Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Thông tin nghiên cứu KH
Luận án Tiến sĩ
Luận văn Thạc sĩ
Biểu mẫu đăng ký NCKH
Mẫu đăng ký GS, PGS
Giáo trình
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử Bộ VHTTDL
Thư điện tử Học viện
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 13670275
Luận án Tiến sĩ Thứ sáu, 13/12/2024

Tác giả: Nguyễn Thị Phương Nga
Đề tài: Âm nhạc W.A.Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành: Âm nhạc học
Mã số: 62.21.02.01.
Người hướng dẫn: GS.NSND. Nguyễn Trung Kiên 
Ngày đăng: 02/10/2017

Luận án toàn văn

Tóm tắt Luận án 

MỞ ĐẦU

Sự nghiệp đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam đã có một lịch sử gần 60 năm, từ khi thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam. Nhưng những thành tựu đạt được đã trở thành niềm tự hào to lớn góp phần tích cực xây dựng nền âm nhạc Cách mạng nói chung và sự nghiệp thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam nói riêng.

Sự đổi mới được thể hiện trong nhiều mặt chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, biên soạn các chương trình, giáo trình cho thanh nhạc các cấp học (trung cấp và đại học).

Việc thực hiện từng bước tiếp cận với những phương pháp, những mô hình đào tạo thanh nhạc hiện đại thế giới, nhằm đưa vào giảng dạy cũng được tiến hành từng bước chắc chắn.

Do những yêu cầu ngày càng cao, ngày càng đa dạng của đời sống âm nhạc, đã thúc đẩy các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ của Học viện phấn đấu vươn lên không ngừng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

Với niềm khát khao học tập, nghiên cứu để vươn lên tôi đã chọn “Âm nhạc W.A.Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam” để làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2. Lịch sử đề tài

Trong những nghiên cứu về đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở Việt Nam có thể kể đến một số công trình nghiên cứu rất có giá trị như:

- PGS. NSND Mai Khanh đã viết cuốn Sách học thanh nhạc vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX.

- Cuốn sách Phương pháp sư phạm thanh nhạc (2001) của GS. NSND Nguyễn Trung Kiên

- Cuốn Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc phương Tây (2005) của NGƯT Hồ Mộ La

- Cuốn Phương pháp dạy thanh nhạc (2008) của NGƯT Hồ Mộ La

- Cuốn Nâng cao chất lượng hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát mới (2010) của PGS.TS.NSƯT Trần Ngọc Lan

- Cuốn Lược sử opera (2011) được GS. NSND Nguyễn Trung Kiên

Thời gian gần đây, các tác phẩm của Mozart đã được sử dụng nhiều hơn trong giáo trình thanh nhạc ở bậc đại học. Tuy nhiên về tỷ lệ so với các tác giả khác, theo chúng tôi là còn khá khiêm tốn, một số giảng viên vẫn còn ham thích những tác phẩm ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX như những tác phẩm đầy kịch tính của Puccini... Những tác phẩm này chủ yếu dành cho các giọng hát đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành biểu diễn thanh nhạc. Do chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách có hệ thống, chi tiết từng thể loại tác phẩm của Mozart nên chúng ta chưa thấy hết được ý nghĩa xã hội, tính khoa học cũng như những giá trị to lớn mà các tác phẩm đó mang lại trong quy trình đào tạo thanh nhạc.

Chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn luận án hoàn thành tốt sẽ có thể đóng góp thêm cho quá trình hoàn thiện giáo trình thanh nhạc của khoa Thanh nhạc HVANQGVN.

3. Mục đích nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác các tác phẩm thanh nhạc của Mozart.

Các tác phẩm này đã và sẽ được áp dụng trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam.

- Nghiên cứu về những ảnh hưởng của Hội Tam Điểm và Chủ nghĩa Khai sáng đối với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Mozart.

- Nghiên cứu để làm rõ những giá trị trong các sáng tác cho thanh nhạc của Mozart bao gồm : các ca khúc, các concert aria và các aria trích trong các opera của ông.

- Nghiên cứu các chương trình, giáo trình thanh nhạc cho các loại giọng hát. Phân tích và đánh giá vị trí quan trọng của các tác phẩm thanh nhạc của Mozart trong giáo trình thanh nhạc bậc đại học và cao học.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật cũng như ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai sáng và Hội Tam Điểm đến các sáng tác cho thanh nhạc của Mozart .

- Những tiêu chí thẩm mỹ, nghệ thuật và các nguyên tắc về kỹ thuật trong phương pháp bel canto mà Mozart đã ứng dụng trong các tác phẩm thanh nhạc của ông.

- Tìm hiểu và phân tích các tác phẩm của Mozart để đưa vào chương trình giảng dạy thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các tác phẩm thanh nhạc của Mozart . Đặc trưng phương pháp bel canto ở thế kỷ XVIII và giáo trình giảng dạy thanh nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm và phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Trong luận án này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm:

+ Nghiên cứu tư liệu

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh.

+ Tổng kết những kinh nghiệm thực tế của thế giới và Việt Nam qua các giáo trình thanh nhạc.

+ Đúc kết kinh nghiệm của bản thân thông qua hoạt động biểu diễn và giảng dạy.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận án này là công trình nghiên cứu chuyên sâu về các tác phẩm thanh nhạc của Mozart, vị trí quan trọng của nó trong giáo trình thanh nhạc bậc đại học và một phần của bậc cao học.

Phân tích những tiêu chí về nghệ thuật và kĩ thuật trong các tác phẩm thanh nhạc của Mozart, qua đó thấy được tác dụng quan trọng tạo nên phẩm chất cho các ca sĩ được đào tạo chính quy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Với luận án này, lần đầu tiên việc nghiên cứu về các tác phẩm thanh nhạc của Mozart được phân tích dưới góc độ sư phạm âm nhạc. Qua đó để tìm ra những hướng phát triển trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp, phù hợp với con người Việt Nam. Đây là một đóng góp mới mà chưa có công trình nào được thực hiện trước đây.

7. Bố cục luận án

Ngoài phẩn Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài tiệu tham khảo và Phụ lục, luận án được trình bày trong ba chương :

Chương 1:W.A.Mozart với ảnh hưởng văn hóa thời đại và khái quát những giai đoạn sáng tác của ông.

Chương2: ĐặcđiểmchungtrongcáctácphẩmthanhnhạccủaW.A.Mozart. Chương 3: Giải pháp kỹ thuật sử dụng các tác phẩm W.A. Mozart trong đào

tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam.

CHƯƠNG 1

W.A.MOZART VỚI ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA THỜI ĐẠI VÀ KHÁI QUÁT NHỮNG GIAI ĐOẠN SÁNG TÁC CỦA ÔNG

1.1 Cơ sở lý luận

Khi nghiên cứu về Mozart, một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua đó là nghiên cứu về thời đại mà ông sống, nghiên cứu những ảnh hưởng sâu sắc của thời đại đó đối với tác phẩm của ông, đó là thời gian cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Thời đại này còn được gọi là Thời đại Khai sáng ( có người còn gọi là Thời đại Ánh sáng ) theo cách gọi của các nhà tư tưởng và văn hóa châu Âu.

1.2 Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai sáng và opera Lòng từ bi của Tito

1.2.1 Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai sáng

Thế kỷ XVII được gọi là thế kỷ Ánh sáng hay thế kỷ Khai sáng, thời kỳ này các nhà triết học, các nhà văn hóa không ngừng truyền bá tư tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái của xã hội, của nhân loại. Những tư tưởng này đã có tác động rất mạnh đến các nghệ sĩ, các nhạc sĩ giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.

Chủ nghĩa Khai sáng lúc đầu chỉ phát triển tại: Đức, Pháp, Anh và Tây Ban Nha, nhưng tầm ảnh hưởng của nó thì lại lan xa hơn. Nước Áo, nơi nhạc sĩ thiên tài Mozart đã sống và làm việc

1.2.2 Sự ra đời của opera Lòng từ bi của Tito

Vở opera Lòng từ bi của Tito được Mozart sáng tác theo đơn đặt hàng dành cho Lễ đăng quang của vị vua nổi tiếng Léopold II ở Prague (Tiệp Khắc). Vào thời gian này Mozart đang ốm nặng, và ông cũng rất bận vì đang sáng tác vở opera Cây sáo thần và Khúc cầu hồn (Requiem). Tuy nhiên ông đã không từ chối lời đề nghị này.

1.3 Ảnh hưởng của Hội Tam Điểm và sự ra đời của opera Cây sáo thần 1.3.1 ẢnhhưởngcủaHộiTamĐiểm

Bất cứ một con người nào, dù là một thiên tài vẫn chịu sự chi phối của xã hội xung quanh. Mozart cũng vậy, ông không phải là một ngoại lệ. Trong thời đại của ông, để ra đời những tác phẩm bất hủ của mình, ông đã chịu tác động, chịu sự hấp dẫn của Hội Tam Điểm ở Áo và châu Âu lúc bấy giờ. Hay nói một cách khác Hội Tam Điểm đã góp phần xây lên những lâu đài âm nhạc của Mozart.

1.3.2 Sự ra đời opera Cây sáo thần

Những chủ đề súc tích của Hội Tam Điểm, đã được Mozart sáng tạovàthểhiệnmộtcáchđầyđủtrongvởopera Câysáothần.Điềunàyđã được nhà nghiên cứu về Mozart người Đức Paul Nhetd gọi là: Bài hát về thiên nga của Hội Tam Điểm. Cũng vì lẽ đó mà sau đó ba năm tác phẩm này đã bị cấm biểu diễn ở Áo. Phản ứng của xã hội về opera Cây sáo thần sau khi Mozart qua đời là rất khác nhau, đôi khi mâu thuẫn, trái ngược nhau và đầy bất ngờ. Vở opera được nhìn nhận, lúc thì như cách nói bóng gió tới cuộc Cách mạng Tư sản Pháp vĩ đại, lúc thì như ca ngợi danh tiếng của Hội Tam Điểm, rồi cả những lời nói bóng gió mang hàm ý chính trị, trong đó có cảnhữnghìnhmẫu nhânvậtlịchsửcụthể.

1.4 Khái quát những giai đoạn sáng tác của Mozart

1.4.1 Giai đoạn đầu (1762 – 1773)

1.4.2 Giai đoạn giữa (1773 – 1777 )

1.4.3 Giai đoạn cuối (1777 – 1791 )

Tiểu kết chương 1

W. A. Mozart một nhạc sĩ thiên tài người Áo, một đại biểu xuất sắc của trường phái Cổ điển Viên. Ông sinh ra và trưởng thành trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động ở châu Âu. Mặc dù cuộc đời của ông rất ngắn ngủi nhưng ông đã để lại một gia tài tác phẩm rất đồ sộ. Bên cạnh những tác phẩm viết cho khí nhạc gồm các bản giao hưởng, concerto, các sonata...là rất nhiều tác phẩm viết cho thanh nhạc. Đó là các ca khúc, các concert aria và đặc biệt là các opera. Mozart được coi là một trong những nhà soạn nhạc hiện thực vĩ đại nhất của lịch sử opera.

Nghệ thuật của ông đã phản ánh đầy đủ và rõ ràng nhất những xung đột về quan điểm xã hội của thời đại Khai Sáng, những tư tưởng nhân đạo của nhân loại.

Cũng như cuộc đời nghệ thuật của nhiều nghệ sĩ khác, Mozart chịu ảnh hưởng sâu sắc của các trào lưu tư tưởng và văn hóa của thời đại. Những trào lưu tư tưởng này đồng thời cũng có một ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn tới các lĩnh vực triết học, văn học và văn hóa - nghệ thuật đương thời trong đó có âm nhạc. Những nội dung tư tưởng này phản ánh một cách đầy đủ trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông dù là lĩnh vực thanh nhạc hay khí nhạc. Mozart trở nên vĩ đại bởi hàm chứa trong các tác phẩm của ông những tư tưởng triết học của Chủ nghĩa Khai sáng” và Hội Tam Điểm, là những trào lưu tư tưởng tiến bộ đương thời.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CHUNG TRONG CÁC TÁC PHẨM THANH NHẠC CỦA W.A. MOZART

2.1 Cơ sở lý luận

Trong chương 2 này, chúng tôi muốn trình bày về những đặc điểm âm nhạc trong các tác phẩm sáng tác cho thanh nhạc của Mozart. Các tác phẩm viết cho thanh nhạc của Mozart có rất nhiều, tuy nhiên trong luận án này chúng tôi chỉ đi sâu phân tích 36 ca khúc, 21 concert aria và một số aria trích trong các opera của ông.

2.2 Phương pháp bel canto của một số bậc thầy nổi tiếng.

Sự nghiệp đào tạo thanh nhạc, phương pháp bel canto được chia làm hai giai đoạn ở thế kỷ XVII và XVIII. Trong giai đoạn khởi đầu và giai đoạn hình thành của phương pháp bel canto, chúng ta không thể bỏ qua các nhà sư phạm nổi tiếng thời kỳ đó như Caccini, Tosi Pistocchi, Bernachi, Porpra, Mancini.

2.2.1 Giulio Caccini (1551 – 1618)
2.2.2 Pietro Francesco Tosi (1647 - 1727)
2.2.3 Antonio Mamiliang Pistocchi (1659 - 1726) 2.2.4 Antonio Bernacchi (1685 - 1756)
2.2.5 Giambattista Mancini (1716 - 1800)
2.3 Các ca khúc của W.A.Mozart
2.3.1 Khái quát về 36 ca khúc của Mozart

Cho đến nay các nhà sưu tầm và nghiên cứu tư liệu về tác giả và tác phẩm trong lịch sử âm nhạc chưa sưu tầm được trọn vẹn toàn bộ những ca khúc của Mozart.

Chúng tôi đã có may mắn được tiếp cận tuyển tập ca khúc của Mozart thông qua sự giúp đỡ của GS. NSND. Nguyễn Trung Kiên. Từ sự giúp đỡ quý báu này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và giới thiệu những vấn đề có liên quan như:

         -  Thời điểm sáng tác từng ca khúc, 


         -  Những nét đặc trưng về âm nhạc, về thơ ca, 


         -  Sự liên quan, gắn kết những ca khúc này với những thể 
loại lớn như những opera của ông. 
2.3.2 Đặc điểm âm nhạc trong các ca khúc 
Đặc điểm quan trọng về âm nhạc trong các ca khúc của Mozart đó là sự đơn giản, sáng sủa và cân bằng, mang phong cách Galant, đặc trưng ở cuối thế kỷ XVIII 
Tuy nhiên, âm nhạc đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự điêu luyện và tinh tế trong cả kỹ thuật và biểu hiện cảm xúc. 


2.4 Khái quát về 21 concert aria với dàn nhạc cho giọng nữ cao

2.4.1 Giới thiệu về 21 concert aria

Có thể nói rằng, trong 21 bản concert aria của Mozart hầu hết là những tác phẩm có trình độ học thuật rất cao, ít được các học viện và nhạc viện nổi tiếng thế giới sử dụng trong đào tạo thanh nhạc ở bậc đại học, hầu như chỉ được sử dụng chủ yếu để giảng dạy ở chương trình cao học.

2.4.2 Phân tích một số concert aria tiêu biểu

Chúng tôi xin lựa chọn để phân tích cụ thể một số aria tiêu biểu trong21concertariavớidànnhạcchogiọngnữcaocủa Mozart.

Dưới đây xin được giới thiệu phần phân tích một trong số các aria tiêu biểu :

11
Ví dụ 1: Phần giai điệu trong bài Lạy trời!, giá như tôi có thể nói với

người... (Tp5,pl2,trang84)

Để có thể hát tốt được tác phẩm âm nhạc này, học viên phải chuẩn bị sức khỏe tốt, phải có sự rèn luyện thường xuyên, khi hát phải hết sức tập trung tinh thần thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật, phải mở thật rộng khẩu hình phía trong từ nốt thấp rồi giữ nguyên khẩu hình đó khi lên nốt cao nhất của tác phẩm.

2.5 Đặc điểm âm nhạc các aria trích trong opera của W.A.Mozart

Đặc điểm nổi bật trong âm nhạc của Mozart đó là sự tinh tế, giàu chất giai điệu và sức thể hiện, tràn đầy sức sống, dễ cảm nhận cả về âm nhạc và nội dung. Âm nhạc của ông luôn tràn đầy tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống. Hình tượng âm nhạc tươi tắn, độc đáo. Với ngôn ngữ âm nhạc chân thật, giản dị, tứ nhạc mới mẻ, giàu biếm hoạ, thủ pháp tinh tế. Âm nhạc trong các tác phẩm thanh nhạc của Mozart mang phong cách Galant đặc trưng cuối thế kỷ XVIII.


 

Tiểu kết chương 2

Trong chương này, chúng tôi muốn giới thiệu về một số đặc điểm âm nhạc trong các tác phẩm thanh nhạc của Mozart. Chúng tôi đã đề cập đến bối cảnh ra đời, tính chất âm nhạc và những đặc điểm trong 36 ca khúc của Mozart cũng như 21 “Concert Aria với dàn nhạc” cho giọng nữ cao và một số aria trích trong các opera của ông.

Những ca khúc của Mozart sẽ là những bài học quý báu để rèn luyện phương pháp bel canto, rèn luyện những tư duy sáng tạo trong nghệ thuật hát thính phòng. Hơn thế nữa, chính những ca khúc này sẽ bổ khuyết cho các em những hiểu biết về phong cách Cổ điển Viên và sẽ là cầu nối quan trọng đến với nghệ thuật thính phòng của trường phái lãng mạn thế kỷ XIX.

21 Concert aria với dàn nhạc cho giọng nữ cao của Mozart đứng về mặt kỹ thuật là những thử thách lớn đối với các sinh viên thanh nhạc. Chính vì vậy, đa số bài được sắp xếp vào cuối chương trình đại học hoặc trên bậc cao học biểu diễn thanh nhạc. Chúng ta có thể thấy những tác phẩm thanh nhạc này của Mozart hàm chứa đủ loại kỹ thuật thanh nhạc cần thiết nhằm phát triển cho sinh viên năng lực biểu diễn. Đồng thời, những tác phẩm này cũng
thể hiện những đặc tính âm nhạc nổi trội của Mozart cùng với những giá trị thẩm mỹ cao trong toàn bộ tiến trình phát triển nền thanh nhạc thế giới.

Chúng tôi hy vọng rằng trong chương 2, những phân tích của luận án về các đặc điểm âm nhạc trong các tác phẩm thanh nhạc của W.A. Mozart thông qua 36 ca khúc, 21 concert aria cũng như các aria trích trong các vở opera sẽ làm sáng tỏ những yêu cầu hiểu biết và thể hiện tác phẩm của sinh viên thanh nhạc. Cũng từ những phân tích chung về đặc điểm âm nhạc trong ngôn ngữ âm nhạc, trong thể hiện âm nhạc sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các tác phẩm của W.A. Mozart tại Khoa Thanh nhạc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SỬ DỤNG CÁC TÁC PHẨM CỦA W.A. MOZART TRONG ĐÀO TẠO THANH NHẠC CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM

Chúng tôi đưa một số giải pháp trong việc sử dụng các tác phẩm thanh nhạc của Mozart vào giảng dạy ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Nội dung của các giải pháp này được thể hiện:

- Giải pháp về việc giảng dạy các ca khúc của Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp.

- Giải pháp nâng cao nhận thức về 21 Concert aria với dàn nhạc của Mozart.
- Giải pháp nâng cao chất lượng bằng việc bổ sung các aria trích trong các opera của Mozart vào giảng dạy.

3.1 Một số nguyên tắc cần quan tâm khi giảng dạy và học tập những ca khúc của Mozart.

3.1.1 Tiêu chí lựa chọn ca khúc đưa vào giáo trình giảng dạy.

Lựa chọn những ca khúc giản dị, có thế giới hòa thanh phong phú, nội dung, cảm xúc âm nhạc nhẹ nhàng, dễ cảm nhận và dễ biểu hiện.
3.1.2 Dự kiến bổ sung một số ca khúc vào giáo trình theo từng năm học.


3.2 Sử dụng các aria của Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp

3.2.1 Các aria của Mozart dành cho giọng nữ cao, nam cao: Các aria của Mozart dành cho giọng nữ cao (Soprano)
+ Đại học năm thứ 1 : 4 tác phẩm
+ Đại học năm thứ 2 : 5 tác phẩm

+ Đại học năm thứ 3 : 9 tác phẩm

+ Đại học năm thứ 4 : 4 tác phẩm

Các aria của Mozart dành cho giọng nam cao (Tenor)

+ Đại học năm thứ 1 : 3 tác phẩm

+ Đại học năm thứ 2 : 3 tác phẩm

+ Đại học năm thứ 3 : 3 tác phẩm

+ Đại học năm thứ 4: 3 tác phẩm

3.2.2 Các aria của Mozart dành cho giọng nữ trung trầm, nam trung trầm

Các aria của Mozart dành cho giọng nữ trung trầm (Mezzo soprano, alto)

+ Đại học năm thứ 1 : 1 tác phẩm

+ Đại học năm thứ 2 : 1 tác phẩm + Đại học năm thứ 3 : 1 tác phẩm + Đại học năm thứ 4 : 1 tác phẩm

Cácariacủa Mozartdànhchogiọngnamtrungtrầm(BassBariton)

+ Đại học năm thứ 1 : 5 tác phẩm
+ Đại học năm thứ 2 : 10 tác phẩm
+ Đại học năm thứ 3 : 3 tác phẩm
+ Đại học năm thứ 4 : 1 tác phẩm
3.3 Phân tích một số aria điển hình cho các loại giọng

3.3.1 Một số aria cho giọng nữ cao và nữ cao màu sắc (Soprano Coloratura).

3.3.2 Một số aria cho giọng nam cao (Tenor)

3.3.3 Một số aria cho giọng nữ trung trầm ( Mezzo soprano, Alto )

3.3.4 Một số aria cho giọng nam trung trầm ( Bass bariton )

3.4 Một số kỹ thuật thanh nhạc đặc trưng nhằm thực hiện có kết quả các yêu cầu trong tác phẩm của W.A.Mozart.

3.4.1 Sự gắn kết giữa kỹ thuật và nghệ thuật trong các tác phẩm của Mozart

Có thể diễn tả một cách ngắn gọn: nghệ thuật và kỹ thuật trong các tác phẩm thanh nhạc của Mozart được gắn kết chặt chẽ thành một tổng thể, không thể tách rời, không thể dùng kỹ thuật để diễn tả, để phản ánh nội dung của tác phẩm. Nói một cách khác, kỹ thuật chính là nội dung của nghệ thuật.

3.4.2 Hơi thở, khẩu hình, hàm ếch mềm

3.4.3 Những kỹ thuật hát cơ bản trong các tác phẩm thanh nhạc : Cantilena, passage, staccato.

Kỹ thuật hát cantilena. Kỹ thuật hát passage. Kỹ thuật hát staccato Tiểu kết chương 3

Âm nhạc của Mozart mang những yếu tố tự nhiên, tinh tế. Ông bày tỏ những thái cực của cuộc sống bằng sự tương phản giữa âm nhạc hay nhân vật như: sự khẳng định, tuyệt vọng, niềm vui, sự trống vắng, ảm đạm hay giận dữ yêu thương, hài kịch hay bi kịch bằng những cảm xúc rất tự nhiên.

Đã từ lâu, một số tác phẩm của Mozart đã được dùng trong giáo trình đào tạo thanh nhạc ở HVANQGVN cũng như các ở sở đào tạo âm nhạc khác.

Tuy nhiên, để có thể góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu, phân tích và chọn lựa các tác phẩm của Mozart để đưa vào giáo trình giảng dạy trong từng năm của trình độ đại học ở các loại giọng và trình độ cao học, một cách chi tiết, đầy đủ và khoa học.

Chúng tôi mong muốn làm nổi bật tầm quan trọng của việc sử dụng các tác phẩm thanh nhạc của Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là đào tạo giọng nữ cao.

Việc sử dụng các tác phẩm thanh nhạc của Mozart trong chương trình đào tạo giọng nữ cao và nữ cao màu sắc ở Việt Nam là cực kỳ phù hợp. Các tác phẩm của Mozart rất phù hợp với thể trạng sức khoẻ, tính cách cũng như văn hoá sống của phụ nữ Việt Nam.

Có thể nói, âm nhạc của Mozart là kết hợp giữa sự mô tả tính kịch trong giọng hát và nhạc cụ cùng hoà tấu. Học các tác phẩm của Mozart, học sinh có thể qua đó nắm vững các kỹ thuật xử lý tinh tế như kỹ thuật hát cantilena, passage, staccato và cách vận dụng linh hoạt hơi thở, khẩu hình, hoạt động của hàm ếch mềm...Nắm vững các kỹ thuật cơ bản thông qua phương pháp bel canto cùng kỹ thuật chạy lướt nhiều nốt hoa mỹ, sinh viên thanh nhạc sẽ trưởng thành lên nhiều khi học tập các tác phẩm thanh nhạc của Mozart.

Hoàn thiện được các kỹ thuật đó sinh viên sẽ không gặp khó khăn khi áp dụng cách xử lý tinh tế, linh hoạt và uyển chuyển từ âm nhạc Cổ điển sang âm nhạc Lãng mạn. Bên cạnh đó, sinh viên thanh nhạc cũng có thể hát tốt các tác phẩm của các tác giả ở các giai đoạn sau này.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

W.A.Mozart nhạc sĩ thiên tài người Áo, một đại diện xuất sắc của trường phái âm nhạc Cổ điển Vienne. Ông là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại của thế giới. Âm nhạc của ông đã phản ánh một cách đầy đủ và rõ ràng nhất những xung đột trong xã hội của thời đại Ánh sáng, những tư tưởng lạc quan, những quan điểm đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và niềm tin vào chiến thắng... Trong cuộc đời tuy ngắn ngủi, chỉ 35 mùa xuân (1756 – 1791) với đầy rẫy những khó khăn, vất vả...Nhưng với ý chí và nghị lực phấn đấu đáng khâm phục, ông đã vượt qua tất cả để luôn sống với tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. Khát khao sống để vươn lên sáng tạo nghệ thuật luôn cháy bỏng trong con người Mozart. Tất cả những điều đó đã được thể hiện trong hơn 600 tác phẩm của ông ở các thể loại. Đặc biệt, ở lĩnh vực thanh nhạc là 23 opera, 21 concert aria cho giọng nữ cao và 36 ca khúc ...

Những trào lưu tư tưởng triết học của Chủ nghĩa Khai sáng và Hội Tam Điểm – những tư tưởng triết học tiến bộ đương thời đã có ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống và sức sáng tạo nghệ thuật của Mozart.

Trong luận án chúng tôi đã giới thiệu và phân tích 36 ca khúc của Mozart, từ đó lựa chọn 10 ca khúc phù hợp để bổ sung vào giáo trình giảng dạy thanh nhạc. Cung cấp thêm cho các giảng viên, học viên, sinh viên những vấn đề có liên quan như: thời điểm sáng tác của từng ca khúc, những nét đặc trưng về âm nhạc, về thơ ca, sự liên quan gắn kết những ca khúc này với những sáng tác lớn như những opera của Mozart.

Cùng với các ca khúc, chúng tôi giới thiệu 21 concert aria với dàn nhạc cho giọng nữ cao của ông. Chúng tôi đi sâu phân tích một số aria tiêu biểu có một độ khó về kỹ thuật thanh nhạc rất cao, giúp trang bị thêm kiến thức cho học viên, sinh viên để nâng cao chất lượng đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp.

Chúng tôi thấy rằng, việc phân tích những đặc điểm âm nhạc trong các aria trích trong opera của Mozart là việc làm vừa có tính khoa học vừa có tính thực tiễn đối với khoa Thanh nhạc – HVANQGVN. Có thể nói rằng, tại các cơ sở đào tạo thanh nhạc trên phạm vi toàn quốc ngày nay, việc giảng dạy các aria trích từ các opera là điều bắt buộc kể cả đó là dòng opera, hay thính phòng. Ta có thể thấy được giá trị đích thực của các tác phẩm thanh nhạc của Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp các cấp học. Coi nhẹ hoặc sử dụng các tác phẩm của Mozart một cách thiếu hệ thống sẽ là một sai lầm của phương pháp sư phạm thanh nhạc.

Luận án của chúng tôi đã nêu bật tầm quan trọng của việc sử dụng các tác phẩm thanh nhạc của Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đào tạo giọng nữ cao. Trong việc tìm ra một số giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc nói chung và giảng dạy cho giọng nữ cao nói riêng, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp trong việc đưa các tác phẩm thanh nhạc của Mozart vào giảng dạy ở bậc đại học.

Chúng tôi đã tổng kết để đưa ra một số nguyên tắc cần quan tâm khi giảng dạy và học tập những ca khúc của Mozart. Giảng viên, học viên và sinh viên cần phải tìm hiểu kỹ bối cảnh, thời gian, xuất sứ của những ca khúc được đưa vào giáo trình giảng dạy. Hiểu biết một cách sâu sắc về nội dung của từng tác phẩm sẽ giúp sinh viên nắm vững về hình tượng âm nhạc, ngôn ngữ và thủ pháp sáng tác của Mozart để từ đó việc thể hiện tốt nhất nội dung tác phẩm.

Bên cạnh đó, trong luận án chúng tôi đã giới thiệu một số kỹ thuật thanh nhạc đặc trưng nhằm thực hiện có kết quả các yêu cầu trong tác phẩm của Mozart. Khi đặt vấn đề giải trình các kỹ thuật thanh nhạc đặc trưng để thực hiện có hiệu quả những yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa kỹ thuật và nghệ thuật trong các tác phẩm thanh nhạc của Mozart, trước hết chúng ta phải quán triệt một cách thấu đáo mối quan hệ giữa kỹ thuật và nghệ thuật trong các tác phẩm thanh nhạc của ông, nếu không trong quá trình luyện tập chúng ta sẽ rất khó có thể đạt được những kết quả mong muốn. Ví dụ như các vấn đề về : hơi thở, khẩu hình, hàm ếch mềm...

Luận án cũng giới thiệu rất chi tiết ba vấn đề quan trọng có liên quan trực tiếp đến những kĩ thuật cơ bản như : cantilena, passage, staccato.

Các sáng tác thanh nhạc của Mozart dù là ca khúc hay các trích đoạn aria trong các opera, đều đã phát triển đến mức cao độ, đa dạng và phong phú nghệ thuật hát cantilena, passage và staccato.

Có thể nói, âm nhạc của Mozart là kết hợp giữa sự mô tả tính kịch trong giọng hát và nhạc cụ cùng hoà tấu. Học các tác phẩm của Mozart, học sinh có thể qua đó nắm vững các kỹ thuật xử lý tinh tế, cách vận dụng linh hoạt hơi thở... Nắm vững các kỹ thuật cơ bản thông qua phương pháp bel canto cùng với các kỹ thuật chạy lướt nhiều nốt hoa mỹ, sinh viên thanh nhạc sẽ trưởng thành lên nhiều khi học tập các tác phẩm thanh nhạc của Mozart. Qua việc nắm vững phương pháp bel canto, sinh viên sẽ không gặp khó khăn khi áp dụng cách xử lý tinh tế, linh hoạt và uyển chuyển từ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Bên cạnh đó, sinh viên thanh nhạc cũng có thể hát tốt các tác phẩm của các tác giả Lãng mạn sau này.

Sau khi phân tích và tìm hiểu kỹ 36 ca khúc, 21 concert aria và các aria tiêu biểu trong các opera của Mozart, chúng tôi mạnh dạn chọn lựa và sắp xếp các tác phẩm của Mozart vào chương trình giảng dạy thanh nhạc ở trình độ đại học và cao học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Với việc làm này, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở Việt Nam.

KHUYẾN NGHỊ

Chúng tôi mong muốn Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cần tổ chức Hội thảo về việc bổ sung các tác phẩm thời kỳ Tiền cổ điển và Cổ điển trong đó có các ca khúc, các aria của Mozart vào chương trình giảng dạy thanh nhạc.

Một trong những khó khăn hiện nay trong việc học tập những tác phẩm của Mozart và của các tác giả Áo, Đức đó là vấn đề ngôn ngữ. Chúng ta cần phải tiếp tục tổ chức một cách nghiêm túc các đợt học chính khóa và ngoại khóa một số ngôn ngữ cho sinh viên thanh nhạc, trong đó có tiếng Đức.

Đưa môn kỹ năng diễn xuất opera vào giảng dạy.

Mở rộng các mối quan hệ liên kết, mời các nghệ sĩ, giáo sư thanh nhạc quốc tế tới Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam biểu diễn và giảng dạy.

Từng bước xây dựng Studio cho việc luyện tập diễn các vở opera trong đó có các opera của Mozart.

Cần tăng cường và mở rộng công tác nghiên cứu về Mozart trong các giảng viên và sinh viên của Khoa Thanh nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn