Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 12104595
Tin tức hoạt động Thứ sáu, 29/03/2024

QUYẾT ĐỊNH

(Về việc ban hành quy chế tuyển sinh năm 2020)

***

GIÁM ĐỐC - CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

- Căn cứ Quyết định số 3648QĐ-BVHTTDL ngày 01/10/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. 

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

- Căn cứ thông tư 09/2020/TT-BGDĐT ngày 7 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tuyển sinh năm 2020

- Căn cứ thông tư 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Bộ LĐTBXH ban hành về việc quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp

- Căn cứ Đề án và xác định chỉ tiêu tuyển sinh hệ Đại học của Học viện ANQGVN năm 2020 

- Căn cứ sự thống nhất ý kiến của hội nghị công tác tuyển sinh ngày 28/5/2020 của tập thể lãnh đạo cán bộ chủ chốt về công tác tuyển sinh 2020

-   Theo đề nghị của Trưởng phòng Đào tạo, QLKH và HTQT

Quyết định

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tuyển sinh trình độ trung cấp; tuyển sinh trình độ đại học năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các quy định trước đây trái với Quy chế này.

Điều 3. Các phòng ban, Khoa và cán bộ, giảng viên liên quan tại Học viện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 

QUY CHẾ TUYỂN SINH 2020

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP - TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số      /2020/QĐ-HVANQGVN ngày     tháng 6 năm 2020 của Giám đốc, Chủ tịch HĐTS 2020 HVANQGVN)

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ trung cấp bao gồm: Quy định chung; tuyển sinh đào tạo chính quy; tuyển sinh đào tạo vừa làm vừa học, theo đặt hàng và liên thông; tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban, khoa… trong công tác tuyển sinh; xử lý thông tin phản ánh vi phạm Quy chế tuyển sinh, chế độ báo cáo, lưu trữ; khen thưởng và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo (sau đây gọi là Quy chế tuyển sinh).

2. Quy chế này áp dụng đối với các công tác, hoạt động tuyển sinh tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam năm 2020 và có thể được điều chỉnh, bổ sung hàng năm.

3. Quy chế này không áp dụng đối với việc tuyển sinh đi học nước ngoài, đào tạo từ xa.

Điều 2. Đề án tuyển sinh

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là cơ sở đào tạo âm nhạc thực hiện đề án tuyển sinh riêng, hàng năm Học viện ban hành Đề án tuyển sinh trình Bộ GDĐT theo quy định để thực hiện công tác tuyển sinh, trong đó:

1. Đề án tuyển sinh của Học viện đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Cung cấp đầy đủ các thông tin về tuyển sinh trình độ đại học ngành  âm nhạc và các điều kiện đảm bảo chất lượng 

b) Quy định chỉ tiêu tuyển sinh theo các hình thức tuyển sinh khác nhau  và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp với quy định của Quy chế, thể hiện chính sách chất lượng của Học viện

c) Sử dụng kết quả thi môn Ngữ văn kỳ thi trung học phổ thông (THPT), THPT quốc gia; điểm học bạ tổng kết của cấp 3 (lớp 10, 11, 12) hoặc  chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam để làm điểm xét tuyển. 

2. Đề án tuyển sinh các hình thức đào tạo được công khai trên trang thông tin điện tử của Học viện theo quy định

 

Điều 3. Chỉ đạo công tác tuyển sinh

Giám đốc Học viện ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh đối với các bộ phận, thống nhất quản lý, chỉ đạo các ban trong công tác tuyển sinh; thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh, các ban và tiểu ban tham gia công tác phục vụ tuyển sinh

Điều 4. Nguyên tắc, phương thức tuyển sinh, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

1.    Nguyên tắc: 

Nhà trường chỉ tuyển sinh các chuyên ngành khi đáp ứng đủ các điều kiện được phép đào tạo theo quy định hiện hành.

2.    Phương thức tuyển sinh gồm: 

a)    Xét tuyển (Chi tiết trong Đề án tuyển sinh)

b)   Thi tuyển kết hợp xét tuyển

  1. Các môn thi, nội dung thi được thông báo chi tiết trong Thông báo tuyển sinh và được công bố công khai theo quy định.

Chương II. TUYỂN SINH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 

ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN, TỔ CHỨC TUYỂN SINH VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN

 

Điều 5. Điều kiện dự tuyển

1. Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc có trình độ tương đương (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).

2. Có đủ sức khoẻ để học tập. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì tùy theo khả năng, nhu cầu Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

3. Đã tốt nghiệp trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ tương đương.

Điều 6. Tổ chức tuyển sinh

1.    Học viện tổ chức tuyển sinh sau khi đã thực hiện các bước:

-       Hoàn thành việc đăng ký chỉ tiêu theo quy định của Bộ GD&ĐT

-       Công bố công khai Đề án tuyển sinh và Thông báo tuyển sinh

-       Ban hành Quy chế tuyển sinh theo quy định

2.    Các môn thi tuyển: 

-  Môn Chuyên ngành

- Môn Kiến thức âm nhạc tổng hợp

Yêu cầu về nội dung chi tiết được công bố trong Thông báo tuyển sinh 2020.

3.    Các yêu cầu đảm bảo chất lượng tuyển sinh:

Để phục vụ công tác tuyển sinh, Học viện thành lập các bộ phận sau:

a) Thành lập bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh (sau đây gọi chung là Hội đồng tuyển sinh).

b) Đảm bảo về cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn đáp ứng yêu cầu để tổ chức tốt kỳ thi riêng, bao gồm từ lãnh đạo bộ phận chuyên trách, cán bộ xây dựng cấu trúc đề thi, cán bộ phát triển câu hỏi và ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa hoặc tự luận, cán bộ chấm thi, cán bộ đánh giá, thẩm định các tham số của câu hỏi thi và đề thi, đến các cán bộ hỗ trợ, kỹ thuật viên.

c) Xây dựng được cấu trúc đề thi phù hợp cho tuyển sinh; công bố trước khi thí sinh đăng ký dự thi ít nhất là 15 ngày theo quy định. 

d) Đảm bảo ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa hoặc tự luận của trường đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi; có giải pháp đảm bảo sự tương đương của các đề thi và phải thực hiện quy trình để đảm bảo đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi được bảo mật trước, trong và sau khi thi.

đ) Xây dựng quy trình tổ chức và các quy định liên quan đến các nội dung: công tác chuẩn bị cho kỳ thi; tổ chức đăng ký dự thi; công tác đề thi và quy trình bảo mật đề thi; công tác coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo, chấm thẩm định; chế độ báo cáo và lưu trữ; xử lý các sự cố bất thường, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm. Quy chế thi tuyển sinh của trường do giám đốc ký ban hành, không được trái với các quy định của Quy chế của Bộ GD ĐT ban hành và được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường.

e) Chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kỳ thi, phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi.

g) Hoàn thành Đề án tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh của trường, trong đó thể hiện đầy đủ các thông tin và minh chứng về việc đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng để tổ chức kỳ thi. Đề án tổ chức thi tuyển sinh được công khai trên trang thông tin điện tử của trường trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng kí dự thi, đồng thời gửi về Bộ GDĐT để báo cáo.

2. Học viện tổ chức thi, kiểm tra năng khiếu để tuyển sinh tuân thủ và thực hiện các yêu cầu bảo đảm chất lượng sau:

a) Thành lập bộ phận độc lập thực hiện chức năng tổ chức thi môn năng khiếu và các môn thi để tuyển sinh.

b) Thành lập các ban, tiểu ban bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chấm thi, cán bộ ra đề thi, cán bộ đánh giá, thẩm định đề thi, cán bộ hỗ trợ, kỹ thuật viên, đáp ứng các yêu cầu về số lượng và năng lực để tổ chức thi năng khiếu và các môn để tuyển sinh.

4. Phương thức tuyển sinh:

Thí sinh chọn một trong hai phương thức; 

a)   Xét tuyển (áp dụng với thí sinh tốt nghiệp trung cấp tại Học viện)

b)   Thi tuyển kết hợp xét tuyển:

- Xét tuyển môn Ngữ văn: Điểm thi THPT quốc gia hoặc điểm tổng kết môn Ngữ văn cấp 3 trong học bạ từ 5.0 trở lên ; Điểm Ngữ văn là điểm điều kiện không tính vào tổng điểm xét tuyển.

- Thi môn chuyên ngành và môn Kiến thức tổng hợp;

c) Tùy từng chuyên ngành sẽ có yêu cầu về môn thi, nội dung thi khác nhau và được thông báo công khai trước kỳ tuyển sinh theo quy định.

 

Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

-       Theo quy định của Bộ GD ĐT ban hành

-       Theo đề án tuyển sinh của Học viện về đối tượng xét tuyển

Chương III. TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP 

Tuyển sinh trình độ trung cấp được thực hiện theo thông tư 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Bộ LĐTBXH ban hành về quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu trình độ trung cấp.

         Điều 8. Điều kiện dự tuyển -  Tổ chức tuyến sinh

1. Thí sinh đăng ký thi tuyển chuyên ngành nào sẽ có yêu cầu riêng về độ tuổi (Xem Thông báo tuyển sinh)

2. Có năng khiếu, có đủ sức khoẻ để học tập. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì tùy theo khả năng, nhu cầu Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

3. Phương thức tuyển sinh: 

Thi tuyển

4. Các môn thi tuyển:

a) Chuyên ngành

b) Năng khiếu (Thẩm âm, tiết tấu hoặc Xướng âm).

Mỗi chuyên ngành có yêu cầu riêng, thí sinh cần xem thông tin chi tiết tại Thông báo tuyển sinh.

5.    Các yêu cầu đảm bảo chất lượng tuyển sinh: 

Áp dụng như điều 6 khoản 3 của quy chế. 

Chương IV. TUYỂN SINH ĐÀO TẠO VỪA LÀM VỪA HỌC, THEO ĐẶT HÀNG VÀ LIÊN THÔNG

Điều 9. Tuyển sinh đào tạo vừa làm vừa học (VLVH)

Tuyển sinh đào tạo VLVH thực hiện theo quy định như tuyển sinh chính quy nhưng không áp dụng hình thức xét tuyển của Quy chế này. 

Điều 10. Tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng (địa chỉ)

1. Căn cứ tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng (địa chỉ)

a) Tuyển sinh do Nhà nước đặt hàng đào tạo thực hiện theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính Phủ về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

b) Tuyển sinh do các chủ thể khác đặt hàng đào tạo và cam kết sử dụng sinh viên tốt nghiệp thực hiện theo hợp đồng giữa các bên liên quan, không trái với quy định của pháp luật;

c) Văn bản giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước hoặc thoả thuận giữa các bên và các thông tin liên quan phải được đưa vào thành phụ lục của Đề án tuyển sinh.

2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thực hiện theo quy định của Quy chế này. Điểm trúng tuyển theo yêu cầu đặt hàng, không thấp hơn điểm trúng tuyển của ngành đào tạo. Trường hợp ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt hàng để đào tạo lao động cho các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp của tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; đối tượng thí sinh là người có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại tỉnh; tỉnh cam kết sử dụng sinh viên tốt nghiệp thì điểm trúng tuyển có thể thấp hơn nhưng không thấp hơn quá 1 (một) điểm so với điểm trúng tuyển của ngành đào tạo, tính theo thang điểm 30. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt hàng phải chịu trách nhiệm giải trình về nhu cầu đặt hàng đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo.

3. Các nội dung khác trong công tác tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng không trái với các quy định của Quy chế này.

Điều 11. Tuyển sinh đào tạo liên thông

Tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học

1.  Đối tượng tuyển sinh: Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và bằng tốt nghiệp THPT; người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành; người có bằng tốt nghiệp trình độ CĐ trở lên;

2.  Tuyển sinh đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ CĐ lên trình độ ĐH thực hiện theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; 

3.  Tuyển sinh đào tạo trình độ ĐH đối với người đã có bằng tốt nghiệp trình độ ĐH trở lên thực hiện theo phương thức quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này. Các nội dung khác Học viện quy định, được thông tin rõ trong Đề án tuyển sinh, tổ chức thực hiện;

 

Chương IV. TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH

Điều 12. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh 

trường

1. Giám đốc ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh, thanh tra tuyển sinh, quy định tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban chuyên môn theo quy định tại Điều 19 Quy chế này.

2. Thành phần của HĐTS trường gồm có:

a) Chủ tịch: Giám đốc hoặc Phó giám đốc;

b) Phó Chủ tịch: Phó giám đốc;

c) Uỷ viên thường trực: Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Đào tạo (hoặc Phòng Khảo thí);

d) Các uỷ viên: Một số trưởng hoặc phó trưởng phòng, trưởng hoặc phó trưởng khoa, trưởng hoặc phó bộ môn liên quan đến thi tuyển sinh và cán bộ công nghệ thông tin;

Những người có người thân (con, vợ, chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình và của vợ hoặc chồng) dự thi hay xét tuyển vào trường không được tham gia HĐTS của trường và các ban giúp việc HĐTS trường trong năm đó.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS Học viện.

a) Tổ chức triển khai các phương án tuyển sinh đã lựa chọn;

b) Giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tuyển 

sinh

c) Thu hoặc uỷ quyền thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển;

d) Tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo 

quy định;

đ) Báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GDĐT và cơ 

quan trực tiếp quản lý trường (Bộ, Ngành, UBND cấp tỉnh).

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐTS trường.

a) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh của 

trường;

b) Báo cáo với Bộ GDĐT và các cơ quan có trách nhiệm về công tác tuyển sinh của trường;

c) Thành lập Ban Thư ký và các Ban chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Quy chế này để giúp việc cho HĐTS trường trong việc thực hiện công tác tuyển sinh; Trưởng các Ban chuyên môn phải là thành viên Hội đồng tuyển sinh.

5. Phó Chủ tịch HĐTS trường thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS uỷ quyền.

6. Các tiểu ban chấm thi

  1. Trưởng tiểu ban chấm thi là Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa. Ủy viên là Trưởng bộ môn có chuyên ngành thi, giảng viên cơ hữu có kinh nghiệp, uy tín.
  2.  Giảng viên tham gia tuyển sinh không được ôn thi, luyện thi cho thí sinh thi tuyển.
  3. Căn cứ các chuyên ngành có HSSV thi tuyển, BCN các Khoa đề xuất  danh sách thành viên tham gia trong  tiểu ban chấm thi (Nộp cho Ban thư ký để trình chủ tịch HĐTS xem xét quyết định)
  4. Danh sách các tiểu ban chẩm thi được tuyệt đối bảo mật cho đến khi thi    
  5. Mỗi thành viên chấm thi cho điểm độc lập cho từng thí sinh theo phiếu điểm của HĐTS cung cấp và không trao đổi, bàn bạc với thành viên khác. Điểm chấm thi là thang điểm 10, có điểm số lẻ 01 chữ số thập phân. 
  6. Điểm thi là điểm trung bình cộng của các thành viên chấm thi được làm tròn đến 01 chữ số thập phân. Điểm có sự chênh lệch từ 1,0 điểm trở lên thì chủ tịch HĐTS xem xét và là người quyết định cuối cùng.

g)   Điểm thi được Ban thư ký thu nhận và niêm phong ngay tại Hội đồng thi. Thành viên ban chấm thi có trách nhiệm bảo mật điểm thi cho đến khi HĐTS công bố kết quả thi, tuyệt đối không ghi chép và lộ điểm đã chấm.

Điều 13. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS trường

1.Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm có:

a) Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS kiêm nhiệm;

b) Các uỷ viên: Một số cán bộ thuộc bộ phận  Đào tạo hoặc Phòng Khảo thí, khoa, phòng liên quan và cán bộ công nghệ thông tin.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS

a) Cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT tất cả các thông tin của trường theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này để thực hiện xét tuyển;

b) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định;

c) Lập danh sách thí sinh trúng tuyển;

d) Thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học;

đ) Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Điều 20, 21 của Quy chế này;

e) Công bố các thông tin liên quan đến điều kiện, hồ sơ, thời gian và địa điểm đăng ký dự thi, xét tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác;

f) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này và các nhiệm vụ khác của Ban thư ký theo quy định tại Quy chế thi tuyển sinh của Học viện;

g) Ban Thư ký HĐTS phải chịu trách nhiệm về các khâu: dồn túi, đánh số phách, rọc phách, in Biên bản chấm thi, đáp án và thang điểm, mẫu phiếu chấm thi. Thực hiện các công việc khác do chủ tịch HĐTS giao.

Điều 14. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn và quy định trong công tác tuyển sinh 

1. Các Ban chuyên môn đối với Học viện tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển gồm: Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban làm Phách, Ban Chấm thi, Ban Phúc khảo, tổ Tư vấn tuyển sinh và các tổ phục vụ tuyển sinh . Đối với Ban đề thi, Trưởng ban do lãnh đạo trường đảm trách, lãnh đạo đơn vị chuyên trách thực hiện chức năng, nhiệm vụ tổ chức thi là ủy viên thường trực.

2. Quy định về chấm thi:

Điểm chấm thi là thang điểm 10, có điểm lẻ 01 chữ số thập phân. Điểm được ghi cả bằng số và bằng chữ.

a)   Chấm bài viết:

- Tuyệt đối không được mang tài liệu, giấy tờ riêng và các loại bút không nằm trong quy định của Ban Chấm thi khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi.

- Trưởng môn chấm thi tập trung toàn bộ cán bộ chấm thi để quán triệt quy chế, thảo luận đáp án, thang điểm, chấm thử, sau đó tổ chức chấm thi theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại hai phòng chấm riêng biệt. Nghiêm cấm sử dụng các loại bút xoá khi chấm thi.

- Trước khi chấm, cán bộ chấm thi kiểm tra từng bài xem có đủ số tờ, đủ số phách không và gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có hai thứ chữ khác nhau, bài có viết bằng mực đỏ, bút chì hoặc có viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi, bài thi nhàu nát hoặc nghi vấn có đánh dấu. Cán bộ chấm thi có trách nhiệm giao những bài thi này cho Trưởng môn chấm thi xử lý thí sinh dự thi vi phạm Quy chế theo quy định tại Điều 41 Quy chế này.

Khi chấm lần thứ nhất, ngoài những nét gạch chéo trên các phần giấy còn thừa, cán bộ chấm thi tuyệt đối không ghi gì vào bài làm của thí sinh. Điểm thành phần, điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) được ghi vào phiếu chấm của từng bài. Trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký của cán bộ chấm thi.

Chấm xong túi nào, cán bộ chấm thi giao túi ấy cho Trưởng  môn chấm thi để bàn giao cho Ban Thư ký.

-  Sau khi chấm lần thứ nhất, Ban Thư ký rút các phiếu chấm thi ra rồi giao túi bài thi cho Trưởng  môn chấm thi bốc thăm cho người chấm lần thứ hai.

Khi bốc thăm túi bài thi cho cán bộ chấm lần thứ hai, Trưởng môn chấm thi phải có biện pháp để túi bài thi không giao trở lại người đã chấm lần thứ nhất.

Người chấm thi lần thứ hai chấm trực tiếp vào bài làm của thí sinh. Điểm chấm từng ý nhỏ phải ghi tại lề bài thi ngay cạnh ý được chấm, sau đó ghi điểm thành phần, điểm toàn bài vào ô quy định, ghi rõ họ tên và ký vào tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh.

Chấm xong túi nào, cán bộ chấm thi giao túi ấy cho Trưởng  môn chấm thi để bàn giao cho Ban Thư ký.

- Thành viên chấm thi chỉ căn cứ vào nội dung bài thi và đáp án. Chỉ chấm những bài thi hợp lệ là bài thi làm trên giấy do Hội đồng thi phát, có đủ chữ ký của 2 giám thị.

- Khi chấm thi không quy tròn điểm từng bài thi. Việc quy tròn điểm do máy tính tự động thực hiện theo nguyên tắc: Nếu tổng điểm 3 môn thi có điểm lẻ từ 0,25 đến dưới 0,5 thì quy tròn thành 0,5; có điểm lẻ từ 0,75 đến dưới 1,0 thì quy tròn thành 1,0.

- Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có nhiều chữ khác nhau hoặc có viết, vẽ trái với thuần phong mỹ tục, bài có đánh dấu, bài viết nhiều loại mực.

b)   Chấm thi trực tiếp:

Tổ chức chấm mẫu: Hội đồng  tổ chức chấm mẫu cho 3 hoặc 5 thí sinh đầu tiên thi xong, sau đó tổ chức thảo luận, đánh giá và thống nhất thang điểm, cách cho điểm. Đối với các thí sinh thi sau đó, cán bộ  cho điểm độc lập mà không có thảo luận, bàn bạc khi cho điểm.

- Trong quá trình chấm thi, cán bộ chấm thi  tuyệt đối không trao đổi (không hỏi tên, số báo danh của thí sinh) và không nhận xét phần dự thi của thí sinh.

-       Cán bộ chấm thi cho điểm từng thí sinh ngay sau khi thí sinh đó thi xong phần thi của mình. 

-      Điểm của bài thi phải được chấm trên phiếu  điểm do HĐTS cung cấp, nếu có sửa chữa thì phải có chữ ký của người chấm điểm đó bên cạnh nơi ghi điểm chữa. 

-      Khi vào phòng chấm thi, cán bộ chấm thi không đem theo điện thoại,  giấy, bút hoặc thiết bị ghi âm, ghi hình.

-      Trong quá trình tham gia chấm thi, chỉ ở địa điểm phòng thi được phân công, không đi đến các phòng thi khác khi không có nhiệm vụ.

-      Không tiết lộ thông tin chấm thi sau các buổi chấm thi, khi Hội đồng tuyển sinh chưa chính thức công bố kết quả tuyển sinh.

-      Đối với môn thi bằng hình thức thi trực tiếp sau khi đã thống nhất thang điểm sẽ được các thành viên chấm thi độc lập, nếu điểm của các thành viên trong hội đồng chấm chênh lệch kết quả  từ 01 điểm trở lên thì Chủ tịch HĐTS sẽ căn cứ điểm trung bình chung của Hội đồng chấm thi xem xét quyết định công nhận hoặc không công nhận điểm chấm lệch.

3. Tổ chức phúc khảo và giải quyết khiếu nại về điểm thi

a) Thời hạn phúc khảo

Sau khi công bố điểm thi, HĐTS chỉ nhận đơn xin phúc khảo các  môn thi viết  của thí sinh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và phải trả lời đương sự chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn. Thí sinh nộp đơn xin phúc khảo phải nộp lệ phí theo quy định của trường. Nếu sau khi phúc khảo phải sửa điểm theo quy định thì HĐTS  hoàn lại khoản lệ phí này cho thí sinh.

Không phúc khảo các môn thi năng khiếu, môn thi trực tiếp.

 b) Tổ chức phúc khảo

-  Việc tổ chức phúc khảo tiến hành theo từng môn thi dưới sự điều hành trực tiếp của Trưởng ban Phúc khảo. Địa điểm làm việc của Ban Phúc khảo do Chủ tịch HĐTS quy định và cũng được bảo vệ như khu vực chấm thi;

-  Trước khi bàn giao bài thi cho Ban Phúc khảo, Ban Thư ký HĐTS tiến hành các việc sau đây:

- Tra cứu biểu số 3 để từ số báo danh, tìm ra số phách bài thi. Rút bài thi, đối chiếu với danh sách theo dõi thí sinh để kiểm tra đối chiếu số tờ giấy thi.

- Kiểm tra sơ bộ tình trạng bài thi, đối chiếu những phần thí sinh xin phúc khảo trong bài thi và trong đơn. Cộng lại các điểm thành phần, đối chiếu với điểm đã công bố để phát hiện xem có sai sót hoặc xô phách không. Nếu phát hiện có sự bất thường thì lập biên bản báo cáo để Chủ tịch HĐTS quyết định.

- Tập hợp các bài thi của một môn thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ của từng bài thi hiện có trong túi và bàn giao cho Ban Phúc khảo. Việc giao nhận bài thi giữa Ban Thư ký và Ban Phúc khảo cần theo đúng các thủ tục quy định như khi chấm đợt đầu.

- Trong khi tiến hành các công việc liên quan đến việc phúc khảo phải có ít nhất từ hai người trở lên. Tuyệt đối giữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh và số phách, địa danh bài thi và không được ghép đầu phách.

Việc phúc khảo mỗi bài thi do 2 cán bộ chấm thi thực hiện riêng biệt, trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực có mầu khác.

c) Các bài thi sau khi phúc khảo được Ban Thư ký xử lý như sau:

- Nếu kết quả hai lần chấm phúc khảo giống nhau thì giao bài thi cho Trưởng ban Phúc khảo ký xác nhận điểm chính thức.

- Nếu kết quả hai lần chấm phúc khảo có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho Trưởng ban Phúc khảo tổ chức chấm lần thứ ba trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực màu khác.

- Nếu kết quả của hai trong ba lần phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả của cả ba lần chấm lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức rồi ký tên xác nhận.

- Trong trường hợp phúc khảo bài thi mà thí sinh chuyển từ diện không trúng tuyển thành trúng tuyển (và ngược lại) hoặc lệch nhau từ 0,5 điểm trở lên thì HĐTS phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ phúc khảo (có ghi biên bản) đối với các bài thi của thí sinh có sự điều chỉnh điểm. Nếu HĐTS trường khẳng định chấm thi đợt đầu sai tới mức phải điều chỉnh điểm thì HĐTS tổ chức họp để rút kinh nghiệm hoặc nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định.

Điểm phúc khảo sau khi đối thoại giữa hai cặp chấm và được Trưởng ban Phúc khảo trình Chủ tịch HĐTS ký duyệt là điểm chính thức của bài thi.

 d) Điều chỉnh điểm bài thi

Sau khi công bố điểm thi nếu phát hiện có sự nhầm lẫn hay sai sót về điểm bài thi, Ban Phúc khảo phải xem xét và chỉ điều chỉnh lại điểm bài thi (lên hoặc xuống) trong các trường hợp sau:

- Cộng hoặc ghi điểm vào biên bản chấm thi không chính xác;

- Thất lạc bài thi nay tìm thấy hoặc thiếu bài thi do lỗi của HĐTS trường nay đã được thi bổ sung và chấm xong;

- Điểm phúc khảo đã được Trưởng ban Phúc khảo ký xác nhận là điểm chính thức hoặc đã được Trưởng ban Phúc khảo trình Chủ tịch HĐTS ký duyệt sau khi đối thoại giữa hai cặp chấm.

Điểm được điều chỉnh do Trưởng ban Phúc khảo trình Chủ tịch HĐTS quyết định, sau đó báo cáo Bộ GD&ĐT và thông báo cho các Sở GD&ĐT tỉnh, thành phố và thí sinh.

4. Quy định về coi thi:

4. 1 Cán bộ coi thi (Sau đây gọi là giám thị) có trách nhiệm coi thi, bảo vệ phòng thi, thu bài và bàn giao bài thi theo đúng Quy chế Tuyển sinh 

Giám thị nhận danh sách dự thi, thời gian thi, môn thi do Ban thư ký HĐ tuyển sinh cung cấp để tiến hành các thủ tục tổ chức buổi thi.

Ghi số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh.  Việc ghi số báo danh phải được hoàn thành 15 phút trước giờ thi. Sơ đồ ghi số báo danh do trưởng ban coi thi quy định cụ thể theo sơ đồ cho từng môn thi. Những trường hợp thí sinh trùng họ tên, cán bộ coi thi phải xếp chỗ ngồi cách xa, không ngồi gần nhau.

Kiểm tra thẻ dự thi ( đối chiếu ảnh và nhận dạng thí sinh ) của các thí sinh trước khi vào phòng thi, hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định. Yêu cầu tất cả các thí sinh để lại ngoài phòng thi tất cả mọi tài liệu và vật dụng đã bị cấm mang vào phòng thi , yêu cầu thí sinh ký tên vào bản Danh sách theo dõi thí sinh dự thi trước khi vào phòng thi.    

Khi có hiệu lệnhgiám thị thứ nhất đi nhận đề thi, giám thị thứ hai nhắc nhở thí sinh những điều cần thiết về kỷ luật phòng thi, ký tên vào giấy thi và giấy nháp của thí sinh. Hướng dẫn thí sinh cách ghi số báo danh, kiểm tra thí sinh cách gấp giấy thi đúng quy cách, điền các thông tin cần thiết vào giấy thi trước khi làm bài.

Khi có hiệu lệnhgiám thị thứ nhất mang đề vào phòng thi làm thủ tục bóc đề (có biên bản)giơ cao phong bì đề thi để thí sinh thấy rõ cả mặt trước và mặt sau còn nguyên nhãn niêm phong, mời đại diện thí sinh tiến hành thủ tục bóc đề thi, phát đề thi cho từng thí sinh,  trước khi phát đề thi cần kiểm tra số lượng đề thi, nếu thiếu cần báo ngay cho trưởng ban coi thi xử lý. Đề thi thừa phải lưu lại theo quy chế TS.

Khi thí sinh bắt đầu làm bàigiám thị thứ nhất đối chiếu ảnh trong thẻ dự thi để nhận diện thí sinh và ký vào tất cả giấy thi, giấy nháp của thí sinh. Giám thị thứ hai có nhiệm vụ bao quát chung (không thu thẻ dự thi của thí sinh). Trong giờ làm bài, một giám bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, một giám thị bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi. Giám thị không đi lại và đứng gần thí sinh khi họ làm bài. Khi thí sinh hỏi điều gì, giám thị chỉ được trả lời công khai trong phạm vi quy định.

- Trong quá trình thi, nếu có tình hình gì đột xuất phải báo cáo ngay cho thường trực HĐTS để giải quyết.

Chỉ cho thí sinh rời khỏi phòng thi  (đối với các môn thi viếtsau ít nhất 2/3 số thời gian làm bài và đã làm đủ thủ tục ký nộp bài. Nếu có thí sinh ốm bất thường hoặc có nhu cầu chính đáng nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì giám thị phải báo cáo cho cán bộ giám sát phòng thi để kịp thời báo cáo trưởng ban coi thi giải quyết theo đúng quy định .

Nếu có thí sinh vi phạm kỷ luật thì giám thị phải lập biên bản xử lý theo đúng quy địnhNếu có tình hưống bất thường phải báo cáo Trưởng ban coi thi để giải quyết. 

15 phút trước khi hết giờ làm bài, giám thị thông báo thời gian còn lại cho thí sinh biết.

Khi có hiệu lệnh kết thúc buổi thi phải yêu cầu tất cả thí sinh ngừng làm bài, úp bài làm xuống mặt bàn. và thu bài của tất cả các thí sinh, kể cả thí sinh bị kỷ luật hoặc không làm được bài. Giám thị thứ nhất gọi tên từng thí sinh theo thứ tự số báo danh lên nộp bài và nhận bài thi của thí sinh.  Khi nhận bài phải đếm đủ số tờ giấy thi của thí sinh đã nộp, yêu cầu thí sinh tự ghi đúng số tờ và ký tên vào bản danh sách theo dõi thí sinh dự thi. Khi nào thu xong toàn bộ bài thi của thí sinh mới cho thí sinh đó rời phòng thi. Trong thời gian thu bài, giám thị thứ hai bao quát giữ trật tự phòng thi. Cần chú ý nghiêm cấm tất cả các thí sinh còn lại không được tiếp tục làm bài, trao đổi, mất trật tự. Yêu cầu tất cả các thí sinh nộp đề thi. 

Cả hai  giám thị kiểm tra sắp xếp bài thi theo thứ tự số báo danh, các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phải kèm theo bài thi của thí sinh và sau đó bàn giao bài cho đại diện Ban thư ký HĐTS  ngay sau mỗi buổi thi. Mỗi túi bài thi phải được kiểm tra công khai cùng với uỷ viên Ban thư ký và đối chiếu số bài, số tờ của mỗi bài kèm theo bản theo dõi thí sinh dự thi và các biên bản xử lý kỷ luật cùng tang vật (nếu có). Mỗi túi bài thi dán niêm phong vào chính giữa các  mép dán và phải đóng dấu niêm phong vào bên phải và bên trái của nhãn (một nửa dấu in trên nhãn, một nửa dấu in trên túi bài thi). Uỷ viên Ban thư ký nhận bàn giao và hai giám thị ghi rõ họ tên và ký trên nhãn niêm phong và trong biên bản bàn giao bài thi. Tuyệt đối không được để nhầm lẫn, mất bài thi, tờ giấy thi và các tài liệu liên quan khác.

Sau giờ thi đầu tiênmột giám thị báo cáo tình hình phòng thi cho trưởng ban coi thi.

Giám thị coi thi phải bảo vệ đề thi trong khi thi, không được để lộ đề thi ra ngoài phòng thi, nộp lại đề thi thừa cho trưỏng ban coi thi hoặc trưởng phụ trách điểm thi để niêm phong và giao cho chủ tịch HĐTS. Giám thị không được thảo luận, sao chép, giải đề, mang đề ra ngoài hoặc giải thích đề thi cho thí sinh, tuyệt đối không được  sử dụng điện thoại di động trong khu vực thi.

2  Quy trình của giám thị các phòng thi trực tiếp:

  1. Trưởng ban coi thi tổ chức bốc thăm vị trí coi thi cho từng giám thị; Giám thị bốc thăm vị trí nào thì chịu trách nhiệm ở vị trí đó. 
  2. Nhận túi hồ sơ phòng thi và kiểm tra DS thí sinh, Phiếu điểm (phòng thi Năng khiếu và CHHX, XÂ sẽ là Phiếu mã số thí sinh và Bảng điểm chấm thi), Biên bản coi thi, Biên bản bóc đề, biên bản bàn giao, Bút xanh, bút đỏ cho cán bộ chấm thi.
  3. Gọi thí sinh thi theo thứ tự; Kiểm tra phiếu dự thi và căn cứ danh sách Mã số thí sinh có trong túi hồ sơ phòng thi ghi chính xác mã số vào Phiếu điểm hoặc Phiếu mã số, ký tên. Thực hiện lần lượt từng thí sinh theo thứ tự, tránh  phát  Phiếu mã số nhiều thí sinh 1 lúc.
  4. Không dùng điện thoại, thiết bị ghi âm, ghi hình và không rời khỏi vị trí trong suốt quá trình thi. 
  5. Không để bất cứ ai vào khu vực hay phòng thi mà mình phụ trách  ngoài những người có nhiệm vụ và đeo thẻ như: Ban chỉ đạo, Thanh tra, Ban thư ký.
  6. Đối với phòng thi Thanh nhạc, Piano: Có cán bộ phụ trách quay video và Có 2 giám thị (1 ngoài phòng và 1 trong phòng thi );  Giám thị trong phòng có nhiệm vụ phát và thu phiếu điểm từng thí sinh của ban chấm thi (Sau khi chấm mẫu, từng thí sinh thi xong sẽ chấm điểm và thu ngay phiếu điểm). Giám thị tuyệt đối bảo mật điểm thi cũng như mã số thí sinh trong suốt kỳ tuyển sinh.

-        Người đệm đàn phải có thẻ và chỉ được vào phòng thi đệm cho thí sinh có đăng ký đệm ghi trong danh sách; Trước khi đệm đàn và sau khi đệm xong không ngồi trong phòng thi. 

5. Quy định đối với thí sinh

-       Thí sinh phải có mặt tại trường đã đăng ký dự thi theo đúng thời gian và địa điểm ghi trong Giấy dự thi để làm thủ tục dự thi:

-       Nhận thẻ dự thi theo giấy hẹn 

-       Thí sinh phải theo dõi lịch thi chi tiết do HĐTS thông báo, niêm yết tại bảng tin. HĐTS không chịu trách nhiệm về các trường hợp thí sinh đến thi không đúng lịch.

-       Nếu có những sai sót hoặc nhầm lẫn về tên, họ, chữ đệm, ngày sinh, đối tượng, khu vực ưu tiên, môn thi, chuyên ngành dự thi. thí sinh phải báo cáo HĐTS để điều chỉnh ngay. Trường hợp bị mất thẻ dự thi hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinh phải báo cáo và làm cam đoan để trưởng ban Coi thi xem xét.

 - Thí sinh phải có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy định (trước giờ thi 30 phút). Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đề thi không được dự thi. Vắng mặt hoặc không dự buổi thi đầu tiên sẽ không được thi tiếp các buổi sau.

 - Khi vào phòng thi, thí sinh phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Trước buổi thi đầu tiên, trình Thẻ dự thi cho cán bộ coi thi.

- Xuất trình Giấy chứng minh thư khi Cán bộ coi thi (CBCT) yêu cầu.

- Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, tẩy, thước kẻ.

- Không được mang vào khu vực thi và phòng thi điện thoại di động, phương tiện kỹ thuật thu phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác; giấy than, bút xoá, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, (HĐTS không chịu trách nhiệm bảo quản các thiết bị trên trong trường hợp thí sinh mang vào khu vực thi). Không được hút thuốc trong phòng thi.

- Trước khi làm bài thi phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi và nhất thiết phải yêu cầu cả hai CBCT ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi.

- Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ môn thi sáng tác được phép  làm bài  bằng bút chì. Chú ý: đã làm bài sáng tác bằng bút chì thì không được dùng bút mầu khác trong bài làm).

- Phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của thí sinh khác, không được trao đổi ý kiến, trao đổi tài liệu khi chuẩn bị thi (đối với các môn thi vấn đáp) và trong khi làm bài. 

- Nếu cần hỏi CBCT điều gì phải hỏi công khai. Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng thi. Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo để CBCT xử lý.

- Khi hết giờ thi phải ngừng làm bài, lật úp bài làm xuống mặt bàn, ngồi yên tại chỗ chờ gọi tên để lên nộp bài cho cán bộ coi thi. Không làm được bài, thí sinh cũng phải nộp giấy thi. Khi nộp bài, thí sinh phải tự ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký tên xác nhận vào Bản danh sách theo dõi thí sinh.

- Thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi đã nộp bài, đề thi cho cán bộ coi thi./.

- Các thí sinh vi phạm quy chế thi (tuỳ theo mức độ) sẽ bị xử lý theo Quy chế tuyển sinh

Điều 15. Trúng tuyển - Thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học

1.    Hội đồng tuyển sinh Học viện họp quyết định các thí sinh trúng tuyển  căn cứ:

a)    Kết quả điểm các môn thi và điểm điều kiện Ngữ văn (hệ đại học)

b)   Xác định tiêu chí và điểm điều kiện đảm bảo chất lượng (Xem xét đến nhu cầu đào tạo các chuyên ngành đặc thù)

c)    Lấy từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu của từng chuyên ngành

d)  Hội đồng tuyển sinh công bố danh sách trúng tuyển và gửi giấy thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học khi thí sinh đã đáp ứng đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Học viện trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.

2. Thí sinh trúng tuyển vào Học viện cần nộp bản sao hợp lệ những giấy tờ sau đây:

a) Học bạ cấp 3 (lớp 10, 11, 12) đối với hệ đại học

b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp THPT đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp THPT để đối chiếu kiểm tra đối với hệ đại học

c) Giấy khai sinh

d) Các minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên quy định trong văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT

đ) Các yêu cầu khác theo quy định tại Đề án và Thông báo tuyển sinh.

3. Đối với thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày ghi trong thông báo nhập học:

a) Nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học (hủy kết quả tuyển sinh)

b) Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

Điều 16. Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển

1. Khi thí sinh đến nhập học, nhà trường tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định.

2. Trong quá trình học sinh, sinh viên đang theo học tại trường, nhà trường tổ chức thanh tra, kiểm tra hồ sơ và kết quả thi của thí sinh theo quy định.

Điều 17. Sử dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh

1.    Học viện chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ tuyển sinh 

2.    Nhập dữ liệu đảm bảo quy trình, thời hạn thực hiện công việc theo kế hoạch chung về tuyển sinh.

3.    Chuẩn bị cán bộ đủ trình độ làm chuyên trách công nghệ thông tin để thực hiện các công việc sau:

a) Lập địa chỉ E-mail chính thức sử dụng trong công tác tuyển sinh;

b) Khai thác, xử lý thông tin; cập nhật dữ liệu theo đúng cấu trúc, quy 

trình, thời hạn 

d)   Gửi Giấy báo trúng tuyển cho thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết 

quả thi của thí sinh;

3. Người nhập dữ liệu lên có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin đã nhập với thông tin liên quan trong hồ sơ thí sinh và thông tin trên cơ sở dữ liệu thi THPT; ký biên bản xác nhận và chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra.

 

Chương V. XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN ÁNH VI PHẠM QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, LƯU TRỮ

Điều 18. Hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh

1. Giám đốc thành lập tổ thanh tra và tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trong cơ sở theo quy định.

2. Trình tự, thủ tục tổ chức thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn của Bộ GDĐT.

3. Những người có người thân (con, vợ, chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của  mình và của vợ hoặc chồng) dự thi hay xét tuyển vào các trường không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trong năm đó.

Điều 19. Xử lý thông tin phản ánh vi phạm Quy chế tuyển sinh

1. Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh:

a) Hội đồng tuyển sinh;

b) Thanh tra tuyển sinh và Thanh tra giáo dục các cấp.

2. Các bằng chứng vi phạm Quy chế tuyển sinh sau khi đã được xác minh về tính xác thực là cơ sở để xử lý đối tượng vi phạm.

3. Cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh:

a) Mọi người dân, kể cả thí sinh và những người tham gia công tác tuyển sinh, nếu phát hiện những hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh cần cung cấp thông tin cho nơi tiếp nhận để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật về tố cáo;

b) Người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin và bằng chứng đã cung cấp, không được lợi dụng việc làm đó để gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác tuyển sinh.

4. Đối với tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh:

a) Tổ chức việc tiếp nhận thông tin, bằng chứng theo quy định; bảo vệ nguyên trạng bằng chứng; xác minh tính xác thực của thông tin và bằng chứng;

b) Triển khai kịp thời các biện pháp ngăn chặn tiêu cực, vi phạm Quy chế tuyển sinh theo thông tin đã được cung cấp;

c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý và công bố công khai kết quả xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh;

d) Bảo mật thông tin và danh tính người cung cấp thông tin.

Điều 20. Chế độ báo cáo

    Báo cáo Bộ GDĐT, Bộ VHTTDL:

1. Kết quả tuyển sinh của năm trước ngày 28/2/2021.

2. Thông tin về tuyển sinh của trường theo quy định hoặc theo yêu cầu của Bộ GDĐT, Bộ VHTTDL.

Điều 21. Chế độ lưu trữ

1. Bài thi/môn thi của thi tuyển kết hợp với xét tuyển được trường lưu trữ theo thời hạn quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT.

2. Các tài liệu khác liên quan đến tuyển sinh, Học viện bảo quản và lưu trữ trong suốt khóa đào tạo theo quy định của Luật Lưu trữ, và các quy định thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục.

Chương VI. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO 

Điều 22. Khen thưởng

Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng:

1. Những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

2. Những người có nhiều thành tích đóng góp cho công tác tuyển sinh.

Điều 23. Giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh

1. Trong thời gian tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo của công dân liên quan đến công tác tuyển sinh.

2. Kết thúc tuyển sinh, Giám đốc tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo của công dân liên quan đến công tác tuyển sinh.

3. Người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

4. Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo của công dân liên quan đến công tác tuyển sinh được thực hiện theo quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 24. Xử lý các cán bộ tuyển sinh và thí sinh vi phạm quy chế

1. Cán bộ và thí sinh có hành vi vi phạm trong trong quá trình tổ chức thi tuyển sinh được xử lý theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành của Bộ GDĐT.

2. Thí sinh đã trúng tuyển và nhập học nhưng bị phát hiện có hành vi gian lận hoặc liên quan trực tiếp đến gian lận trong quá trình thi, tuyển sinh có thể bị buộc thôi học, cấm dự tuyển vào trường trong những năm tiếp theo; do các trường xem xét, quyết định.

3. Giám đốc, Chủ tịch HĐTS và những người liên quan bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 71 của Luật Giáo dục đại học; Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động, các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định khác của pháp luật có liên quan và quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường (nếu có quy định) khi vi phạm một trong các lỗi sau đây:

a) Ban hành các quyết định, văn bản có liên quan đến công tác tuyển sinh không đúng thẩm quyền và trái với các quy định;

b) Tuyển sinh những ngành chưa có quyết định mở ngành; tuyển sinh không đúng với nguyện vọng đã đăng ký của thí sinh;

d) Xác định sai chỉ tiêu tuyển sinh so với quy định và tuyển sinh vượt chỉ tiêu;

đ) Không kịp thời báo cáo, công khai Đề án tuyển sinh theo quy định;

e) Tổ chức tuyển sinh không đúng với các quy định trong Đề án tuyển sinh đã công bố;

g) Thực hiện quy trình tuyển sinh không đúng trình tự theo quy định của Quy chế tuyển sinh và hướng dẫn của Bộ GDĐT;

h) Cố ý vi phạm các quy định khác của Quy chế này.

4. Người tham gia công tác tuyển sinh là công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy chế, tùy theo mức độ, sẽ bị cơ quan quản lý cán bộ xử lý theo quy định tại Điều 71 của Luật Giáo dục đại học; Luật Viên chức, Luật Cán bộ, công chức và các văn bản quy định về xử lý kỷ luật viên chức, công chức. Đối với những người vi phạm Quy chế tuyển sinh là cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên cơ hữu của các trường ngoài công lập không phải là công chức, viên chức, hiệu trưởng nhà trường quyết định xử lý theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật hiện hành.

5. Các trường vi phạm về tuyển sinh tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng xử lý theo quy định hiện hành./.

 

Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn