Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Thông tin nghiên cứu KH
Luận án Tiến sĩ
Luận văn Thạc sĩ
Biểu mẫu đăng ký NCKH
Mẫu đăng ký GS, PGS
Giáo trình
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 12105390
Luận văn Thạc sĩ Thứ sáu, 29/03/2024

Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Nhung 
Tên đề tài:  “Giản dạy dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn Tam Thập Lục bậc Trung cấp tại Trường Văn hoá Nghệ thuật Quân đội”
Chuyên ngành: Âm nhạc học 
Mã số: 60 21 02 02
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.NSUT. Nguyễn Thị Hoa Đăng  
Ngày đăng: 10/01/2019

 
Tóm tắt Luận văn 

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Từ năm 1956, khi đàn TTL đưa vào giảng dạy tại khoa ÂNTT trường Âm nhạc Việt Nam (nay là HVANQGVN). Cho đến nay,TTL đã được Việt hóa trở thành cây đàn dân tộc quan trọng trong hệ thồng các nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Cây đàn được xem là “piano dân tộc”, là “xương sống” của dàn nhạc dân tộc với vai trò đệm, giữ hòa thanh nền, độc tấu các tác phẩm Việt Nam và nước ngoài bởi vì cây đàn có ưu điểm diễn tấu bán âm, đa âm.

         Tại khoa Nghệ thuật Dân tộc và Miền núi trường ĐHVHNTQĐ, đàn TTL đã được đưa vào chương trình đào tạocùng với một số nhạc cụ dân tộc khác như tranh, bầu, sáo, nhị, nguyệt... . 

         Ngoài những bài bản dân ca, các ca khúc chuyển soạn cho nhạc cụ diễn tấucũng đượcđưa vào chương trình giảng dạy. 

         Theo điều tra khảo sát của chúng tôi, tại trường ĐHVHNTQĐ, trong chương trình giảng dạy đàn TTL bậc Trung cấp 4 năm đã có các bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn được đưa vào chương trình nhưng chưa được sắp xếp hợp lý theo trình tự sư phạm một cách có hệ thống, như sắp xếp theo độ khó về kỹ thuật, tính nghệ thuật, sự kết hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Chưa phát huy hết khả năng diễn tấu và sức biểu cảm của cây đàn TTL, chưa tạo được cảm hứng cho học sinh khi học dân ca và ca khúc chuyển soạn. Bên cạnh đó, khoa NTDT&MN và nhà trường cũngchưa có một giáo trình dân ca và ca khúc chuyển soạn nào cho đàn TTL. Hơn nữa,  mỗi giáo viên trong tổ bộ môn lại có những phương pháp giảng dạy khác nhau...Tại khoa NTDT&MN học sinh chỉ được học dân ca trong năm đầu tiên của bậc Trung cấp 4 năm, chúng tôi nhận thấy là quá ít. Việc dạy và học tốt những bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn, việc đổi mới phương pháp giảng dạy dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn TTL tại trường ĐHVHNTQĐ là một vấn đề cần nghiên cứu chuyên sâu có tính thực tiễn và ứng dụng cao. 

    Với những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Giảng dạy dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn Tam Thập Lục tại trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội”làm luận văn cao học.

2.Lịch sử nghiên cứu đề tài

  Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và triển khai đề tài luận văn, tôi đã tham khảo một số công trình nghiên cứu và các luận văn thạc sĩ về Nghệ thuật âm nhạc như:

  • Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu.Trong cuốn sách này, khi viết về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam, tác giả đã đề cập đếnnhững tác phẩm mới viết cho các nhạc cụ dân tộc, trong đó có đànTTL.
  • Luận văn thạc sĩ Một số vấn đề giảng dạy đàn TTLtại Nhạc viện Hà Nộicủa Nguyễn Thị Phúc, Nhạc viện Hà Nội(2000). Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đề cập đến kỹ thuật diễn tấu và vấn đề giảng dạy đàn TTLcho học sinh-sinh viêntại Nhạc viện Hà Nội.
  • Luận văn thạc sĩ Một số nghiên cứu kĩ năng hòa tấu- đệm của đàn TTLcủa Nguyễn Thị Thanh Hằng, Nhạc viện Hà Nội (2000). Trong công trình này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các kỹ năng đệm, kỹ năng hòa tấu những bài dân ca, bài bản cổ, ca khúc chuyển soạn và các tác phẩm mới.
  •  Luận văn thạc sĩ Quá trình phát triển của đàn TTLtrong bối cảnh nhạc cụ dân tộc Việt - Trungcủa Nguyễn Thị Hoa Đăng, Học viện âm nhạc trung ương Bắc Kinh - Trung Quốc (2008). Trong luận văn nghiên cứu này, tác giảđi sâu vào lịch sử đàn TTLViệt Namvà Yangqin Trung Quốc, từ đó so sánh giữa đàn Việt Nam và đàn Yangqin Trung Quốc. (Bản dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt Nam)
  • Luận văn thạc sĩ Giảng dạy các bài tập kỹ thuật cho đàn TTL hệ trung học 6 năm tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Namcủa Phan Thị Tuyết, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam ( 2016). 

        Bên cạnh một số công trình nghiên cứu về cây đàn TTLvà phương pháp giảng dạy cây đàn này, chúng tôi còn được tiếp cận với một số tư liệu dạy học như:

  • Tuyển tập các tác phẩm Việt Nam soạn cho đàn TTLcủa nhóm giảng viên bộ môn TTLkhoa Âm nhạc dân tộc, Nhạc viện Hà Nội 1997.
  • Tuyển tập dân ca, tác phẩm mới Việt Nam và nước ngoài (hệ trung học dài hạn).Tác giả: Thạc sĩ- NSƯT Hồng Phúc. 
    1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu

-Nội dung, chương trình, giáo trình giảng dạy cho học đàn TTLbậc Trung cấp 4 năm tại trường ĐHVHNTQĐ

- Hoạt động giảng dạycủa giáo viênvà năng lực học tập, sự tiếp thu của học sinh 

- Một số bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn TTL

  • Phạm vi nghiên cứu:

Hoạt động dạy và học các bài dân caViệt Namvà ca khúc chuyển soạn cho học sinh bậc trung cấp đàn TTLtại trường ĐHVHNTQĐ

4Mục tiêu nghiên cứu

+  Điều chỉnh, sắp xếp,bổ sung nội dung chương trình giảng dạy dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn TTL

+ Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy dân ca và ca khúc chuyển soạn. 

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng những phương pháp sau: 

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, thu thập tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu như sách, báo, giáo trình, giáo án, internet, CD, VCD.

- Tổng hợp và phân loại tài liệu, phân tích tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các nhà nghiên cứu nổi tiếng có công trình nghiên cứu về cây đànTTL, các bài bản dân ca và ca khúc.

- Trao đổi lấy ý kiến của các giảng viên, nghệ sĩ đi trước nhằm học hỏi kinh nghiệm.

- Phương pháp khảo sát: Khảo sát hoạt động dạy và học các giáo trình dân ca và ca khúc, tìm ra những nhược điểm còn tồn tại trong giảng dậy, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp.

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Triển khai việc giảng dậy thực nghiệm, rút ra những kết luận về kết quả ứng dụng những phương pháp giảng dậy dân ca và ca khúc cho đànTTL.

6. Những đóng góp của luận văn

“Giảng dạy Dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn Tam Thập Lục bậc Trung cấp tại trường Đại họcVăn hóa Nghệ thuật Quân Đội”là công trình nghiên cứu đầu tiên vềgiảng dạy các bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn TTL bậc Trung cấp 4 năm.

- Luận văn góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy để góp phần khắc phục những nhược điểm tồn tại trong công tác đào tạo, giảng dạy các bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Luận văn đóng góp vào việc điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình giảng dạy các bài dân ca và ca khúcchuyển soạncho bậc Trung cấp chuyên ngành TTLđầy đủ và hoàn thiện hơn.

- Luận văn đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy dân ca và ca khúc chuyển soạn cho học sinh TTL bậc trung cấp 4 năm tại ĐHVHNTQĐ.

- Qua luận văn, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào kho tư liệu tham khảo trong việc giảng dạy đàn TTL tại trường ĐHVHNTQĐ.

 

CHƯƠNG1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG 

1.1 Khái quát về dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn TTL

1.1.1 Dân ca chuyển soạn

     Dân ca là một thể loại âm nhạc dân gian mang tính bản sắc của dân tộc. Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững cùng với thời gian. Những điệu hát ru, điệu đồng giao của trẻ thơ, hò giao duyên của trai gái dưới ánh trăng, nhịp chày giã gạo, sự đối đáp châm biếm, tinh nghịch trong lao động vui chơi…tưởng chừng là rất đơn giản, nhưng chính những mảng ghép đó đã hình thành nên dân ca.

Dân ca Bắc Bộ 

Ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và miền núi phía Bắc (Tây Bắc, Việt Bắc…) âm nhạc dân gian rất khá đa dạng và phong phú về thể loại. Mỗi vùng có những sắc thái âm nhạc dân gian mà chúng ta có thể khai thác những làn điệu, bài bản phù hợp để đưa vào hệ thống chương trình đào tạo cho đàn TTL bậc Trung cấp.

Dân ca Trung Bộ

Với chiều dài địa lý trải dài từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế xuống các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên thì đây là khu vực đa dạng và phong phú về âm nhạc, đa dạng về thể loại.

Nói đến dân ca Trung Bộ thì không thể không nhắc đến các điệu Hò. 

Làn điệu Hò có tiết tấu vui vẻ, phóng khoáng, phản ánh chân thật cuộc sống của người lao động như Hò sông Mã, Hò chèo thuyền, Hò tát nước, Hò xay lúa, Hò đắp đêv.v

-     Nhữnglànđiệu Hò có tính chất âm nhạc trữ tình của vùng sông Hương như Hò mái nhì,mái đẩyv.vvới những âm điệu vấn vương, man mác buồn.

-Các điệu lý. .

-     Hát dặm (giặm)là thể loại dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ Anvà Hà Tĩnh.

-     Kể vè : như Vè mẹ Suốt…

Dân ca Nam Bộ 

Dân ca Nam Bộ giàu chất trữ tình, đậm màu thi vị, mang âm hưởng trong sáng, hồn nhiên, mộc mạc, dí dỏm…Các điệu Hò và Lý là những làn điệu chính của dân ca Nam Bộ. Ngoài ra còn có các điệu Hát ru em, các điệu Ngâm thơ, các điệu Nói vè, Nói thơ, Hát nói

- Hò Nam Bộ

- Lý Nam Bộ… 

Bảng 1.1: Những kỹ thuật diễn tấu cơ bản dân ca chuyển soạn

Thể loại

Tính chất

Kỹ thuật diễn tấu cơ bản

Dân ca

Bài có giai điệu vui, rộn ràng, trong sáng

Hai tay đều đặn, tiếng đàn sáng khỏe, mạch lạc, đầy đặn

Bài có giai điệu trữ tình, buồn man mác

Tiếng đàn ấm, mềm, lúc to lúc nhỏ, hai tay thả lỏng, làm chủ que đàn sao cho âm thanh mềm mại tự nhiên

1.1.2 Ca khúc chuyển soạn 

         So với tác phẩm nguyên gốc, các tác phẩm sau khi chuyển soạn phải phù hợp với tính năng của nhạc cụ được chuyển soạn. 

 Trong “Tuyển tập Dân ca, tác phẩm Việt Nam và nước ngoài soạn cho đàn Tam Thập Lục-hệ Trung học dài hạn của tác giả Nguyễn Hồng Phúc biên soạn năm 2014” cũng có sử dụng một số ca khúc của các tác giả Việt Nam chuyển soạn lại cho cây đàn TTL như: 

+ Quê tôi giải phóng – Văn Chung

+ Nhớ ơn Hồ Chí Minh – Tô Vũ

+ Nhạc rừng – Hoàng Vân

+ Hát mừng anh hùng Núp – Trần Quý

+ Xuân chiến khu – Xuân Hồng

+ Tiếng chày trên sóc Bombo – Xuân Hồng

+ Tình đất đỏ miền Đông – Trần Long Ẩn

+ Tiếng đàn Ta lư – Huy Thục

1.1.3 Vai trò của dân ca chuyển soạn đối với việc giảng dạy cho đàn TTL.

Đối với cây đàn TTL thì việc lựa chọn những bài bản dân ca để đưa vào chương trình giảng dạy rất quan trọng. Trong luận văn này chúng tôi chỉ lựa chọn và đưa vào chương trình giảng dạy những bài bản dân ca chuyển soạn có tiết tấu nhanh-vui tươi-khỏe khoắn, những âm điệu dí dỏm-hóm hỉnh trong các điệu Lý và những bài bản mang giai điệu mênh mang sông nước đặc trưng củavùng Nam Bộ. Qua đó sẽ giúp các em thêm hiểu biết và yêu mến âm nhạc dân gian.

Ví dụ 7: Trích bài “Cò lả”- Dân ca đồng bằng Bắc Bộ

 

    Chuyển soạn: Tuyết Nhung 

 

Ví dụ 8: Trích bài “ Lý ngựa ô huế ”- Dân ca Miền Trung

Chuyển soạn: Hồng Phúc

Bài dân ca với giai điệu và tiết tấu nhanh – rộn ràng, viết trên thang âm (Rê, mi, sol, la, si). 

1.1.4 Vai trò của ca khúc chuyển soạn đối với việc giảng dạy cho đàn TTL

Thông qua việc học các ca khúc chuyển soạn, giúp học sinh được tiếp cận với ngôn ngữ âm nhạc trong ca khúc, được ứng dụng nhiều kỹ thuật mới vào diễn tấu, nâng cao hơn nghệ thuật biểu diễn trên cây đàn TTL, ứng dụng nhiều trong thực tế, hoạt động nghệ thuật trong tương lai.

1.2Thực trạng giảng dạy dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn TTLtại trường ĐHVHNTQĐ

1.2.1 Khái quát về Khoa nghệ thuật dân tộc & miền núi, đội ngũ cán bộ giảng dạy đàn TTLtại trường ĐHVHNTQĐ

 Khoa Nghệ thuật dân tộc và Miền núi (trước đây gọi là Khoa Nghệ thuật dân tộc) được thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1993. Bên cạnh chức năng chính là đào tạo đội ngũ nghệ sĩ - diễn viên - nhạc công hoạt động nghệ thuật dân tộc bổ sung cho các đoàn nghệ thuật và đơn vị cơ sở trong toàn quân, khoa Nghệ thuật Dân tộc và Miền núi còn được giao hoạt động giáo dục, đào tạo học viên là con em đồng bào các tộc ít người, miền núi trở thành cán bộ, chỉ huy, nhân viên văn hoá nghệ thuật; diễn viên, nhạc công biểu diễn nhạc cụ dân tộc tăng cường và bổ sung cho các đơn vị nghệ thuật, nhà văn hóa tỉnh miền núi, biên giới, vùng sâu vùng xa.

 Khoa NTDT&MN với nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng học sinh bậc Trung cấp 4 năm, Cao đẳng 2 năm,Đại học 4 năm, gồm 10 bộ môn : Bầu , sáo trúc, nhị, tranh, sáo mông, tỳ bà, TTL, trống, nguyệt, t’rưng. Sau khi tốt nghiệp các em sẽ trở thành các nghệ sĩ biểu diễn độc lập, nghệ sĩ thuộc các cơ sở văn hóa–trung tâm đào tạo âm nhạc, các trường trung cấp–cao đẳng đào tạo về văn hóa nghệ thuật, các đơn vị quân khu trên cả nước... 

Bộ môn đàn TTL hiện nay có 2 giáo viên:

  • Giáo viên Nguyễn Bích Thủy
  • Tốt nghiệp hệ Đại học chuyên ngành TTL tại HVANQGVN
  • Tốt nghiệp Thạc sĩ Văn hóa học tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học xã hội .
    • Giáo viên Nguyễn Thị Tuyết Nhung, tốt nghiệp hệ Đại học chuyên ngành TTL tại HVANQGVN.

1.2.2Chương trình 

Chương trìnhđào tạo bậc Trung cấp tại trường ĐHVHNTQĐ là 4 năm.

  • Năm thứ 1: Các em được học Gam, các bài tập kỹ thuật, các bài dân ca và ca khúc chuyển soạn
  • Năm thứ 2,3,4 trở đi: Các em sẽ được học các bài bản nhạc phong cách như Chèo, Huế, Cải lương, các ca khúc chuyển soạn, các tác phẩm viết cho đàn TTL, các tác phẩm lấy chất liệu từ dân ca.

      Các em được học ca khúc xuyên suốt trong 4 năm Trung cấp. 

Bảng 1.2:Chương trình giảng dạy đàn TTl hệ Trung cấp 4 năm tại trường ĐHVHNTQĐ (Xem phần phụ lục 1)

* Ngoài ra mỗi năm học các em sẽ phải trải qua 4 kỳ thi để kiểm tra và đánh giá kết quả chất lượng học tập.

Bảng2.2: Chương trình thi học kỳ 1-học kỳ 2

  •  

Học kỳ 1

Học kỳ 2

Năm thứ 1

+ 1 bài tập kỹ thuật

+ 1 bài dân ca chuyển soạn

+ 1 bài ca khúc hoặc tác phẩm nhỏ chuyển soạn

+ 1 bài tập kỹ thuật

+ 1 bài dân ca chuyển soạn

+ 1 bài ca khúc hoặc tác phẩm nhỏ chuyển soạn

Năm thứ 2

+ 1 nhạc phong cách Chèo

+ 1 tác phẩm Việt Nam

+ 1 tác phẩm nước ngoài

+ 1 nhạc phong cách Chèo

+ 1 tác phẩm Việt Nam

+ 1tác phẩm nước ngoài

Năm thứ 3

+ 1 nhạc phong cách Huế

+ 1 tác phẩm Việt Nam

+ 1 tác phẩm nước ngoài

+ 1 nhạc phong cách Huế

+ 1 tác phẩm Việt Nam

+ 1 tác phẩm nước ngoài

Năm thứ 4

+ 2 bài cải lương

+ 1 tác phẩm Việt Nam

  • Đối với TTl chúng tôi thấy rằng, không quá xem nặng phần nhạc cổ, có thể linh hoạt thay đổi bài. Thi tốt nghiệp có thể đánh (2 nhạc cổ, 3 tác phẩm) hoặc (2 nhạc cổ, 2 tác phẩm, 1 bài đệm)

 

Tốt nghiệp hệ trung cấp 4 năm bao gồm :

+ 1 nhạc phong cách Chèo

+ 1 nhạc phong cách Huế

+ 1 nhạc phong cách Cải lương

+ 1 tác phẩm Việt Nam

+ 1 tác phẩm nước ngoài

 

1.2.3 Phương pháp giảng dạy

Tại trường ĐHVHNTQĐ phương pháp giảng dạy các chuyên ngành biểu diễn nói chung và bộ môn đàn TTLnói riêng được giảng dạy kết hợp giữa hai phương pháp truyền thống đó là truyền khẩu và truyền ngón cùng với đó là cách hướng dẫn thực hành trên bản ký âm.

Thực hiện khảo sát quá trình giảng dạy của giáo viên chuyên ngành TTL.

1.2.4 Sự tiếp thu của học sinh

         Đối tượng học sinh của khoa NTDT&MN tương đối rộng rãi. Các em đến từ các tỉnh, các câu lạc bộ, các nhà văn hóa của các tỉnh-thành phố, các đoàn văn công.Bên cạnh đó cũng có một số em tiếp thu khá chậm, chưa thật sự chăm chỉ, có nhiều học sinh chưa được học về dân ca, các em cũng chưa giỏi về kí xướng âm, chưa có cảm thụ về âm nhạc...

         1.2.5 Kết quả học tập

 Trong khi thời gian đào tạo bậc Trung cấp là 4 năm,lúc này học sinh phải hoàn thiện tốt về mặt kĩ thuật cũng như các bài bản dân ca, ca khúc chuyển soạn Việt Nam, ca khúc chuyển soạn nước ngoài để cho đúng với chương trình nhà trường đề ra thì các em học sinh tại trường ĐHVHNTQĐ là một sự cố gắng vượt bậc. 

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

         Trong nội dung nghiên cứu của Chương 1, chúng tôi đã trình bày khái quátcác bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn TTL, phân tích-tổng hợp và đưa ra những nhận xét của mình về chương trình giảng dạy dân ca và ca khúc chuyển soạn, cũng như đánh giá về phương pháp giảng dạy và sự tiếp thu của học sinhtại trường ĐHVHNTQĐ.

     Chúng tôi cũng đã đề cập tới những ưu điểm cũng như nhược điểm về khả năng tiếp thu của học sinh TTL tại trường ĐHVHNTQĐ. .Khi vào trường hầu như bắt đầu mới được làm quen với âm nhạc và đàn TTL, lại chịu nhiều tác động của xã hội, nên kiến thức chung về nhạc lý cơ bản là hạn chế.

         Việc sắp xếp các bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn chưa mang tính khoa học và hệ thống. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy vẫn dựa vào phương pháp thị phạm, truyền ngón, truyền nghề là chủ yếu dẫn đến thực trạng học sinh còn yếu về khả năng thị tấu, khả năng vỡ bài và còn phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên thị phạm.

         Việc đánh giá được thực trạng giảng dạy dân ca và ca khúc chuyển soạn bậc Trung cấp4 nămtại trường ĐHVHNTQĐ là việc làm cần thiết. Để từ đó chúng ta có phương hướng đối mới phương pháp giảng dạy, bổ sung một số bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn vào chương trình học, giúp hoàn thiện giáo trình giảng dạy cho đàn TTL tại Khoa NTDT&MN trường ĐHVHNTQĐ.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY DÂN CA VÀ CA KHÚC CHUYỂN SOẠN CHO ĐÀN TAM THẬP LỤC

2.1 Bổ sung, điều chỉnh một số bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn vào chương trình và giáo trình đàn TTL bậcTrung cấp 4 năm

2.1.1 Chương trình

 Như đã trình bày ở chương 1 phần thực trạng, chương trình giảng dạy dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn TTLbậc Trung cấp 4 năm mới chỉ được đưa vào giảng dạy trong năm đầu tiên, từ năm thứ 2 đến hết Trung cấp 4 các em không còn được học thêm về dân ca. Chúng tôi nghĩ rằng sang năm thứ 2, thứ 3 học sinh vẫn có thể học một số bài bản dân ca xen kẽ với các bài bản nhạc phong cách của từng năm.

      Bên cạnh đó, học sinh bậc Trung cấp chưa được tổ chức học hát dân ca. Học sinh cần hiểu được ý nghĩa của bài dân ca đó, thuộc được lời hát và giai điệu như vậy sẽ giúp các em thị tấu nhanh, diễn tấu có hồncần được bổ sung chương trình.

     Đối với ca khúc chuyển soạn thì các em vẫn được học xuyên suốt trong 4 năm, nhưng số lượng bài bản trong chương trình còn hạn chế, nội dung chưa phong phú và chưa được sắp xếp hợp lý. Chính vì vậy, chúng tôi xin được bổ sung và sắp xếp thêm một số bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn vào chương trình bậc Trung cấp 4 năm cho đàn TTL. 

Dưới đây chính là những điều chỉnh của chúng tôi trong nội dung chương trình giảng dạy dân ca và ca khúc chuyển soạncho bậc Trung cấp 4 năm cho đàn Tam thập lục tại trường ĐHVHNTQĐ:

Bảng 3.2

Năm

Danh mục

Số tiết cũ

Số tiết mới

Năm thứ 2

Dân ca và ca khúc chuyển soạn

10

16

Nhạc phong cách Chèo

22

20

Tác phẩm

(Việt Nam, nước ngoài)

24

20

Năm thứ 3

Dân ca và ca khúc chuyển soạn

8

16

Nhạc phong cách Huế

16

14

Tác phẩm 

(Việt Nam, nước ngoài)

30

26

Năm thứ 4

Dân ca và ca khúc chuyển soạn

8

14

Nhạc phong cách Cải lương 

14

8

Tác phẩm

(Việt Nam, nước ngoài)

14

14

 

2.1.2 Tiêu chí và mục đích lựa chọn các bài bản bổ sung

  - Khuyến khích học sinh nhất là học sinh các tỉnh miền núi sưu tầm, tự chuyển soạn dân ca của quê hương mình hoặc khai thác làm phong phú tư liệu bằng cách học sinh sưu tầm dân ca gốc của vùng miền, giáo viên và học sinh cùng nghiên cứu chuyển soạn.

- Tiêu chí về kỹ thuật : Lựa chọn những bài có tiết tấu đơn giản đến phúc tạp sao cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của từng năm học.

- Dân ca chuyển soạn: Bổ sung và chuyển soạn thêm một số bài dân ca với tính chất âm nhạc khác như dân ca Khơme Nam Bộ...

- Ca khúc chuyển soạn: Bổ sung thêm các ca khúc cách mạng, phù hợp với môi trường Quân đội

2.1.3 Phân loại các bài bản dân ca và ca khúc trong trương trình giảng dạy

Bảng 4.2: Danh mục bài bản dân ca

Năm

Học kỳ 1

Học kỳ 2

Năm thứ 1

Bèo dạt mây trôi (DC Bắc Bộ)

Ba mươi sáu thứ chim (DC QHBN)

Lý con cúm núm (DC Nam Bộ)

Hoa thơm bướm dạo (DC QHBN),

Qua cầu gió bay (DC QHBN)

Lý thương nhau (DC Quảng Nam)

Lý tiểu khúc (DC Bình Trị Thiên)

Năm thứ 2

Lý cửu khúc (DC QHBN)

Mưa rơi (DC Xá )

Lý đò đưa (DC Thanh Hóa)

Lý hành vân (DC Miền Trung)

Còn duyên (DC QHBN)

Đi cấy (DC Thanh Hóa)

Lý ngựa Ô (DC Nam Bộ)

Trống cơm (DC QHBN)

 

Năm thứ 3

Lúng liếng (DC QHBN)

Lý ta lý ( DC Bình Trị Thiên)

Lý cây Bông (DC Nam Bộ)

Ví giận thương ( DC Nghệ Tĩnh)

Lý hoài nam (DC Bình Trị Thiên)

Múa nón (Dựa trên DC Thái)

 

Bảng 5.2Danh mục bài bản ca khúc, tác phẩm ( Việt Nam, nước ngoài)

Năm

Học kỳ 1

Học kỳ 2

Năm thứ 1

1.    Reo vang bình minh (Lưu Hữu Phước)

2.    Thiếu nhi thế giới liên hoan (Lưu Hữu Phước )

3.    Nhi đồng tháng tám (Phong Nhã)

4.    Em làm trực nhật (Phạm Tuyên)

5.    Chim cu (Nhạc: Ba Lan)

6.    Aria (G. Percell)

 

1.    Xuân chiến khu (Xuân Hồng)

2.    Chú giải phóng quân cháu xin tặng chú bài ca

3.    Bài ca thiếu niên (Nhạc Nga)

4.    Chiếc kèn túi da (V.Monda)

5.    Ở trường cô dạy em thế (Nhạc Nga)

6.    Menuet (J.S.Bach)

Năm thứ 2

  1. Nhạc rừng (Hoàng Việt)
  2. Hát mừng anh hùng Núp (Trần Quý)
  3. Tình đất đỏ miền Đông (Trần Long Ẩn)
  4. Tiếng đàn Ta lư (Huy Thục)
  5. Hạn thiên lôi (Trung Quốc)
  6. Cối xay gió (Túc Anh)
  7. Hai điệu nhảy dân tộc ( Beethoven)

 

1.    Nhớ ơn Hồ Chí Minh (Tô Vũ)

2.    Tự nguyện (Trương Quốc Khánh)

3.    Tiếng chày trên sóc Bombo (Xuân Hồng)

4.    Du kích sông Thao (Đỗ Nhuận)

5.    Ngựa phi đường xa (Lê Yên )

6.    Bài ca hạt đậu đỏ (Âm nhạc dân gian Đài Loan)

7.    Hồ Thiên Nga (Tchaikovsky)

Năm thứ 3

1.    Ngựa phi đường xa (Lê Yên)

2.    Bài ca may áo (Xuân Hồng)

3.    Quảng bình quê ta ơi (Hoàng Vân)

4.    Hò đắp đường thống nhất(Phương Thúy)

5.    Rừng xanh vang tiếng đàn Ta Lư (Phương Nam)

6.    Polka (Rachmaninov)

7.    Menuye (J.S.Bach)

8.    Người nông dân vui tính (Schumann)

9.    Polka (Glinka)

10.Polly Wolly Doole (Dân ca Mỹ)

 

  1. Mùa hoa Chư Prông (Hồng Thái)

2.    Chào sông Mã anh hùng (Xuân Giao)

3.    Polonaies (M.K Oginski)76

4.    Preludio II (J.S.Bach)

5.    Vũ khúc Rumani (Nhạc Rumani)

6.    Silent night ( Franz Gluber)

7.    Old black Joe (Stephen C.Foster)

8.    German song (Traikopvsky)

Năm thứ 4

1.Mùa xuân Tây Nguyên(Doãn Tiến)

2. Anh giải phóng quân (Chuyển soạn: Bá Sách)

3. Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ (W.A. Mozart)

4. Trăng sáng (A. Troianovski)

1.    Tersichore (X. Vambo)

2.    Ngàn dặm thoi đưa (Trương Hiểu Phong)

3.    Czardas (V.Monti)

4.    Ngày hội Tân Cương (Zhu De 5rMing)

 

2.2 Một số giải pháp

2.2.1 Tăng cường hát dân ca và ca khúc vào giảng dạy.

2.2.2 Giải pháp về kỹ thuật

  • Luyện tay

Tư thế ngồi :

Kỹ thuật bật que:

  • Ngón tay: 

Hình ảnh minh họa

Bàn tay:

Que đàn:

Kết hợp hai tay:

Những kỹ thuật diễn tấu cơ bản của đàn TTL : 

  • Kỹ thuật đánh đều hai tay: 
  • Kỹ thuật đánh chồng âm:
  • Kỹ thuật đánh song long:
  • Kỹ thuật vê ( tremolo ):
  • Kỹ thuật bịt tiếng:
  • Kỹ thuật hai tay hai bè:
  • Kỹ thuật rải nốt (Arpeggio):
  • Ngoài ra còn bổ sung thêm những kỹ thuật diễn tấu mới cho đàn TTL:

+ Kỹ thuật vuốt ( gliss = mượt )

+ Kỹ thuật ngắt tiếng ( Staccato) 

+ Kỹ thuật bồi âm

+ Kỹ thuật gẩy đuôi que

+ Kỹ thuật búng (pizz)

+ Kỹ thuật nẩy tiếng

     Trongcác bài bảndân ca chuyển soạnnhững kỹ thuậtchủ yếugồm:

+ Gõ hai tay luân phiênvà đều nhau

+ Đánh chồng âm

       +Vê với tiết tấu nốt đen, móc đơn, móc kép, nốt tô điểm

Dướiđây,chúngtôi xintrích dẫnmột số ví dụ minh họa cho việc ứng dụng các bài tập kỹ thuật bổtrợ trực tiếp cho học sinhkhi diễn tấudân ca và ca khúc chuyển soạn.

Ví dụ 14:Trích trong bài “Múa nón” Dân ca Thái. Nhịp 1- 12

 Chuyển soạn: Nguyễn Văn Thương

Để giúp học sinhthực hiện tốt kỹthuật này, chúng tôi sẽ dùng bài tập bổtrợ sau:

Ví dụ 15: Bài tập tổng hợp số 82trongcuốn “Bài tập kỹ thuật cho đàn TTL”. Tác giả Hồng PhúcNhịp 1-10

Ví dụ 16: Trích trong bài “Xuân chiến khu – Sáng tác: Xuân Hồng”

Để giúp học sinhthực hiện tốt kỹthuật này, chúng tôi sẽ dùng bài tập bổtrợ sau:

Ví dụ 17:Bài tập số 77 trong cuốnBài tập kỹ thuật cho đàn TTL”. Tác giả: Hồng Phúc.

Các kỹ thuật diễn tấu cơ bản

 Các kỹ thuật cơ bản được sử dụng khi diễn tấu các bài bản dân ca và ca khúc trên cây đàn TTL bao gồm: kỹ thuật gõ riêng từng tay, kỹ thuật đánh luân phiên hai tay, đánh chồng âm, đánh song long, vê...

  • chúng tôi xinbổ sung bài luyện tập phù hợp với từng kỹ thuật trong từngnăm học:

Bảng 6.2 

Năm

Yêu cầu kỹ thuật

Bài tập bổ trợ

Năm thứ 1

-Đánh từng tay sau đó kết hợp đánh đều hai tay.

- Đánh nốt móc đơn, móc kép, nốt đen, nốt trắng, nốt tròn, chồng âm

Bài tập bật que cho tay trái. Bài tập bật que cho tay phải. Bài luyện gam Cdur – amoll, Gdur - emoll.

Bài tập kết hợp hai tay.

Bài tập quãng 3 liền bậc.

Bài tập dấu lặng đơn, đen.  Bài tập luyện quãng 3, 4.

 Bài tập luyện móc kép, kép trước, kép sau.

Năm thứ 2

-Kỹ thuật vê nốt đen, nốt trắng

- Kỹ thuật chạy rải chồng âm

- Chạy cromatic tốc độ chậm

Bài tập luyện gam.

Bài tập nhảy quãng xa.

Bài tập đảo phách

Bài tập nốt móc kép ở nhiều tốc độ khác nhau.

Bài tập tiết tấu tổng hợp. 

Bài tập ngắt tiếng (staccato). Bài tập quãng 8 song long. - Bài tập cho hai đàn.

Năm thứ 3

-Hoàn thiện kỹ thuật năm thứ 2

- Kỹ thuật hai tay kết hợp hai bè

Phối hợp 2 tay 2 bè.

Bài tập luyện gam.

Bài tập vê móc đơn.

Bài tập vê móc đen.

Bài tập vê tổng hợp.

Bài tập rải âm.

Bài tập gạt đuôi que đàn.

Bài tập gẩy đuôi que đàn.

Bài tập búng dây đàn.

Bài tập chạy cromatique.

Bài tập cho hai,ba đàn.

Năm thứ 4

Hoàn thiện tốt các kỹ thuật cơ bản

Bài tập vê một tay.

Bài tập rung.

Bài tập nảy âm.

Bài tập nảy hai tay.

Bài tập cho 2 đàn nâng cao. Bài tập hai tay độc lập.

Bài tập tổng hợp.

Bài tập nâng cao

  • Âm thanh

  *Bước 1:Quan trọng nhất, học sinh phải luyện tai lên dây đàn. 

 * Bước 2:Để có âm thanh hay thì điểm tiếp xúc giữa que đàn và bề mặt dây đàn là gần sát với cầu ngựa đàn với những nốt ở quãng trầm 3cm và trung là 2-2,5cm, quãng cao là 2cm.

Bước 3: Đầu que đànsau khi đánh xong phải nâng lên góc 30-45 độ, khi đánh xong phải nhấc đầu que đàn lên ngay, 

Hình ảnh minh họa

  • Sắc thái
  • Màu sắc âm thanh

      2.2.3 Giải pháp về xử lý âm nhạc

Muốn xử lý âm nhạc tốt thì giáo viên cần định hướng cho học sinh:

+ Tìm hiểu về nội dung của bài bản dân ca-ca khúc chuyển soạn

+ Tìm hiểu về âm nhạc vùng miền

+ Tìm hiểu về thang âm. Tập gam theo thang âm chính của bài rồi mới tập vào bài.

+ Tìm hiểu về cảm xúc của bài.

2.3 Thực hành giảng dạy các bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn TTL

2.3.1 Giảng dạy các bài bảndân ca chuyển soạn

Ví dụ 18: Trích bài “Trèo lên quán dốc”- Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Ví dụ 19: Trích bài “ Đi cấy”- Dân ca Thanh Hóa

Ví dụ 20: Trích bài “Lý tiểu khúc”- Dân ca Bình Trị Thiên

Ví dụ 21: Trích bài:“ Bắc Kim Thang”–Dân ca Nam Bộ

                                   Chuyển soạn: Tuyết Nhung

Ví dụ 22: Trích bài: “ Lý ngựa Ô”- Dân ca Nam Bộ

Ví dụ 23: Trích bài:“Ru em”Dân ca Xơ ĐăngChuyển soạn: Tuyết Nhung

2.3.2 Giảng dạy các bài ca khúc chuyển soạn

Ví dụ 24: Trích bài: “ Reo vang bình minh” – Sáng tác: Lưu Hữu Phước

Ví dụ 25: Trích bài:  “ Hát mừng anh hùng Núp” – Sáng tác: Trần Quý

2.4.1 Thực hành giảng dạy các bài dân ca và ca khúc 

Nhóm thứ 1: Thực hành giảng dạy dân ca

  • Tên bài học: Giảng dạy bài dân ca “ Lúng liếng-dân ca quan họ Bắc Ninh” trong“Tuyển tập dân ca tác phẩm mới Việt Nam và nước ngoài cho đàn TTL”.
  • Bước 1 : 

-Giới thiệu bài dân ca “ Lúng liếng – dân ca quan họ Bắc Ninh”. 

Bước 2:Xử lý kỹ thuật trong bài

Ví dụ 26: Trích trong bài “Lúng liếng” – Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Nhịp 1-8

Nhịp 22-27 

Ví dụ 27: Bài tậpmóc kép số 73 trong cuốn “Bài tập kỹ thuật cho TTL (Hệ trung cấp)” - Tác giả: Hồng Phúc. Nhịp 1-19.

Bước 3: Xử lý sắc thái trong bài

Bước 4:Tóm tắt nội dung toàn bộ bài giảng,bổ sung và nhận xét, cho ý kiến sau khi học sinh hoàn thiện bài.

Nhóm thứ 2: Thực hành giảng dạy ca khúc chuyển soạn

  • Tên bài học: Giảng dạy bài ca khúc “Tự nguyện” – Sáng tác: Trương Quốc Khánh, chuyển soạn: Hồng Phúc.
  • Bước 1 : 

Giáo viênyêu cầu học sinhtrình bày những hiểu biết của mình về ca khúc “Tự nguyện” và tác giả Trương Quốc Khánh. Ca khúc được NSNDHồng Phúc chuyển soạn cho đànTTL.

-  Bước 2: Xử lý kỹ thuật trong bài

Ví dụ 28: Trích trong bài “Tự nguyện”- Sáng tác : Trương Quốc Khánh

  Chuyển soạn: NSND Hồng Phúc. Nhịp 1-17  

Bước 3: Xử lý yếu tố sắc thái 

Bước 4:Tóm tắt nội dung toàn bộ bài giảng,bổ sung và nhận xét, cho ý kiến sau khi học sinh hoàn thiện bài.

  1. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Bảng 7.2:Bảng kết quả nhóm 1

Yêu cầu 

Số lượng 

Tỷ lệ 

Nắm vững thực hiện tốt các kỹ thuật 

02

80%

Hoàn thành bài học

01

20%

Không đạt yêu cầu

0

0%

Bảng 8.2:Bảng kết quả nhóm 2

Yêu cầu

Số lượng

Tỷ lệ

Nắm vững thực hiện tốt các kỹ thuật 

02

80%

Hoàn thành bài học 

01

20%

Không đạt yêu cầu 

0

0%

 

Tiểu kết chương II 

Ở chương 2 của luận văn này chúng tôi đã trích dẫn một số bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn được lựa chọn để chuyển soạn cho cây đàn TTL nhằm giúp người học nắm bắt được những kiến thức cơ bản, tính chất và thể loại âm nhạc.

Về phương pháp diễn tấu những bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn không chỉ chú trọng đến xử lý tốt kỹ thuật cơ bản trong năm đầu tiên mà còn chú trọng tới yếu tố xử lí yếu tố nghệ thuật như sắc thái, ngôn ngữ thể hiện, cường độ, tiết tấu, nhấn, âm thanh vang lên.    

Việc tìm tòi, chọn lọc, bổ sung, chuyển soạn sang cho cây đàn TTL là việc rất cần thiết đối với học sinh trường ĐHVHNTQĐ. Trong chương 2 này chúng tôi nghiên cứu bổ sung thêm các bài bản vào chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy các bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn TTL tại trường Đại học VHNTQĐ.Trong đó không thể thiếu được tiêu chí lựa chọn và phân loại bài bản dân ca - ca khúc theo từng cấp học và theo trình độ của từng học sinh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra một số giải pháp về kỹ thuật và xử lý âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy dân ca và ca khúc cho đàn TTL.

Trong việc đào tạo nhạc cụ dân tộc thì không thể thiếu được phần cổ nhạc và phần nhạc mới, tuy nhiên nền tảng đầu tiên để học sinh có thể diễn tấu tốt hai phần này chính là những bài bàn dân ca và ca khúc chuyển soạn.

Quá trình: 3 năm là nghệ sĩ biểu diễn TTL tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam và 5 năm là giảng viên TTL tại trường ĐHVHNTQĐ thì tôi nhận thấy rằng việc nâng cao trình độ chuyên môn học lên Cao học và nghiên cứu sinh là một điều rất cần thiết và thiết thực. 

KẾT LUẬN

Bên cạnh dân ca thì nhiều ca khúc cách mạng đã trở thành di sản tinh thần chung của dân tộc,đó là những khúc ca đi cùng năm tháng. Mỗi khi cất lên, giai điệu của những ca khúc ấy gieo vào lòng người niềm xúc động, tự hào. Chính vì vậy, cần khai thác và đưa nhiều bài bản ca khúc chuyển soạn vào chương trình đào tạo cho học sinh.

Đàn TTL có hệ thống thang âm cromatic, âm vực rộng có khả năng độc tấu và thuận lợi cho việc diễn tấu ca khúc, hòa tấu và đệm trong dàn nhạc và đang càng ngày khẳng định vai trò, vị trí của mình trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta. Vì vậy, việc đưa dân ca và ca khúc chuyển soạn vào giảng dạy tại khoa NTDT&MN-trường ĐHVHNTQĐ là một nội dung rất quan trọng trong chương trình học tập. Chính vì thế việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy những bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn cho cây đàn TTLmột cách khoa học – hiệu quả là vô cùng quan trọng.

Là một giảng viên trực tiếp giảng dạy bộ môn đàn TTL tại khoa NTDT&MN trường ĐHVHNTQĐ, chúng tôi đã dành nhiều công sức tìm hiểu - nghiên cứu và học hỏi nhằm đưa ra những phương pháp giảng dạy tối ưu nhất. Chính vì lẽ đó, tôi đã lấy vấn đề giảng dạy dân ca và ca khúc chuyển soạn cho đàn TTL làm đề tài và nội dung nghiên cứu trong luận văn của mình. 

Chương 1 của luận văn chúng tôi đã sơ lược về vai trò của dân ca và ca khúc chuyển soạn đối với việc giảng dạy đàn TTL cũng như một số thực trạng giảng dạy dân ca và ca khúc chuyển soạn tại trường ĐHVHNTQĐ nhằm đưa ra những giải pháp tích cực phù hợp với yêu cầu đào tạo ngày càng cao trong giai đoạn mới.

Chương 2 của luận văn đi sâu vào phương pháp giảng dạy các bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn. Đã bổ sung và chọn lọc một số bài bản dân ca và ca khúc chuyển soạn có chất lượng, có giá trị nghệ thuật cao, có đóng góp thiết thực vào đời sống âm nhạc của người dân để bổ sung vào giáo trình giảng dạy TTL tại trường ĐHVHNTQĐ.

Do nhiều yếu tố khách quan và khả năng hiểu biết có hạn, chắc chắn bản luận văn này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được những đóng góp, bổ sung của các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà Nghiên cứu Lý luận, các Thầy Cô cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn !

KHUYẾN NGHỊ

- Cần phải sưu tầm, biên soạn vào chương trình, giáo trình các bài bản dân ca và ca khúc cách mạng phủ hợp với môi trường ĐHVHNTQĐ một cách khoa học và hệ thống cho cây đàn TTL 

- Chuyển soạn nhiều bài dân ca có hệ thống bán âm và phát triển dân ca thành các tác phẩm.

-Bổ sung thêm giờ học hát dân ca và các ca khúc cách mạng vào chương trình học cho các em nắm rõ được tính chất, nội dung của từng bài bản. 

- Bổ sung thêm tư liệu về dân ca và ca khúc cách mạng như đĩa CD, báo, tư liệu viết tay của các nghệ nhân về dân ca Việt Nam để học sinh có cơ hội được học và hiểu thêm về dân ca các vùng miền. 

- Tổ chức các buổi ngoại khóa chohọc sinh được đi dã ngoại đến các địa phương, tham gia lễ hội, hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ của địa phương.

- Có thể tăng số năm học đào tạo bậc Trung cấp lên 6 năm.

- Tuyển chọn đội ngũ giáo viên có chuyên môn tốt, có lòng yêu nghề, tâm huyết. Cùng hướng tới mục tiêu có một hệ thống đào tạo hoàn thiện trong công tác giảng dạy.

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. SÁCH THAM KHẢO

B. LUẬN VĂN THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn