kiến thức hoà âm thế kỷ XX vào giảng dạy tại HVANQGVN. 

Tính phổ biến hay tính điển hình: Thời kỳ này xuất hiện nhiều đặc điểm mới, phong phú và đa dạng trong các tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX, nhưng trong phạm vị luận án chúng tôi ưu tiên chọn những nội dung điển hình theo trình tự từ dễ đến khó và được nhiều người sử dụng để bổ sung vào chương trình giảng dạy môn Hoà âm sau khi kết thúc phần hoà âm Cổ điển tại HVANQGVN.

Tính vừa sức: Phù hợp với đối tượng là sinh viên trình độ đại học của HVANQGVN, chuyên ngành biểu diễn và chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy và Âm nhạc học. Biên soạn nội dung sao cho phù hợp với từng đối tượng học giúp sinh viên nghe nhận biết tác phẩm, hiểu phong cách từng tác giả - tác phẩm v.v…

Liều lượng - Tính phù hợp thời gian khung chương trình giảng dạy:Điều này rất quan trọng, làm sao để cân đối về thời lượng và kiến thức cần ưu tiên được bổ sung vào giai đoạn này vì liên quan đến tổng số giờ dạy được phân đều cho mỗi đầu môn học tại HVANQGVN. 

Ngoài ra, không quên đề cập đến tính kế thừa và tính logic, là một trong những tiêu chí lựa chọn cần thiết để chúng tôi sau khi kết thúc phần hoà âm Cổ điển, sẽ bổ sung tiếp nội dung kiến thức hoà âm thế kỷ XX vào việc thực hành giảng dạy một cách khoa học, logic. Làm sao để giúp cho sinh viên dễ dàng hiểu được cấu trúc các hợp âm chồng quãng ba, chồng quãng bốn, chồng quãng hai v.v…

3.2.2 Thời lượng và nội dung chương trình bổ sung

Theo Chương trình Hoà âm trình độ đại họccủa HVANQGVN, đã ký ngày 8 tháng 1 năm 2013, mã số 52210201 dành cho đối tượng Âm nhạc học - Sáng tác - Chỉ huy [PL2.5] và mã số 52210207 dành cho đối tượng là các chuyên ngành biểu diễn. [PL2.6].

Trong phần này, sau khi nghiên cứu về tổng số thời gian (tổng số tiết học) đã được ghi trong Chương trình Hoà âm trình độ đại họccủa HVANQGVN, nghĩa là mỗi lớp có thể kéo dài thêm 30 tiết học, tương đương hai đơn vị học trình, tức là học thêm một học kỳ nữa, là vừa đúng theo chương trình học hoà âm đại học đã được phê duyệt ở trên, bổ sung vào chương trình “Dạy hoà âm thế kỷ XX cho sinh viên đại học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam”.

3.2.3 Nội dung chương trình chi tiết

Với 30 tiết học, chúng tôi phân chia nội dung chương trình thành 13 bài học. Mỗi tuần sẽ dạy một bài trong hai tiết (90 phút). Tuần thứ 14 sẽ tổng ôn lại những kiến thức của toàn chương trình học và thực hành bài tập trên lớp. Tuần 15 sẽ dành hai tiết cuối cho phần kiểm tra, đánh giá. [Tham khảo PL4]

3.2.4 Giáo trình

Ngoài các bài giảng do chúng tôi đã tiến hành biên soạn theo các giáo trình, sách nghiên cứu về hoà âm thế kỷ XX của nước ngoài. Sinh viên có thể tham khảo các tài liệu có ở trong nước cũng như ở nước ngoài:

·  Tài liệu tiếng Việt: 

-  Phạm Minh Khang (2005), Giáo trình Hoà thanh(Bậc đại học). Trung tâm thông tin - Thư viện Âm nhạc. Hà Nội.

-  Nguyễn Trọng Ánh (2015), Hoà âm phần nửa đầu thế kỷ XX (Dành cho cao học). 

-  Đào Trọng Minh (2013), Lịch sử Hoà âm (Học phần cao học)Thành phố Hồ Chí Minh.

·  Tài liệu tiếng Anh: 

-  Cuốn Hòa âm thế kỷ XX “Twentieth-Century Harmony” của Vincent Persichetti được xuất bản tại Mỹ năm 1961 (Nxb.W.W.Norton & Company)

-  Sách Twentieth Century Harmony Creative Aspects and Practice của Vincent Persichetti (Tài liệu học online).

-  Sách lý thuyết và sách bài tập hoà âm “Lear from Masters Classical Harmony” (2010) của Sten Ingelf (Nxb.Grahns Tryckeri AB, Lund, Swenden).

-  Sách hoà âm của Đức Der Musikalischer Satz 14.-20.Jahrhundert Rhythmik Harmonik Kontrapunktik Klangkomposition Jazzarrangerment Minimal-Musiccủa Walter Salmen und Norbert J.Schneider (Copyright 1987).  Edition Helbling Inbruck.

-  Sách giới thiệu về âm nhạc hiện đại của Đức Das Schriftbild der Neuen Musik(1984) của Erhard Karkoschka.  Hermann Moeck Verlag. 

-  Cuốn sách giới thiệu về cấu trúc hoà âm Structural Fuctions of Harmony  (1954), của ArnoldSchönberg.NXB faber

3.3. Phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá

3.3.1 Phương pháp giảng dạy

Để tiếp cận với phần hoà âm thế kỷ XX một cách hiệu quả, chúng tôi kết hợp một cách linh hoạt cả ba phương pháp truyền thống, nghĩa là vừa sử dụng phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan và phương pháp thực hành, đồng thời bổ sung phương pháp vấn đáp, phương pháp làm việc nhóm và phương pháp dạy tích hợp.

+ Phương pháp vấn đápgiúp giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu sinh viên nhớ lại nội dung bài giảng, nhằm gợi mở, củng cố các kiến thức vừa học.

Phương pháp làm việc nhómlà phương pháp rất phổ biến trên thế giới, được áp dụng với nhiều ngành học khác nhau, chúng tôi được làm quen nhiều với các thuật ngữ tiếng Anh như “group learning - học nhóm”, “group teaching - dạy nhóm”, “group working - làm việc nhóm”.

Phương pháp dạy tích hợp:nghĩa là môn Hoà âm thế kỷ XX tích hợp với các môn khác như môn phân tích tác phẩm âm nhạc, sinh viên cần tìm hiểu nguồn gốc tác giả tác phẩm và ngôn ngữ hoà âm, hay môn tính năng nhạc cụ nghe hiệu quả các âm thanh khác nhau khi phối cho các nhạc cụ khác nhau và đặc biệt phối hợp với các khoa chuyên ngành để có thể cập nhật thường xuyên các bài biểu diễn đương đại để bổ sung vào làm bài tập phân tích và kết hợp với các môn hoà tấu để bài phối của sinh viên được các nhóm hoà tấu luyện tập nghe âm vang thực tế bài sáng tác của sinh viên v.v... 

3.3.2 Phương pháp kiểm tra đánh giá

Phương án kiểm tra đánh giá theo cách mới:Sau khi tham khảo các phương thức kiểm tra đánh giá của một số Học viện Âm nhạc ở Mỹ như Berklee College of Music và Nhạc viện San Francisco. Chúng tôi mong muốn được áp dụng đánh giá kết quả học tập theo cách làm của các trường bên Mỹ, nghĩa là sẽ chia thành bốn loại đánh giá được căn cứ vào việc hoàn thành bài kiểm tra tương đương bao nhiêu phần trăm, chẳng hạn: 

Loại A (Giỏi): 90-100% ; Loại B (Khá): 80-89%  

Loại C (Đạt): 70-79%;  Loại D (Kém): 60-69%

Bài thi tốt nghiệp môn: Có hai dạng bài cho hai lớp chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học và Lớp chuyên ngành biểu diễn.

- Lớp chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học sẽ yêu cầu sáng tác một đoạn nhạc cho piano gồm 8 ô nhịp, trong đó áp dụng những kiến thức hoà âm thế kỷ XX đã được học và nộp bài thi vào tuần 15.

- Lớp chuyên ngành biểu diễn sẽ viết phân tích một bài về hoà âm thế kỷ XX với những nội dung đã học và cũng nộp bài vào tuần 15.

Đối với hình thức kiểm tra giữa kỳ cho cả hai lớp sẽ là viết một bài phân tích tác phẩm, vào tuần học thứ bảy, sau khi giới thiệu xong nội dung bài giảng về cấu tạo hợp âm bốn và tiết thực hành sẽ giành cho việc viết bài phân tích.

Điểm thi tốt nghiệp sẽ tính như sau: Nhiệm vụ học tập được tính 50%; Bài giữa kỳ 15%; Bài cuối kỳ 25% và tham gia đầy đủ các buổi học 10%.

 Phương pháp kiểm tra đánh giá theo cách truyền thống:

Phần hoà âm thế kỷ XX cũng có thể áp dụng phương pháp kiểm tra đánh giá theo cách truyền thống, giống như đối với phần hoà âm cổ điển đã thực hiện ở Học viện. Nghĩa là cũng vận dụng hình thức thi tập trung theo lớp tập thể, tuỳ theo từng chuyên ngành mà áp dụng cách thức thi.

Áp dụng hình thức thi kiểm tra viết dưới dạng trắc nghiệm, được chia làm hai phần: Phần I là phần câu hỏi kiến thức tổng hợp về hoà âm thế kỷ XX và phần II là một bài phân tích hoà âm. Hình thức thi này được áp dụng cho cả hai đối tượng (10 điểm). 

Riêng đối với lớp Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học, sẽ có thêm bài thi phối hoà âm viết. Và điểm thi sẽ cộng cả điểm bài thi phối hoà âm viết với điểm bài thi trắc nghiệm, sau đó chia đôi, sẽ ra điểm tốt nghiệp môn. 

Điểm tổng dưới 5 điểm, sinh viên sẽ phải thi lại. Chia làm hai lần kiểm tra giữa kỳ và kiểm tra cuối học kỳ. Điểm thi cuối học kỳ sẽ tính là điểm tốt nghiệp môn học.

3.4 Thực nghiệm sư phạm

3.4.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm

Phần thực nghiệm sư phạm sẽ giúp chúng tôi giải quyết những vấn đề sau: Trên cơ sở trình độ tiếp thu của sinh viên các chuyên ngành khác nhau sẽ giúp chúng tôi biên soạn bài giảng phù hợp với từng chuyên ngành.Chọn lựa các dạng bài tập nghe, bài tập phân tích, bài tập viết v.v…, đồng thời áp dụng các phương pháp giảng dạy như thế nào cho phù hợp với các nội dung khác nhau của chương trình, phù hợp với các sinh viên ở các chuyên ngành khác nhau.Cân đối thời gian cho phần trình bày về lý thuyết với thực hành phân tích trong một buổi lên lớp cho hợp lý, có hiệu quả nhất.Quá trình dạy thực nghiệm còn giúp chúng tôi tìm hiểu được thái độ của sinh viên khi tiếp thu những kiến thức hoà âm mới. Qua đó có thể điều chỉnh về phương pháp giảng dạy cũng như nội dung của bài giảng cho phù hợp.

3.4.2 Đối tượng thực nghiệm và tổ chức thực nghiệm

3.4.2.1 Đối tượng thực nghiệm

Trong những năm học 2013 - 2014; 2014 - 2015; 2016 - 2017, chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở ba lớp với các chuyên ngành khác nhau như: Lớp A: Chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học [Danh sách ở PL7.3]; Lớp B: Chuyên ngành biểu diễn Kèn, Gõ, Keyboard, Guitare và Accodeon [Danh sách PL7.2] và Lớp C: Chuyên ngành Piano - Dây [Danh sách PL7.4]

3.4.2.2 Trình bày một số bài giảng thực nghiệm

Tên bài: Hợp âm chồng quãng bốn

Đối tượng học:Sinh viên chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học (Lớp A)

Và đối với hai lớp chuyên ngành biểu diễn Kèn, Gõ, Keyboard, Guitare và Accodeon (Lớp B) và Lớp C là sinh viên chuyên ngành Piano - Dây 

Tên bài: Hợp âm chồng quãng hai

Đối tượng học:Sinh viên chuyên ngành biểu diễn năm thứ hai

3.4.3 Kết quả thực nghiệm

Sau các buổi dạy thử nghiệm chúng tôi có một số nhận xét như sau: 

- Phần lớn các em đều muốn được học phần hòa âm kết kỷ XX, vì theo các em đây là những điều mới mẻ mà các em mặc dù đã được tiếp cận qua tác phẩm chuyên ngành nhưng chưa được hiểu biết một cách thấu đáo, khoa học.

- Thái độ học tập của các em nghiêm túc, tập trung khi nghe giảng về phần lý thuyết. Các em phần lớn hiểu và tiếp thu khá tốt phần nội dung bài giảng. Số học sinh còn chưa thực hiểu bài chiếm tỷ lệ không nhiều…

Tiểu kết chương 3

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu chương trình thử nghiệm đưa hoà âm thế kỷ XX vào giảng dạy cho sinh viên đại học tại HVANQGVN bao gồm hai phần cả lý thuyết và bài tập thực hành.

Giới thiệu một số hợp âm và chồng âm đã được sử dụng trong ngôn ngữ âm nhạc thế kỷ XX, chủ yếu được xây dựng trên nền tảng của hòa âm cổ điển, nhằm bổ sung thêm kiến thức về quan niệm hòa thanh trong thời kỳ này. Ở đây tồn tại song song quan niệm về cách thành lập hợp âm theo qui luật chồng quãng ba và các hợp âm ngoài quãng ba như hợp âm chồng quãng bốn, hợp âm chồng quãng hai, các dạng hợp âm thêm nốt và sử dụng chồng âm dưới dạng chùm nốt.

Đưa ra dự kiến bổ sung nội dung hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy môn hoà âm tại HVANQGVN với tổng số thời gian là 30 tiết học tương đương một học kỳ với hai đơn vị học trình.

Xây dựng giáo án giảng dạy với các bài giảng mẫu hợp âm chồng quãng bốn và hợp âm chồng quãng hai.

Kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp giảng dạy truyền thống như phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan và phương pháp thực hành với các phương pháp vấn đáp, phương pháp làm việc nhóm và phương pháp dạy tích hợp giúp sinh viên thu nạp được kiến thức hoà âm thế kỷ XX một cách hiệu quả.

 Đưa ra các phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với sinh viên HVANQGVN.

Đưa ra kết quả thử nghiệm đối với các lớp chuyên ngành biểu diễn và chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học.

KẾT LUẬN

Hoà âm là một môn học đã được giảng dạy tại HVANQGVN ngay từ những ngày đầu thành lập trường (năm 1956) cho đến ngày hôm nay. Hơn 60 năm, qua nhiều giai đoạn phát triển của trường, các thế hệ giảng viên đã tiếp nối xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình và cập nhật những phương pháp giảng dạy mới nhằm đưa môn Hoà âm ngày càng hoàn thiện hơn.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng cho đến nay, nội dung chương trình giảng dạy môn Hoà âm cho sinh viên đại học tại HVANQGVN chủ yếu vẫn giới hạn là phần hoà âm ở giai đoạn cổ điển. Với thực tế ở giai đoạn hiện nay, các em sinh viên khi học chuyên ngành đang tiếp cận ngày càng nhiều hơn các tác phẩm được sáng tác từ cuối thế kỷ XIX đến giai đoạn hiện nay của các nhạc sĩ trên thế giới và nhạc sĩ Việt Nam. Các kiến thức của hoà âm cổ điển nhiều điểm đã không còn phù hợp khi xử lý các tác phẩm này. Điều này đã thúc đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu làm sao đưa được một số kiến thức hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy môn Hoà âm cho sinh viên đại học ở HVANQGVN. 

Để làm được điều này, một mặt chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng giảng dạy môn Hoà âm hiện nay ở HVANQGVN. Qua đó tìm ra được những ưu điểm, nhược điểm về các mặt từ chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy v.v… nhằm tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy. Một mặt chúng tôi tiến hành tìm hiểu những kinh nghiệm giảng dạy về hoà âm thế kỷ XX ở một số cơ sở đào tạo âm nhạc có uy tín trên thế giới.

Mặc dù ở mỗi cơ sở đào tạo, ở mỗi nước có cách giảng dạy hoà âm thế kỷ XX khác nhau, tuy nhiên chúng tôi thấy có một điểm chung đó là: Hoà âm thế kỷ XX là một phần kiến thức không thể thiếu được của môn Hoà âm trong các trường âm nhạc chuyên nghiệp. Hoà âm giai đoạn thế kỷ XX đã được đưa vào giảng dạy ở các trường đó từ nhiều năm qua.

Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ hoà âm trong âm nhạc thế kỷ XX là một lĩnh vực rất phức tạp. Ở giai đoạn này đã hình thành nhiều khuynh hướng sáng tác, nhiều trào lưu, nhiều quan điểm nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ khác nhau cùng tồn tại. Các nhạc sĩ ở giai đoạn này đã sáng tạo, tìm tòi mọi khả năng biểu hiện của ngôn ngữ hoà âm. Do vậy đã dẫn đến sự phong phú, phức tạp và rất đa dạng của các thủ pháp hoà âm.

Trong chương 2 của luận án, chúng tôi giới thiệu một cách khái quát một số đặc điểm của hoà âm thế kỷ XX. Qua đó có thể lựa chọn được những nội dung của hoà âm giai đoạn này phù hợp với chương trình giảng dạy đại học ở HVANQGVN.

Ngoài việc giới thiệu một số dạng điệu thức thường gặp trong âm nhạc thế kỷ XX như: Điệu thức toàn cung, điệu thức chuyển dịch có giới hạn, điệu thức đối xứng đến dạng âm nhạc không có điệu tính, âm nhạc 12 âm v.v… Chúng tôi còn trình bày một số dạng cấu trúc hợp âm, chồng âm phổ biến trong âm nhạc thế kỷ XX. Từ các cấu trúc hợp âm theo quãng ba gồm nhiều nốt (Hợp âm 11, hợp âm 13 v.v… đến hợp âm 21, hợp âm 23), hợp âm chồng quãng bốn, hợp âm chồng quãng hai, chùm nốt đến các dạng hợp âm có thêm nốt v.v…

Chúng tôi cũng giới thiệu trong chương 2 một số thủ pháp hoà âm thường gặp trong các tác phẩm âm nhạc ở thế kỷ XX. Đó là các thủ pháp: Đa điệu tính, đa điệu thức, đa hợp âm, hoà âm song song v.v…

Khi lựa chọn những nội dung trong hoà âm thế kỷ XX để đưa vào chương trình giảng dạy ở HVANQGVN chúng tôi đã dựa trên các tiêu chí:

Những nội dung, kiến thức mới, khác biệt với các kiến thức của hoà âm cổ điển; Là những đặc điểm của hoà âm có tính phổ biến trong các tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX; Các đặc điểm hoà âm này phải được tiếp cận ở mức độ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của sinh viên HVANQGVN; Các nội dung đưa vào chương trình phải có liều lượng phù hợp với thời gian cho phép trong chương trình qui định của nhà trường. 

Trong giai đoạn đầu này, chúng tôi biên soạn nội dung giảng dạy phần hoà âm thế kỷ XX trong 30 tiết (02 đơn vị học trình).

Với các tiêu chí như trên, chúng tôi bước đầu biên soạn nội dung giảng dạy thành 13 bài, mỗi bài dạy trong hai tiết. Riêng hai tiết 27 và 28 là dành cho ôn tập và hai tiết cuối cùng 29 và 30 được dùng để tiến hành kiểm tra đánh giá hết môn.

Để xem xét tính khả thi của nội dung các bài giảng được biên soạn, chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở nhiều đối tượng sinh viên các chuyên ngành khác nhau ở HVANQGVN. Chúng tôi tổ chức dạy ở ba lớp sau: 

- Lớp sinh viên các chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học

- Lớp sinh viên chuyên ngành Kèn-Gõ - Keyboard - Guitare và Accordeon

- Lớp sinh viên chuyên ngành Piano - Dây

Khi tiến hành dạy thử nghiệm, chúng tôi ngoài các phương pháp dạy truyền thống đó là: phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan và phương pháp thực hành, chúng tôi còn áp dụng một số phương pháp khác. Đó là phương pháp vấn đáp, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp dạy tích hợp v.v...

Qua một thời gian dạy thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng: Các em tỏ ra thích thú với những kiến thức về hoà âm thế kỷ XX. Thái độ học tập khá nghiêm túc, tập trung. Phần lớn các em tiếp thu tốt nội dung bài giảng.

Tuy nhiên chúngtôi cũng thấy rằng, do thời gian cho mỗi bài còn quá ít ỏi. Vì vậy, phần thực hành phân tích hoà âm trên tác phẩm hoặc phần phối hoà âm ở lớp Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học còn gặp nhiều lúng túc, khó khăn.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa những kiến thức hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy môn Hoà âm tại HVANQGVN. Chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, biên soạn một số bài giảng nhằm bước đầu đưa một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào dạy cho sinh viên đại học.

Là phần kiến thức còn khá mới mẻ trong môn học Hoà âm ở Việt Nam nói chung và HVANQGVN nói riêng, phần nghiên cứu của chúng tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu âm nhạc, các giáo sư, giảng viên và các bạn đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn phần nghiên cứu của mình, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hoà âm ở HVANQGVN.

 

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Sau thời gian dài nghiên cứu và tìm giải pháp làm thế nào để triển khai phần hoà âm thế kỷ XX bổ sung vào chương trình giảng dạy môn Hoà âm cho sinh viên đại học tại HVANQGVN. Chúng tôi có một số khuyến nghị sau:

Đối với HVANQGVN

Tăng cường thời lượng 30 tiết học (tương đương một học kỳ) cho môn hòa âm đại học, nghĩa là kéo dài thêm một học kỳ để bổ sung phần kiến thức hoà âm thế kỷ XX cho sinh viên. Như vậy môn hòa âm đại học biểu diễn sẽ học liền ba học kỳ từ năm thứ nhất đến hết học kỳ một năm thứ hai mới tốt nghiệp. Riêng chuyên ngành Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học sẽ rà soát lại nội dung phần hoà âm cổ điển và gối tiếp phần hoà âm thế kỷ XX sao cho hợp lý về thời lượng môn học kéo dài đến học kỳ một năm thứ ba.

Tạo điều kiện cho các giảng viên trong tổ bộ môn có điều kiện được học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn dưới nhiều hình thức đào tạo khác nhau (ở trong nước cũng như ở nước ngoài). 

Mời các chuyên gia đầu ngành về hoà âm và các chuyên gia nước ngoài (nếu có thể) để trao đổi cập nhật thông tin nhằm đem lại cơ hội phát triển, sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau giữa các nhà khoa học với Học viện.

Xin kinh phí xây dựng giáo án điện tử, ưu tiên cho phần hoà âm thế kỷ XX.

Trang bị mạng Internet trong các phòng dạy một số môn kiến thức âm nhạc như lịch sử âm nhạc, hoà âm, phân tích tác phẩm, tính năng nhạc cụ v.v… giúp cho chương trình dạy và học được cập nhật thông tin nhanh chóng với thế giới.

Ở bậc đại học nên đưa môn hòa thanh trên đàn là môn học tự chọn đối với các lớp chuyên ngành biểu diễn để giúp cho sinh viên có cơ hội được thực hành với môn học này (nếu các em muốn được học).

Nên xây dựng các chuyên đề hoà âm với nhiều nội dung âm nhạc khác nhau, chẳng hạn phân tích hoà âm của nhạc Jazz, Rock hay giới thiệu âm nhạc các nước v.v... được xếp vào môn tự chọn.

Đối với Khoa Kiến thức Âm nhạc và tổ bộ môn Hoà âm

Cần sự phối hợp giữa tổ bộ môn hoà âm và khoa Kiến thức âm nhạc xin chủ trương của Học viện để tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trong tổ hoà âm, nhằm tập trung giới thiệu và rà soát nội dung chi tiết môn Hoà âm. 

Tăng cường các cuộc Hội thảo chuyên môn cấp Khoa.

Đặt kế hoạch sinh hoạt chuyên môn định kỳ trong tổ hoà âm, có thể theo lịch làm việc đầu năm của nhà trường vào tuần cuối tháng tám trước khi bắt đầu năm học mới. Tổ chức họp tổng kết tổ hoà âm cuối mỗi kỳ thi, rà soát nội dung từng phần học nếu cần phải cập nhật nội dung mới, đồng thời rà soát lại các bài phân tích cũng như thống nhất cách chấm điểm v.v...

Giảng viên tổ hoà âm cần cập nhật phần hoà âm thế kỷ XX, trau dồi chuyên môn vừa sâu, vừa rộng, áp dụng linh hoạt phương pháp dạy học tích hợp. Quan tâm hướng dẫn sinh viên nghiên cứu tự học và chú ý kiểm tra sự chuẩn bị bài của sinh viên.

Đối với các Khoa chuyên ngành nhạc cụ

Trao đổi nghiệp vụ chuyên môn giữa khoa Kiến thức Âm nhạc với các khoa chuyên ngành để có thể cập nhật thêm các bài chuyên ngành nhạc cụ đưa vào phần phân tích hoà âm các tác phẩm đương đại khác nhau. 

Tạo mối liên hệ khăng khít giữa các Khoa, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo, cùng nhau bổ sung cập nhật phần hoà âm thế kỷ XX vào giảng dạy cho sinh viên đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện ngày càng hiệu quả hơn.

 

Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn