Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 12104573
Tin tức hoạt động Thứ sáu, 29/03/2024
Nguyễn Thị Quỳnh Trang: "Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc cho sinh viên hệ Cao đẳng ngành Sư phạm mầm non tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An". Luận văn Thạc sĩ. 2018.

Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Trang 
Tên đề tài: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc cho sinh viên hệ Cao đẳng ngành Sư phạm mầm non tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An.
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc 
Mã số: 60 14 01 11
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Huyền Nga
Ngày đăng: 04/03/2018

Toàn văn Luận văn

Tóm tắt Luận văn

PHẦN MỞ ĐẦU

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay, âm nhạc được coi là bộ môn cơ sở đối với tất cả các cấp bậc học như: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.  Âm nhạc không chỉ góp phần hoàn thiện nhân cách mà còn góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người. Như nhà lý luận phê bình âm nhạc nổi tiếng người Nga, Xo-khor đã nói: “Âm nhạc là nhà giáo dục thông mình và tinh tế”.

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật đặc thù, dùng âm thanh để thể hiện tâm tư, tình cảm, thế giới quan của con người…. Âm nhạc đưa những con người xa lạ trên khắp thế giới đến gần với nhau hơn, chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống, đem lại cho con người tinh thần lạc quan, yêu đời, bao hàm những tâm tư tình cảm, tình yêu cha mẹ, tình quê hương đất nước, ngợi ca những anh hùng Dân tộc, nói lên những khát vọng tình yêu trong cuộc sống....

Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đòi hỏi nền giáo dục phải hướng tới sự phát triển toàn diện về “đức - trí - thể - mỹ”. Đặc biệt, với lứa tuổi mầm non, đây chính là những nhân tố mà giáo dục cần phải đầu tư ngay từ ban đầu. Âm nhạc tạo nên thế giới trẻ thơ, giáo dục cho các em về đạo đức, nhân cách, thẩm mỹ, khả năng phát triển tư duy một cách toàn diện.

Tỉnh Nghệ An cùng các tỉnh lân cận nói chung và Trường CĐSP Nghệ An nói riêng hết sức chú ý trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non. Đặc biệt trong công tác tuyển sinh đầu vào đối với chuyên ngành mầm non, bộ môn năng khiếu âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù chỉ tiêu và số lượng sinh viên trúng tuyển ngày càng nhiều, nhưng chất lượng đầu vào còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy các giảng viên bộ môn âm nhạc của trường CĐSP Nghệ An đòi hỏi phải kiên trì đưa ra những phương pháp dạy học phù hợp để các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Cùng với sự chuyển đổi cơ chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường CĐSP Nghệ An đã kết hợp giữa đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ. Phương thức đào tạo này dẫn đến việc cắt giảm số tiết lên lớp của giảng viên nhưng vẫn đòi hỏi sinh viên phải đáp ứng đầy đủ lượng kiến thức theo khung chương trình.

Với lượng sinh viênđến từ nhiều huyệnkhác nhau trong tỉnh như: thành phố, thị xã, vùng sâu vùng xa... Điều này dẫn đến việc tiếp cận âm nhạc không đồng đều, bất cập trong nhận thức đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiếp thu của sinh viên cũng như kết quả đào tạo.

Là giảng viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc tìm ra các phương pháp mới giúp sinh viên tiếp cận dễ hơn với bộ môn âm nhạc là điều hết sức cần thiết. Với thời gian ngắn nhưng lượng kiến thức rộng đòi hỏi người giáo viên phải biết sắp xếp thời gian và kiến thức sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, trong mỗi tiết dạy giáo viên cần có những ứng dụng mới nhằm đem đến sự mới mẻ đối với môn học, từ đó tránh được sự nhàm chán.

Nhận thức được vai trò của bộ môn âm nhạc trong chương trình đào tạo, giáo viên trường CĐSP Nghệ An luôn “lấy người học làm trung tâm” làm chủ đạo để thúc đẩy chất lượng dạy và học trong giai đoạn này. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục tiêu và phương pháp giáo dục theo hướng tích cực không phải ngày một ngày hai là thay đổi được. Vì thế, rất cần đến những nghiên cứu chuyên sâu để góp phần những yêu cầu đổi mới giáo dục mà Bộ GD & ĐT đề ra.

Đây chính là lí do khiến tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cho sinh viên hệ Cao Đẳng ngành Sư phạm Mầm non tại Trường CĐSP Nghệ An” làm đối tượng nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.

LỊCH SỬ ĐỀ TÀI

Vấn đề giảng dạy môn Âm nhạc cho sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm mầm non hiện đã có một số công trình, luận văn đề cập đến như:

  • Phạm Thị Hòa, (2006). Giáo dục âm nhạc tập 1,2. Đây là cuốn sách dùng cho khoa Giáo dục mầm non, Nxb Đại học sư phạm. Cuốn sách gồm 2 tập, trong đó:

Tập 1: Nhạc lý cơ bản - xướng âm

Cung cấp kiến thức nhạc lý cơ bản như: âm thanh, cách ghi chép nhạc, tiết tấu, tiết nhịp, quãng, điệu thức, dịch giọng …., và một số bài xướng âm đơn giản.

Tập 2: Phương pháp giáo dục âm nhạc

Tác giả đề cập đến một số vấn đề chung về giáo dục âm nhạc trong trường mầm non, phương pháp dạy và các hình thức tổ chức các hoạt động âm nhạc, soạn giáo án và tập dạy. Hai tập sách này đã được nhiều trường sử dụng ở các giáo trình hoặc tài liệu tham khảo.

- Dương Thị Tùng Ly (2013). Phương pháp giáo dục Âm nhạc theo hướng tích hợp cho giáo sinh mầm non tại trường Đại học Phạm Văn Đồng. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc. Luận văn đi vào khảo sát thực trạng tình hình giảng dạy môn Âm nhạc cho giáo sinh mầm non tại trường Đại học Phạm Văn Đồng. Qua đó, nêu lên sự cần thiết của phương pháp dạy môn âm nhạc theo hướng tích hợp và vận dụng phương pháp này vào việc thiết kế chương trình và giáo án giảng dạy.

  • Nguyễn Thùy Dung (2013).  Nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho trẻ mẫu giáo tại Trường Mầm non II Thành phố Huế. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc. Luận văn đã khảo sát thực trạng giảng dạy môn âm nhạc cho trẻ mẫu giáo, qua đó đánh giá khách quan cũng như đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho trẻ mẫu giáo như: tổ chức nhiều hoạt động âm nhạc, đa dạng hóa cách thức giảng dạy cho trẻ.
  • Trần Thị Thu Hà (2015). Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản cho sinh viên hệ cao đẳng sư phạm mầm non Trường CĐSP Ninh Thuận”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc. Luận văn đã đánh giá thực trạng chất lượng giảng dạy môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản cho sinh viên cao đẳng mầm non tại trường cũng như chỉ ra một số vấn đề tồn tại trong việc sử dụng giáo trình dạy học tại trường chưa đúng với tên phân môn Lý thuyết âm nhạc. Từ đó, đưa ra các giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học, điều chỉnh nội dung môn học theo hướng giảm tải, bỏ bớt những chương không thuộc phạm vi Lý thuyết âm nhạc v.v…phù hợp với đối tượng học thuộc địa bàn tỉnh Ninh Thuận, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đối với bộ môn này.

Trên đây là một số công trình, luận văn có liên quan, phản ánh thực trạng quá trình giảng dạy đối với bộ môn Âm nhạc nói chung dành cho SV hệ Cao đẳng Mầm non nói chung. Tuy nhiên, mỗi vùng miền đều có những đặc trưng riêng, cũng như đối tượng dạy và học khác nhau. Song, hiện vấn đề “Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Âm nhạc cho sinh viên hệ CĐSP Mầm non Trường CĐSP Nghệ An” chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Vì thế, đề tài của chúng tôi không trùng lặp với các công trình đã công bố

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

     - Chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc cho sinh viên hệ CĐSP Mầm non tại Trường CĐSP Nghệ An.

     - Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc tại Trường CĐSP Nghệ An.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi chương trình: Học phần Âm nhạc cho SV ngành Sư phạm Mầm non

- Địa bàn nghiên cứu: Trường CĐSP Nghệ An

     - Khảo sát và ứng dụng nghiên cứu cho sinh viên hệ CĐSP Mầm non tại Trường CĐSP Nghệ An.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Qua khảo sát thực tế phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non tại Trường CĐSP Nghệ An, nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn này cho sinh viên hệ CĐSP Mầm non tại Trường CĐSP Nghệ An.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để tiến hành nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu, phân tích, diễn giải, tổng hợp các nguồn tài liệụ

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Khảo sát thực tế và tiến hành dạy thực nghiệm, tổng kết quá trình thực nghiệm.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, điều tra, thống kê số liệu.

ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Kết quả nghiên cứu của luận văn nếu được công nhận sẽ góp phần cải tiến nội dung chương trình, giáo trình và đổi mới phương pháp dạy và học, mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non tại Trường CĐSP Nghệ An.

Mặt khác, những kết luận mà đề tài đưa ra có thể hỗ trợ nghiên cứu hoặc tài liệu tham khảo cho việc dạy môn Âm nhạc hệ CĐ Mầm non Trường CĐSP Nghệ An.

  1. BỐ CỤC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc cho sinh viên ngành CĐSP Mầm non tại Trường CĐSP Nghệ An

Chương 2: Một số giải pháp

 

Chương 1

THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON TẠI TRƯỜNG CĐSP NGHỆ AN

1.1 Cơ sở lý luận

Ngày nay, yêu cầu về giáo dục toàn diện vẫn luôn được đặt ra, đặc biệt đối với ngành giáo dục Mầm non được xem như bước khởi đầu trong việc xây dựng nhân cách con người. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh - Đảng Bộ Nghệ An, Sở GD & ĐT luôn nhấn mạnh chủ trương quan tâm đặc biệt đối với ngành Giáo dục Mầm non. Đội ngũ giáo viên phải được đào tạo bài bản với trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên nhằm phục vụ cho nền giáo dục tỉnh nhà phát triển lớn mạnh.

Trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân thì hệ thống giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng. Hồ Chủ Tịch đã nêu "Dạy trẻ như trồng cây non" hay "giáo dục mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt". Một trong những phương tiện hữu hiệu góp phần to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ đó là giáo dục âm nhạc.

Với ngành học CĐSP Mầm non, chương trình đào tạo có nhiều phân môn, trong đó phân môn Âm nhạc cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về âm nhạc, giúp cho sinh viên hiểu biết về mối tương quan trong các hoạt động âm nhạc sau này. Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhân cách, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ ngay từ những ngày đầu, tạo cơ sở để hình thành nên nhân cách con người Việt Nam.

1.1.1 Vai trò của âm nhạc đối với trẻ mầm non

Âm nhạc đóng vai trò thiết yếu trong ngành sư phạm mầm non với mục đích, nhiệm vụ và những yêu cầu giáo dục đặt ra. Đặc biệt, phát triển chung của trẻ ở các độ tuổi khác nhau đòi hỏi giáo viên mầm non nào cũng cần hiểu rõ. Việc đưa giáo dục âm nhạc vào các trường mầm non nhằm đem âm nhạc đến gần hơn với đời sống của trẻ, tạo tiền đề thúc đẩy giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, đẩy mạnh sự phát triển trí tuệ, thể chất và nhân cách trẻ.

Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là mắt xích đầu tiên và quan trọng nhất. Bởi lẽ, âm nhạc mà trẻ tiếp nhận được ở độ tuổi này còn rất đơn giản, trong sáng và mộc mạc. Đó là những tình cảm ban đầu chân thực mà hồn nhiên nhất trong tâm hồn của trẻ. Hiện nay, vấn đề giáo dục âm nhạc tại các trường mầm non rất được quan tâm và hết sức chú trọng trong mọi hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ với nội dung đa dạng, phong phú, có ý nghĩa giáo dục phù hợp đối với từng độ tuổi khác nhau.

1.1.2. Quan điểm của xã hội, gia đình đối với ngành sư phạm mầm non

Những năm qua ngành sư phạm mầm non được nhà nước quan tâm và chú trọng đầu tư. Bởi đây là bậc học đầu tiên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người. Quá trình giáo dục này người giáo viên giữ vai trò quan trọng và cốt cán nhất. Đội ngũ giáo viên phải được đào tạo, cung cấp những kiến thức cơ bản, sự linh hoạt, nhạy bén, có chuyên môn phù hợp với đổi mới hiện nay của toàn xã hội. Việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chính là nhiệm vụ quan trọng của Nhà trường nói chung và Khoa Sư phạm Mầm non nói riêng.

Đối với gia đình, hầu hết các ông bố bà mẹ cũng không muốn con em mình theo ngành sư phạm mầm non vì quá vất vả, cũng như phí công cho ăn học trong nhiều năm qua. Bố mẹ nào cũng chỉ muốn con mình học và làm những nghề mà được xã hội ưu ái như: y, dược, công an, ngân hàng, ngoại thương, luật hay các ngành nghề cơ khí, chế tạo... thu nhập cao, đỡ vất vả và có tiếng tăm. Điều này đã nói lên việc ngay từ ban đầu gia đình đã không có sự hướng nghiệp cho con em mình vào nghề sư phạm mầm non. 

1.2  Vài nét về trường CĐSP Nghệ An và khoa GDMN

1.2.1 Trường CĐSP Nghệ An

Theo tư liệu của phòng đào tạo và phong công tác học sinh, sinh viên, trường CĐSP Nghệ An là trường công lập, tiền thân là các trường Trung học sư phạm tiểu học miền núi Nghệ An, Trung học sư phạm tiểu học miền xuôi Nghệ An, Sư phạm mẫu giáo miền núi Nghệ An, Sư phạm mẫu giáo miên xuôi Nghệ An, được thành lập từ năm 1959. Trường nằm trong hệ thống giáo dục ĐH, CĐ và chịu sự quản lý của Bộ GD & ĐT, UBND tỉnh Nghệ An.

Hiện nay đội ngũ giảng viên của trường gồm có 7 tiến sỹ, 170 thạc sỹ, 13 nghiên cứu sinh. 5 năm trở lại đây, trường đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề đào tạo với 10 khoa bộ môn, 26 mã ngành và có khoảng hơn 4000 sinh viên ra trường mỗi năm. Ngoài ra, hàng năm nhà trường tổ chức mở các lớp vừa làm vừa học cho các ngành sư phạm, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên và sinh viên.

1.2.2. Khoa Giáo dục Mầm non

Khoa GDMN trường CĐSP Nghệ An có đội ngũ giáo viên giảng dạy gồm 31 người gồm: 28 thạc sỹ, 1 nghiên cứu sinh, 1 cử nhân. Trong đó có 15 người thuộc chuyên ngành Giáo dục học Mầm non (Trình độ Thạc sĩ), 1 Cử nhân chuyên ngành sư phạm Âm nhạc và một số chuyên ngành khác như sư phạm Toán giảng dạy bộ môn Phương pháp cho trẻ làm quen với Toán; Tạo hình và sư phạm Văn giảng dạy bộ môn Phương pháp phát triển ngôn ngữ; Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

Khoa GDMN là khoa chuyên đào tạo các giáo viên mầm non có trình độ trung cấp chính quy (2 năm), cao đẳng liên thông, cao đẳng chính quy (3 năm) với số lượng sinh viên đông nhất trường, khoảng hơn 2000 sinh viên mỗi năm. Ngoài ra còn thực hiện chương trình bồi dưỡng, chuẩn hóa nâng cao trình độ cho các cô giáo mầm non đang công tác nhưng chưa qua đào tạo chuyên ngành mầm non.

Về đối tượng học: sinh viên trường CĐSP Nghệ An có khoảng 35% là con em đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa như người Thái, người Tày, người Mông, người Thổ vv..., số còn lại thuộc dân tộc Kinh nhưng chủ yếu là con em gia đình nông, ngư nghiệp đến từ các vùng nông thôn, miền biển, trung du của tỉnh, vì thế kiến thức âm nhạc hầu như không có gì. Thậm chí, có nhiều em chưa được học môn Hát nhạc ở phổ thông, vì trong chương trình học phổ thông hiện vẫn có nhiều trường ở các địa phương vùng sâu vùng xa không có giáo viên âm nhạc.

1.3 Thực trạng giảng dạy.

1.3.1 Chương trình và giáo trình giảng dạy các môn Âm nhạc 

1.3.1.1 Chương trình giảng dạy

Các môn Âm nhạc cho SV CĐSP mầm non có tổng số 4 tín chỉ (60 tiết) gồm 2 môn: Âm nhạc và Tổ chức hoạt động âm nhạc. Trong đó, môn Âm nhạc có 2 phân môn thuộc kiến thức cơ sở ngành được học vào năm thứ nhất với 2 tín chỉ (30 tiết) gồm:

- Lý thuyết âm nhạc: 8 tiết

- Xướng âm và hát: 22 tiết

Môn Tổ chức hoạt động âm nhạc có 2 phân môn thuộc kiến thức ngành được học vào năm thứ 2 với 2 tín chỉ (30 tiết) gồm:

- Đàn organ: 15 tiết

- Tổ chức hoạt động âm nhạc (Phương pháp dạy học âm nhạc: 15 tiết)

Nhìn vào số tín chỉ tương đương với 60 tiết học cho 4 phân môn trong tổng thể chương trình đào tạo của hệ CĐMN gồm 43 môn, 109 tín chỉ là quá ít. Với 60 tiết dành cho môn âm nhạc như trên, giảng viên thật khó xoay sở để giới thiệu phần lý thuyết, hướng dẫn sinh viên làm bài tập, luyện các kỹ năng hoạt động âm nhạc cho sinh viên. Chính vì còn nhiều mặt hạn chế về thời lượng dành cho các môn liên quan đến âm nhạc nên một số lượng sinh viên khi ra trường còn hạn chế về kiến thức căn bản, năng lực âm nhạc dẫn đến chất lượng tổ chức các hoạt động âm nhạc ở các trường mầm non chưa cao.

* Nội dung chương trình các phân môn âm nhạc được quy định như sau:

- Lý thuyết âm nhạc

Chương trình gồm 8 tiết với 4 bài cho một học kỳ, thời lượng 2 tiết/1 tuần

Mục tiêu môn Lý thuyết âm nhạc là trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản của môn học như: Cao độ, trường độ, tiết tấu, nhịp - phách, quãng, điệu thức, gam, giọng... Tạo tiền đề giúp SV hiểu ký hiệu được sử dụng trong bài hát và đủ khả năng để có thể học tiếp các phân môn âm nhạc trong chương trình GDMN.

- Xướng âm và hát

Chương trình gồm 22 tiết với 6 bài cho một học kỳ, thời lượng 2 tiết/1 tuần

          Mục tiêu của môn xướng âm và hát là trang bị cho người học nhạc khả năng đọc, nghe, hát trên cơ sở đó có thể vận dụng một cách hiệu quả trong lĩnh vực sư phạm âm nhạc. Chương trình này sẽ giúp cho SV xướng âm được những bài nhạc đơn giản dành cho trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên nhìn vào chương trình ta sẽ thấy một số bất cập.

  • Thực hành - Đàn Organ: (15 tiết)

Chương trình gồm 15 tiết với 7 bài cho một học kỳ, thời lượng 2 tiết/1 tuần

Mục tiêu của môn thực hành đàn organ là giúp sinh viên nắm bắt được những kiến thức cơ bản về cách đặt hợp âm, lựa chọn âm sắc, tiết tấu sao cho phù hợp bài hát. Mặt khác, bộ môn này giúp sinh viên rèn luyện tính tự giác học tập và thực hành thuần thục một số bài hát ứng dụng trong chương trình mầm non.

- Tổ chức hoạt động Âm nhạc

Chương trình gồm 15 tiết với 8 bài cho một học kỳ, thời lượng 2 tiết/1 tuần

Mục tiêu của phân môn Tổ chức hoạt động Âm nhạc là giúp SV nắm bắt được các bước lên lớp, nội dung dạy âm nhạc cho trẻ ở từng độ tuổi khác nhau (gồm 3 độ tuổi) sao cho phù hợp. Mặt khác, giáo viên sẽ giúp trẻ phát huy những khả năng ban đầu như: tính sáng tạo - độc lập, phát triển tai nghe nhạc, tính tích cực trong vận động...

1.3.1.2 Giáo trình giảng dạy

- Với phân môn Lý thuyết âm nhạc được dựa chủ yếu theo cuốn Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Nxb Giáo dục của tác giả Phạm Tú Hương. Dựa vào nội dung chương trình đề ra, giáo viên giảng dạy bộ môn này sẽ sử dụng giáo trình của tác giả Tú Hương để lên lớp. Điều bất cập đáng nói ở đây là sách do tác giả Tú Hương viết dành riêng cho sinh viên chuyên nhạc nên quá sâu về kiến thức cũng như những ví dụ dẫn ra vượt quá sự cảm nhận của SV mầm non.

- Với phân môn Xướng âm và Hát, hiện các giảng viên đang tham khảo giáo trình dành cho lớp sư phạm nhạc của thầy Đắc Quỳnh trường Nhạc - Họa Trung Ương và giáo trình Đọc ghi nhạc (phần tiết tấu) của Nxb trường ĐH sư phạm Hà nội. Để phù hợp với trình độ của sinh viên khoa GDMN, các GV phụ trách môn học đã lựa chọn một số bài đơn giản và biên soạn lại thành giáo án riêng theo cảm quan của người.

 - Với phân môn Nhạc cụ: Hiện tại giáo trình phân môn nhạc cụ do các giảng viên tổ âm nhạc trường CĐSP Nghệ An tự biên soạn dựa theo nội dung chương trình đề ra nhưng chưa chính thức được công nhận.

- Phân môn Tổ chức hoạt động âm nhạc được giảng viên sử dụng giáo trình PPDH âm nhạc của thầy Hoàng Long - Hoàng Lân, Nxb Đại học sư phạm. Tuy nhiên, giáo trình phân môn này chưa thực sự phù hợp và có tính ứng dụng cho SV mầm non khi thực tập tại các trường mầm non. Bởi đây là sách đào tạo dành cho giáo viên dạy nhạc THCS.

1.3.2 Thực trạng hoạt động dạy - học đối với từng phân môn

1.3.2.1 Thực hiện nội dung chương trình

* Phân môn Lý thuyết âm nhạc.

Như đã đề cập, phân môn lý thuyết âm nhạc được thực hiện trong 8 tiết (4 tuần, mỗi tuần 2 tiết) với 4 bài như đã đề cập ở mục 1.3.1.1 là điều không dễ. Quá trình khảo sát thực tế cho thấy,các GV đã phải lựa chọn nội dung giảng dạy nhằm bổ sung thêm một số kiến thức liên quan đến quãng, hợp âm để đáp ứng cho việc học tập phân môn đàn organ.

*Phân môn Xướng âm và Hát

Chương trình dạy môn Xướng âm và Hát ngành sư phạm mầm non chỉ thực hiện trong 22 tiết nhưng yêu cầu đọc được các bản nhạc có từ không cho đến 2 dấu hoá gồm ba cặp trưởng thứ song song và một số ca khúc dành cho trẻ mầm non ở mức độ đơn giản nhất cũng không phải dễ thực hiện được. 

Về cơ bản GV vẫn phải đảm bảo nội dung chương trình học nhưng với lượng thời gian ít ỏi (22 tiết chia cho 2 tiết/1 tuần, mỗi tiết chỉ 45 phút), lớp lại khá đông (khoảng trên dưới 50 em) chia thành 2 hoặc 3 nhóm nên việc dạy học có tính chất lướt qua, thiếu thời gian thực hành luyện tập nên kết quả thu được không tránh khỏi sự kém chất lượng.

* Phân môn Thực hành Organ

Chương trình dạy môn Thực hành đàn organ ngành sư phạm mầm non thực hiện trong 15 tiết nhưng yêu cầu sinh viên biết luyện gam, lựa chọn tiết tấu phù hợp và đệm các ca khúc dành cho trẻ mầm non. Vì thế, không phải sinh viên nào cũng có thể hoàn thành tốt những yêu cầu giáo viên đưa ra. Mặt khác, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Cụ thể là số lượng đàn còn quá ít so với số SV trong mỗi nhóm học (từ 15 đến 20 em) nhưng chỉ có chưa đến 10 chiếc đàn. Vì thế, có lúc một cây đàn có đến 2, 3 sinh viên chung nhau thực hành nên GV không thể sửa bài cho từng em.

* Phân môn Tổ chức hoạt động âm nhạc

Chương trình dạy môn Tổ chức hoạt động âm nhạc ngành sư phạm mầm non chỉ thực hiện trong 15 tiết nhưng lại yêu cầu SV nắm kiến thức cơ bản cần thiết của một số phương pháp tổ chức hướng dẫn hoạt động âm nhạc ngoại khóa dành cho trẻ mầm non. Về cơ bản giảng viên vẫn phải đảm bảo nội dung chương trình với lượng thời gian mà nhà trường sắp xếp. Do ít thời gian nên việc dạy học có tính lướt qua và nội dung chương trình chưa thực sự đầy đủ để sinh viên có thể áp dụng tại trường mầm non dẫn đến chất lượng học tập đạt kết quả thấp.

1.3.2.2 Phương pháp dạy học

* Phân môn Lý thuyết âm nhạc

Để đưa ra những đánh giá về phương pháp giảng dạy, tôi đã đi dự một số tiết dạy của các giáo viên phụ trách môn học.

Qua 2 tiết dự giờ, GV đã hoàn thành tương đối tốt nội dung của giáo án và thời gian theo quy định. Tuy, lượng kiến thức đã được lược giản nhưng vẫn quá nhiều nên SV không thể tiếp thu và ghi nhớ hết được. Mặt khác, lý thuyết luôn đòi hỏi đi đôi với thực hành nhưng với giáo án trên chủ yếu là GV truyền đạt kiến thức với phương pháp thuyết trình là chính, thời gian thực hành luyện tập trên lớp không nhiều, không có bài tập về nhà.

* Phân môn Xướng âm và hát

Bất cập ở mỗi tiết dạy Xướng âm và hát như sau:

Thứ nhất, với 2 tiết học đầu tiên ở giọng F dur, SV phải xướng âm và hát 5 bài trong đó có cả dân ca là quá sức. Phần giảng dạy chỉ mang tính chất lướt qua.

Thứ hai, trong chương trình giảng dạy thiếu vắng những bài hát dành cho trẻ mầm non, điều này dẫn đến việc SV khi ra trường khó áp dụng vào thực tế dạy hát cho trẻ mầm non.

Thứ ba, GV chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học theo kiểu truyền khẩu như: GV đàn và hát, SV hát theo đàn và hát cùng GV từng câu một. Phương pháp này có thể giúp cho SV hát đúng bài đã học nhưng lại không thể đọc được nhạc.

* Phân môn Thực hành Organ

Phần nội dung thực hiện gồm gam G dur và bài học thực hành là phù hợp với trình độ SV. Để SV nắm được nội dung của bài, GV chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành luyện tập, kết hợp với phương pháp thuyết trình. Tuy nhiên, sự tương tác giữa thầy và trò vẫn còn hạn chế do kiến thức về lý thuyết âm nhạc của SV còn non nớt, nhóm học lại quá đông khiến GV không thể kiểm tra kỹ được từng SV của mình, SV cũng không thể được thực hành lâu trên đàn vì còn phải dành thời gian cho bạn khác trong nhóm.

* Phân môn Tổ chức hoạt động âm nhạc

Khi thực hiện phân môn tổ chức hoạt động âm nhạc, GV chưa đi sâu vào trọng tâm của mỗi tiết dạy, nội dung còn sơ sài và một phần nào đó GV chưa nhấn mạnh cho sinh viên thấy đối tượng mà sau này sẽ giảng dạy chính là lứa tuổi mầm non. Vì thế sinh viên cần nắm vững tâm sinh lý tuổi mầm non để đưa ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Việc giảng dạy thực tập cũng do sinh viên đóng thế vai là trẻ nên tính ứng dụng thực tiễn chưa cao. Sau khi SV ra trường, chắc chắn sẽ rất lúng túng khi truyền dạy bộ môn âm nhạc cũng như tổ chức các hoạt động biểu diễn âm nhạc cho lứa tuổi mầm non.

1.3.2.3 Tiếp thu của sinh viên

* Phân môn Lý thuyết âm nhạc

Với phân môn này giáo viên dạy thiên về lý thuyết còn phần thực hành bài tập ít được chú trọng. Có thể vì, lượng thời gian không cho phép do  nội dung của tiết dạy khá nhiều. Điều này đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp dạy học của GV là thiên về phương pháp thuyết trình, còn SV thì tiếp thu một cách thụ động, ít được trải nghiệm thực tế qua việc làm bài tập thực hành đúng nghĩa nên lúc đó có thể hiểu nhưng áp dụng và bài còn rất lúng túng. Mặt khác khi đi dạy thực tế tại trường mầm non sinh viên lại không sử dụng quá nhiều những nội dung đã học ở trên lớp liên quan đến phách phân đôi, phách phân ba, điệu thức, gam, giọng. 

* Phân môn Xướng âm & hát

Như đã trình bày, để đáp ứng cho việc đảm bảo nội dung chương trình học tập và kết quả học tập tạm thời, GV đã lựa chọn các phương pháp dạy học chủ yếu là truyền khẩu và bắt chước theo âm thanh cuả đàn piano hoặc organ. Song thực chất là các em học vẹt, vì khi tôi đưa cho các em một bài xướng âm khác cũng rất đơn giản, dựa trên bài vừa học chỉ thay đổi một số cao độ, lập tức các em đọc không đúng cao độ và tiết tấu. Ngoài ra, khả năng âm nhạc các em còn nhiều hạn chế nên việc tự học, trau dồi kiến thức cho bản thân là điều rất khó. Gần như sinh viên các trường CĐ ngành sư phạm mầm non để biết và đọc được bản nhạc đang chiếm tỉ lệ rất thấp. Vì thế đòi hỏi các GV phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho SV có thể đáp ứng được yêu cầu của môn học.

* Phân môn Thực hành Organ

Do điều kiện cơ sở vật chất, cụ thể là số lượng đàn quá ít nên việc tổ chức giờ học đàn gặp nhiều khó khăn. Có từ 2 đến 3 sinh viên phải thực hành chung trên 1 chiếc đàn, vì thế thời gian học cho mỗi em rất hạn chế. Khả năng tự vỡ bài là rất khó khăn, thậm chí còn không biết lựa chọn tiết tấu và âm sắc sao cho phù hợp do thời gian dành cho phần lý thuyết quá ít. Ngoài ra, bộ môn này đòi hỏi SV nên dành thời gian tập luyện ở nhà thì mới đảm bảo được tiến độ chương trình trên lớp. Song, hầu hết các em có hoàn cảnh khó khăn nên không có khả năng mua đàn, một số lượng SV khác lại khá lười biếng về vấn đề thực hành luyện tập, dẫn đến các buổi trả bài đều không đạt yêu cầu, khi kết thúc môn học rất nhiều em không đàn được hoặc mắc các lỗi về kỹ thuật ngón bấm ở tay trái và tay phải.

* Phân môn Tổ chức hoạt động âm nhạc

Môn học này được học 15 tiết/1 học kỳ, hình thức học là cả tập thể lớp. Sau một số giờ học chúng tôi đã phỏng vấn nhanh sinh viên về việc nắm bài học trên lớp thì được biết đa số sinh viên cho rằng việc nắm kiến thức (lý thuyết) của phân môn này không có gì khó, khó ở đây là áp dụng vào thực tế giảng dạy cho trẻ mầm non. Song những giờ tập dạy lại áp dụng trên sinh viên (SV đóng vai trẻ mầm non) nên tính thực tế chưa cao, khiến giờ học có phần tẻ nhạt và hầu hết các em chưa hứng thú với bộ môn Phương pháp dạy học Âm nhạc (Tổ chức hoạt động Âm nhạc). Một mặt, sinh viên chưa xác định được mục tiêu của môn học, nghề nghiệp, mặt khác phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng như nội dung chương trình còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa thực sự phù hợp, các tài liệu cho sinh viên tham khảo gần như không có.v.v... Từ đó khiến lượng kiến thức sinh viên tiếp thu bị hạn chế, tốc độ phát triển tư duy sáng tạo, kiến thức và kỹ năng ca hát cơ bản và thực hành tổ chức các hoạt động ngoại khóa còn chậm, không đảm bảo được những yêu cầu mà mục tiêu đào tạo mà chương trình đặt ra.

1.3.3 Kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo

Thi kết thúc học phần: Học hết chương trình quy định GV cho sinh viên ôn luyện nội dung bài học và hướng dẫn các em hình thức thi kết thúc học phần. Giáo viên sử dụng các hình thức thi tương tự như thi giữa kỳ.

Tóm lại, trong quy trình dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá cũng là một phần quan trọng tham gia vào quá trình nâng cao chất lượng dạy học. Bởi nhiều khi, nếu phương pháp kiểm tra đánh giá không phù hợp sẽ có tác động ngược lại như tạo cho các em tâm lý không hứng thú học tập, không giúp GV kịp thời chuyển đổi phương pháp dạy học cho phù hợp v.v...

 

Tiểu kết chương 1

Trường CĐSP Nghệ An đặc biệt ngành GDMN đã và đang được lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm và tạo điều kiện. Nhiều khóa giáo sinh sư phạm mầm non ra trường, đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng giáo viên cho các trường mầm non trong địa bàn. Tuy nhiên, về chất lượng đào tạo nói chung vẫn còn những hạn chế nhất định, nhất là những lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật như môn âm nhạc (do liên quan đến yếu tố năng khiếu).

Quá trình khảo sát thực trạng giảng dạy môn âm nhạc cho SV CĐ sư phạm mầm non tại khoa Mầm non trường CĐSP Nghệ An cho thấy bên cạnh những thành tích đạt được, thì hoạt động dạy học hiện nay của bộ môn vẫn còn nhiều bất cập. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, rất cần có những bổ sung, điều chỉnh ở một số nội dung như: nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá v..v... để phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của SV, đáp ứng được mục tiêu đào tạo và yêu cầu đổi mới của giáo dục. Đây cũng chính là những nội dung mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở chương 2.

Chương 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

2.1 Điều chỉnh nội dung chương trình môn Âm nhạc ngành Sư phạm Mầm non

Môn Âm nhạc trong quá trình biên soạn nội dung chương trình và áp dụng vào thực tế giảng dạy cho ngành sư phạm Mầm non tại trường CĐSP Nghệ An, chúng tôi thấy có một số nội dung chưa phù hợp với mục tiêu đào tạo đề ra, vì thế cần có sự điều chỉnh lại cho phù hợp hơn. Trên cơ sở mục tiêu đào tạo trên cho thấy cần phải điều chỉnh nội dung chương trình một số phân môn theo hướng vừa giảm tải, vừa bổ sung để phù hợp với yêu cầu công việc thực tiễn của SV sẽ đảm nhận sau khi tốt nghiệp và phù hợp với số tiết được quy định.

Theo quy trình đào tạo môn lý thuyết học xong sẽ nối tiếp vào môn xướng âm và hát, rồi mới đến phân môn đàn. Xét về yêu cầu của 2 phân môn trên, chúng tôi sẽ tích hợp 5 tiết lý thuyết vào phân môn xướng âm và hát, 3 tiết lý thuyết còn lại tích hợp vào môn đàn organ, với việc bổ sung thêm nội dung về chương quãng và hợp âm, vốn không có trong chương trình để giải quyết những yêu cầu của môn đàn.

Như vậy, môn âm nhạc sẽ còn 3 phân môn là: xướng âm và hát; đàn organ và tổ chức hoạt động âm nhạc. Trong đó, xướng âm và hát gồm 27 tiết; đàn organ có 18 tiết và tổ chức hoạt động âm nhạc giữ nguyên 15 tiết. Sau đây là phần điều chỉnh và tích hợp nội dung các phân môn

2.1.1 Điều chỉnh nội dung Lý thuyết âm nhạc và tích hợp vào phân môn xướng âm và hát.

Để góp phần nâng cao chất lượng môn học này, việc điều chỉnh nội dung chương trình và bố trí số tiết cho từng nội dung của phân môn này là điều hết sức cần thiết. Với 22 tiết cho phân môn xướng âm và hát cộng với 5 tiết lý thuyết, thay vì chia đều số tiết cho 6 giọng (3 giọng trưởng và 3 giọng thứ).

Ngoài ra, để phù hợp với tiêu chí của môn học, một số nội dung lý thuyết không cần thiết sẽ được điều chỉnh theo hướng giảm tải. Các bài hát trong chương trình sẽ tăng cường học các bài hát cho trẻ mầm non, loại bớt các bài hát trong chương trình phổ thông, nhưng lại bổ sung các bài hát thuộc dạng cô hát cho cháu nghe khai thác từ nguồn dân ca địa phương để tạo dấu ấn riêng.

So với chương trình cũ, chương trình mới đã cụ thể hơn và tích hợp những nội dung lý thuyết vào quá trình dạy xướng âm và hát. Điều này giúp cho việc sử dụng quỹ thời gian ít ỏi được triệt để hơn, chất lượng giờ học chắc chắn sẽ được nâng cao do lý thuyết và thực hành luôn đi đôi với nhau.

2.1.2. Điều chỉnh nội dung phân môn Thực hành đàn organ.

 Như đã đề cập ở chương 1, chương trình đào tạo phân môn đàn Organ cho khóa học chỉ có tổng số là 15 tiết nhưng được tích hợp thêm 3 tiết của phân môn lý thuyết nên tổng số sẽ là 18 tiết. Tuy vậy vẫn là rất ít cho một môn học đàn, vì thế chương trình học rất cần được chắt lọc cho phù hợp với đối tượng học và thời gian đào tạo.

Để góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên đối với môn thực hành đàn organ, tôi xin đề xuất việc chỉnh sửa như sau: điều chỉnh hợp lý giữa lý thuyết với thực hành đàn organ; bổ sung thêm tiết học có bài thuộc giọng thứ để có thể đệm cho các bài hát thuộc giọng thứ; bổ sung thêm nội dung lý thuyết về quãng và hợp âm để đáp ứng cho việc dạy đệm; tăng cường thời gian học đệm cho dù là đơn giản. Ngoài ra, hình thức học sắp xếp theo từng tiết, mỗi tiết / một tuần để SV có thời gian luyện tập ở nhà.

2.1.3 Điều chỉnh nội dung phân môn Tổ chức hoạt động âm nhạc       

Phân môn Tổ chức hoạt động âm nhạc cũng chỉ được thực hiện trong 15 tiết. Vấn đề cốt lõi của phân môn này chủ yếu cung cấp cho SV một số kiến thức và khả năng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non. Vì thế, ngoài việc điều chỉnh nội dung và số tiết cho mỗi phần học thì việc lựa chọn giáo trình cũng phải phù hợp. Như đã trình bày, hiện giáo trình phân môn này đang được các GV trường CĐSP Nghệ An là cuốn Phương pháp dạy học Âm nhạc của tác giả Hoàng Long, Hoàng Lân dành đào tạo cho giáo viên THCS là không phù hợp. Để triển khai tốt môn này nên tham khảo cuốn giáo trình dành cho hệ CĐSP mầm non Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non của tác giả Phạm Thị Hoà, nxb Giáo dục Việt Nam (2010) sẽ phù hợp với đối tượng học hơn.

2.2 Đổi mới phương pháp dạy học

Đặc thù môn Âm nhạc là phần lý thuyết và phần thực hành phải có sự liên kết chặt chẽ, vì vậy GV cần nhận thức rõ vấn đề lý thuyết luôn đi đôi với thực hành bởi "Âm nhạc nằm trên giấy chỉ là lý thuyết, nó cần phải được vang lên để sống động". Khi trình bày hay phân tích về một nội dung nào đó nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của người học thì việc giới thiệu bài với cách thức phong phú, lôi cuốn, không nhàm chán bằng phương pháp lý thuyết kết hợp với phương pháp thực hành là điều mà người học cảm thấy rất hào hứng và chờ đợi. Thay vì chỉ học mỗi lý thuyết thì việc SV vừa nắm vững lý thuyết vừa được hát, luyện tập, thị phạm ngay trên lớp giúp SV làm quen hơn với tiếng đàn, rèn luyện kỹ năng nghe và phát triển kỹ năng cảm thụ âm nhạc.

2.2.1 Phương pháp dạy học tích hợp

2.2.1.1. Tích hợp Lý thuyết âm nhạc với Xướng âm và Hát

Phương pháp dạy học tích hợp nghĩa là giáo viên kết hợp nội dung các môn học khác nhau, hoặc các kiến thức khác liên quan đến bài giảng để truyền tải tới sinh viên thông qua các hình thức truyền đạt bằng trình chiếu, giảng dạy, thảo luận nhóm…

Như đã trình bày, phân môn lý thuyết chỉ có 8 tiết, sau khi học xong lý thuyết sẽ gối đầu học tiếp phân môn xướng âm và hát với 22 tiết. Với cách học như vậy sẽ rất mất thời gian vì khi học phân môn lý thuyết thì chỉ có lý thuyết suông với việc làm một vài bài tập trên giấy. Khi học đến phân môn xướng âm và hát lại vẫn phải nhắc lại lý thuyết vì SV chưa nhớ được phần lý thuyết thiếu tính thực hành. Vì thế, ở mục 2.1.1 và 2.1.2 nội dung của phân môn lý thuyết đã được chúng tôi tích hợp với 2 phân môn khác là đàn organ, xướng âm và hát. Để tăng thời gian  học lý thuyết đến đâu, thực hành đến đó giúp SV nắm vững bài học, các nội dung trên còn cần đến một phương pháp để dạy học tích hợp.

2.1.2.2. Phương pháp dạy học tích hợp phân môn đàn organ, Xướng âm & hát, lý thuyết âm nhạc.

Phân môn đàn organ được học kế tiếp sau khi kết thúc phân môn xướng âm và hát. Trong khi dạy SV học đàn organ, GV không chỉ dạy cho SV cách chơi đàn thuần tuý mà nên kết hợp các nội dung khác nhau trong một giờ học theo phương pháp tích hợp. Với phân môn đàn organ GV có thể tích hợp cả nội dung môn lý thuyết lẫn phân môn xướng âm và hát vào những thời điểm nhất định để SV luôn được ôn luyện lại những kiến thức đã học để phát huy kiến thức tốt hơn ở bài học đàn và ở những giờ học kế tiếp.

Phương pháp dạy học tích hợp trong giờ dạy và học đàn organ không chỉ được phản ánh ở việc tích hợp nội dung mà thể hiện ở việc GV tích hợp các phương pháp dạy học khác nhau trong từng giờ học. Nội dung nào SV không hiểu, GV giải thích lại cho các em, sau đó cho SV xướng âm qua bản đàn rồi mới bắt đầu thực hiện trên đàn.

2.1.2.3. Phương pháp dạy học tích hợp phân môn Xướng âm và hát với Tổ chức hoạt động âm nhạc

Trong qúa trình giảng dạy phân môn xướng âm và hát, ngoài phương pháp dạy các em đọc xướng âm và hát các bài ca khúc mầm non trong chương trình, GV nên tích hợp với phương pháp dạy các em các kỹ năng ca hát như: sử dụng hơi thở, tư thế, sắc thái to nhỏ khi hát, vận động bài hát bằng vỗ tay, gõ đệm hoặc múa minh họa… Đặc biệt, là lồng ghép thêm vào giai đoạn hoàn thiện bài hát thông qua vận động, hoặc gắn kết với trò chơi. Cách dạy học này một phần giúp cho giờ học luôn sinh động, SV phải tích cực làm việc và kết quả thu được luôn là một sản phẩm tương đối hoàn chỉnh. Điều này có nghĩa, SV không chỉ hát đúng và thuộc bài hát mà còn biết trình diễn các bài hát mầm non theocách tiếp cận của trẻ mầm non. Mặt khác, nó còn giúp SV tiếp cận với môn Tổ chức hoạt động âm nhạc dễ dàng và hiệu quả hơn.

2.2.2 Phương pháp làm việc nhóm.

Với phương pháp này sinh viên hầu như không còn xa lạ bởi ít nhiều các giáo viên bộ môn khác đã áp dụng. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng đem lại kết quả học tập cao cho sinh viên mà chính bản thân các em cần phải có sự cố gắng học tập không ngừng nghỉ.

Đối với nội dung lý thuyết âm nhạc và tổ chức hoạt động âm nhạc, nội dung lý thuyết tương đối nhiều hơn so với phần thực hành luyện tập nên việc chia nhóm để sinh viên tìm hiểu nội dung và làm bài tập ở nhà cùng nhau sẽ đem lại nguồn hứng khởi trong học tập đối với những bạn còn yếu, kém. Làm việc nhóm mọi người sẽ cùng nhau hỗ trợ, tương tác, đoàn kết và cùng nhau cố gắng trong học tập.

Ngoài ra, phương pháp làm việc nhóm có thể áp dụng ở nhà với phần giao tìm hiểu nội dung bài học với phần câu hỏi để buổi sau lên lớp, hay bài tập lý thuyết, đọc xướng âm, luyện tập đàn organ ở nhà v.v.. để tránh gây sự nhàm chán ở mỗi buổi học GV có thể bổ sung thêm nội dung cô hát cho trẻ nghe vào bài dạy và giao về nhà, SV chuẩn bị các bài hát mới như các ca khúc về mẹ, ru con hoặc các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh như : hò, ví, giặm… Qua bài tập GV giao về nhà, SV sẽ biết thêm bản sắc văn hóa của địa phương mình qua các bài dân ca địa phương,qua các ca khúc được sáng tác dựa trên chất liệu dân ca vừa tạo sự mới mẻ, vừa nâng cao trình độ cảm nhận cũng như vốn tác phẩm cho SV và qua nội dung bài dạy có thể trau dồi và gìn giữ nét đặc trưng của vùng miền.

2.3 Đổi mới cách thức kiểm tra - đánh giá và cách ra đề thi

Trước đây việc kiểm tra đánh giá chỉ tập trung vào giữa kỳ và cuối kỳ (cuối mỗi phân môn) do đó trong quá trình học SV thường không tập trung (thậm chí nghỉ học) chỉ tập trung vào lúc chuẩn bị thi, do đó kết quả học tập thường không đạt yêu cầu. Để phát huy tính tích cực của học sinh và thay đổi phương pháp dạy học mọi cách linh hoạt thì cần phải đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá.

2.3.1 Tăng cường kiểm tra, đánh giá các phân môn âm nhạc

* Kiểm tra bài cũ:

Cách thức kiểm tra này chưa thực sự linh động và sáng tạo. Tuy nhiên, việc kiểm tra bài cũ thường xuyên phần nào giúp SV có thói quen ôn tập hàng ngày, luyện lại kiến thức đã học, đồng thời cũng là một trong các hình thức giúp SV thuộc nhiều xướng âm & hát, đàn organ hơn.

* Kiểm tra trong giờ học:

Âm nhạc là bộ môn đòi hỏi SV phải có năng khiếu và kỹ năng, vì vậy việc lắng nghe và sửa sai cho sinh viên là điều bắt buộc. Đối với một số phân môn như xướng âm và hát, hay môn đàn organ không thể áp dụng hình thức dạy học tập thể mà chỉ có thể tổ chức lớp học theo tổ, nhóm... để phương pháp kiểm tra đánh giá đảm bảo được tính hiệu quả.

Như vậy, phương pháp kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy học là vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp SV rèn luyện kỹ năng được hiệu quả hơn.Việc tích cực kiểm tra GV sẽ nắm được ưu nhược điểm và khả năng của SV để từ đó GV luôn có sự đổi mới và sáng tạo trong nội dung, phương pháp dạy học. Mục đích của quá trình này là nhằm củng cố kiến thức cho người học, khích lệ tinh thần thi đua học tập và hạn chế tính chất đối phó, không tập trung của một số SV.

2.3.2 Đổi mới cách ra đề thi - hình thức thi với từng bộ môn

* Kiểm tra giữa kỳ:

Đây là phần kiểm tra khả năng tiếp nhận kiến thức của SV sau khi học được một nửa thời gian trong một học kỳ của môn học, mà thực chất ở đây là thi kết thúc mỗi phân môn. Dựa vào kết quả GV có thể đánh giá được chất lượng dạy và học của thầy và trò. Với vai trò như vậy nên tuy là kiểm tra giữa kỳ nhưng kỳ kiểm tra này khá quan trọng. Do vậy, hình thức kiểm tra, cũng như nội dung kiểm tra cần được xem xét kỹ lưỡng để việc đánh giá được xác thực.

* Thi cuối kỳ:

Thi cuối học kỳ là thi kết thúc học phần được thực hiện với 3 phân môn, với yêu cầu thể hiện bài thi khó hơn, bao gồm nội dung học tập của cả một học phần trong một học kỳ.

Tuy nhiên, với 4 phần môn này trước đây tại trường được tổ chức dưới hình thức thi vấn đáp - thực hành. Thực tế, GV có thể linh động sáng tạo với 2 phân môn lý thuyết và phương pháp có thể thay đổi từ hình thức trả lời vấn đáp sang hình thức thi trắc nghiệm. Cách thức thi này phần nào cũng giúp sinh viên ghi nhớ kiến thức một cách tổng quát, dễ dàng hơn.

“Việc đổi mới phương pháp đào tạo trình độ CĐ, ĐH phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” Đây chính là nét đặc thù trong hoạt động của SV hiện nay. Để thực hiện việc tự học, đòi hỏi SV phải đọc tài liệu, điều này giúp người học mở rộng kiến thức, đào sâu tri thức và tăng cường tính tự học. Mặt khác GV phải có cách hướng dẫn cụ thể.

Phương pháp tự học có vai trò quyết định kết quả học tập của SV. Điều này đòi hỏi mỗi SV cần chủ động, tích cực tìm tòi những kiến thứcmới nhưng không tác rời dưới sự hướng dẫn của GV.

2.5 Thực nghiệm sư phạm

2.5.1 Tổ chức thực nghiệm

Tôi chọn lớp K37E, K38A làm lớp thực nghiệm (TN) với phương pháp dạy học mới, còn lớp K37H và K38D là lớp đối chứng (ĐC) dạy theo phương pháp và giáo án cũ.

Đối với lớp ĐC giảng dạy bằng phương pháp cũ thầy đọc, trò chép nên SV rất thụ động, chán nản trong quá trình học cũng như không tích cực xây dựng bài dẫn đến việc kết quả học tập không cao.

Đối với lớp TN giảng dạy phương pháp mới nên SV không cần ghi chép nhiều mà được thực hành, các nhóm cùng nhau trao đổi trong từng nội dung ngay trên lớp. Bên cạnh đó, SV có thể đưa ra ý kiến, luyện tập và được GV sửa sai. Cuối tiết học GV có thể kiểm tra trắc nghiệm một số câu hỏi liên quan đến bài học nhằm củng cố lại kiến thức toàn bài hoặc đưa ra một số cách thức ôn luyện các bài TĐN, bài hát giúp không khí lớp học sôi nổi, vui tươi hơn.

* Tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập của SV thông qua bài kiểm tra trước và sau khi thực nghiệm bằng thang điểm 10.

Loại giỏi: 9 - 10 điểm

Loại khá: 7 - 8 điểm

Loại trung bình: 5 - 6 điểm

Loại yếu: dưới 5 điểm

Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm nhằm so sánh, đối chứng để từ đó đưa ra kết luận.

2.5.2 Kết quả khảo sát thực nghiệm

Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm ở 4 phân môn: Lý thuyết âm nhạc; Xướng âm và hát; Thực hành đàn organ; Tổ chức hoạt động âm nhạc cho sinh viên năm nhất và năm 2 hệ CĐ mầm non. Chúng tôi đã khảo sát kết quả ban đầu của SV 2 lớp K37H và lớp K38D bằng cách làm bài kiểm tra trước khi thực nghiệm và thu được kết quả như bảng 2.1.

Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm của lớp TN cao hơn nhiều so với lớp ĐC. Ở lớp TN, SV đạt kết quả yếu chiếm tỉ lệ rất thấp từ 2% đến 8%, ngược lại tỉ lệ SV xếp loại khá, giỏi đã đạt từ 10% đến 59,1 %.

Nhằm khẳng định kết quả thực nghiệm chúng tôi đã tiếp tục quan sát SV trong giờ học của các phân môn còn lại và thấy đa số SV tích cực học tập dưới sự hướng dẫn của GV. Khi SV thực hiện các hoạt động GV luôn quan sát, lắng nghe và sửa sai kịp thời. GV đã chủ động trong nội dung cũng như phương pháp giảng dạy mới nhằm nâng cao năng lực tính tích cực trong học tập của SV.

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã thăm dò ý kiến, thái độ của sinh viên về việc tiếp nhận phương pháp mới thông qua việc trao đổi, trò chuyện và làm phiếu khảo sát. Với kết quả cho thấy có đến 75% SV thích áp dụng phương pháp dạy học mới, 20% rất thích và lượng sinh viên không thích chiếm tỷ lệ rất thấp.

Với những thay đổi trong phương pháp dạy học đã giúp sinh viên tiếp thu bài và hiểu bài ngay tại lớp một cách tốt hơn. Cụ thể là 70% SV dễ hiểu bài, 30% hiểu bài. Ngay trong giờ học 80% SV hoàn thành các bài tập ngay trên lớp và 20% ở mức độ hoàn thành.

 

Tiểu kết chương 2

Qua việc tìm hiểu thực trạng và chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc cho SV CĐMN Trường CĐSP Nghệ An, được nhà trường cũng như đội ngũ GV trong khoa giúp đỡ, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra một số  giải pháp tập trung vào hai lĩnh vực chính là: điều chỉnh nội dung các phân môn cho phù hợp với đối tượng học và đổi mới phương pháp dạy học, hy vọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo môn âm nhạc cho SV CĐMN Trường CĐSP Nghệ An, cụ thể như:

- Về việc điều chỉnh một số nội dung chương trình. Ngoài việc điều chỉnh nội dung trong 4 phân môn là LT ÂN; Xướng âm & hát, Thực hành đàn organ, Tổ chức hoạt động âm nhạc, chúng tôi còn xây dựng nội dung theo hướng tích hợp như: Lý thuyết với Xướng âm và Hát; Lý thuyết với đàn organ; Xướng âm và Hát với Tổ chức biểu diễn …  với mục tiêu sắp xếp, phân bổ thời gian và nội dung sao cho hợp lý, đảm bảo tính khoa học,  đủ lượng kiến thức cần thiết phù hợp với yêu cầu của đào tạo với lượng thời gian không đổi (60 tiết).

- Về việc đổi mới phương pháp dạy học. Nguyên tắc dạy học trong giai đoạn mới phải lấy người học làm trung tâm, vì thế cần điều chỉnh một cách hợp lý các phương pháp giảng dạy truyền thống như: PP dùng lời, PP thực hành luyện tập, PP kiểm tra đánh giá …, phát huy PP làm việc nhóm và PP tự học. Đặc biệt là PP dạy học tích hợp sẽ góp phần giúp việc thực hiện nội dung giảng dạy tích hợp một cách thuận lợi hơn. Qua sự đổi mới của PP dạy học, SV sẽ thấy việc học bộ môn Âm nhạc không quá khó và áp lực như những giờ học trước đây. Bên cạnh đó, những điều chỉnh phù hợp tạo cho các em thái độ học tập một cách tích cực và có trách nhiệm hơn.

 

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Âm nhạc là môn học quan trọng trong chương trình đào tạo giáo viên ngành sư phạm mầm non. Bộ môn này giúp sinh viên phát huy năng khiếu của bản thân, đồng thời hình thành những kỹ năng, tác phong nghề nghiệp khi trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Do nhiều yếu tố nên việc học tập và giảng dạy bộ môn âm nhạc cho SV CĐMN trường CĐSP Nghệ An còn nhiều bất cập. Sự bất cập được thể hiện ở các vấn đề sau đây:

- Nội dung chương trình các phân môn âm nhạc khá sơ sài, một số nội dung phù hợp với trình độ và yêu cầu của SV SPMN, do đó việc giảng dạy giữa các GV đôi khi chưa có sự thống nhất., 

- Giáo trình hiện chưa chính thức, các GV chủ yếu sử dụng các tài liệu giảng dạy của các trường khác, nhất là các tài liệu viết cho trình độ CĐ hoặc ĐH sư phạm âm nhạc  … nên nhiều khi quá khó so với trình độ của SV SPMN. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo.

- GV chưa linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp giảng dạy và xác định mục tiêu, yêu cầu nội dung kiến thức cần đạt. Mặt khác, GV còn nặng về phương pháp dạy học thuyết trình còn phương pháp thực hành thì quá ít dẫn đến việc chưa thu hút đối với người học.

- Phương pháp kiểm tra đánh giá cũng còn một số bất cập khiến cho việc đánh giá kết quả học tập của SV chưa chính xác, chưa góp phần vào việc khích lệ cũng như báo động SV trong quá trình học tập, dẫn đến việc sinh viên có thái độ học đối phó, kiểm tra chưa nghiêm túc, chất lượng nhận thức yếu... và không có thói quen tự học hay học nhóm.

Đó là chưa kể đến đầu tuyển sinh có chất lượng không cao, thời gian (số tiết) dành cho môn học ít, tổ chức lớp học quá đông … đã góp phần làm cho chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu mà môn học đề ra.

 Từ những bất cập trên đây, chương 2 chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp và sau đó tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng các giải pháp. Các giải pháp tập trung vào việc điều chỉnh và sắp xếp lại nội dung, số tiết cho mỗi nội dung của mỗi phân môn theo hướng tích hợp để tiết kiệm thời gian và phù hợp hơn với yêu cầu đào tạo SV SPMN. Tiếp theo là đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm lấy người học là trung tâm, nên bên cạnh phát huy các phương pháp dạy học truyền thống, quá trình dạy học chúng tôi đã bổ sung các PP dạy học tích hợp, PP đàm thoại, PP học nhóm và PP tự học. Đổi mới PP dạy học một cách khoa học và phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc tạo hướng thú, chủ động học tập và tiếp thu kiến thức của SV.

2. Kiến nghị

- Về phía sinh viên: cần phải xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp để từ đó biết cách nâng cao tinh thần tự học, nghiên cứu tài liệu, trang bị kiến thức đầy đủ cho mình. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống cũng như nhu cầu công việc giảng dạy sau này đối với ngành sư phạm mầm non.

- Về phía giảng viên âm nhạc: Cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm thúc đẩy tính tự giác, tích cực của sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên cần trau dồi thêm kinh nghiệm giảng dạy cũng như kiến thức chuyên môn vững vàng, luôn tìm tòi học hỏi cái mới để sáng tạo hơn trong từng tiết dạy. GV cần khảo sát các trường mầm non để từ đó điều chỉnh nội dung, giáo trình giảng dạy sao cho phù hợp với nhu cầu các trường hiện nay. Điều này vừa giúp sinh viên ứng dụng nội dung bài học vào thực tiễn một cách tốt nhất.

- Về giáo trình: Hiện môn Âm nhạc cho sinh viên hệ CĐMN đã có cuốn Giáo dục âm nhạc tập 1, 2 (Nxb Đại học sư phạm - 2006). Đây là cuốn sách dành cho Giáo dục mầm non, trong đó: Tập 1: Nhạc lý cơ bản và xướng âm; Tập 2: Phương pháp giáo dục âm nhạc gồm phương pháp dạy, các hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc, soạn giáo án và tập dạy, phù hợp với đối tượng sinh viên hệ cao đẳng mầm non. Vì thế, các GV đang trực tiếp giảng dạy nên tham khảo, sử dụng cuốn sách này thay vì sử dụng các tài liệu hiện có không phù hợp.

- Về phía lãnh đạo nhà trường, để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc, chúng tôi mong muốn lãnh đạo nhà trường quan tâm tạo điều kiện về  thời gian và kinh phí để GV tham gia biên soạn giáo trình cho các phân môn âm nhạc phù hợp với trường địa phương. Tạo điều kiện cho các GV tham gia vào các lớp tập huấn về chuyên môn, về phương pháp giảng dạy… để tiếp tục nâng cac trình độ. Trang bị thêm đồ dùng dạy học, nhất là đàn organ và các tài liệu học tập khác./.

Đầu trang
Các tin khác
  Tạ Thị Ngọc Thương: "Giao hưởng Không chỉ là huyền thoại của nhạc sĩ Vĩnh Cát. Luận văn Thạc sĩ. 2018. (13/03/2018)
  Phạm Quỳnh Trâm: "Nâng cao kỹ năng soạn phần đệm và đệm đàn phím điện tử cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội". Luận văn Thạc sĩ. 2017. (31/10/2017)
  Lê Minh Chiều: Giảng dạy kèn Tuba tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. 2017. (03/04/2017)
  Nguyễn Thị Trang: Giảng dạy các tác phẩm mới cho sáo trúc hệ trung cấp tại trường Cao đẳng Nghệ Thuật Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ. 2016. (11/10/2016)
  Phạm Thị Huyền Trang: Giảng dạy nhạc Chèo cho đàn Bầu tại trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội. Luận văn Thạc sĩ. 2016. (11/10/2016)
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn