Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 12245860
Tin tức hoạt động Thứ năm, 25/04/2024
Nhạc kịch “Cây sáo thần”: Đánh thức nền âm nhạc cổ điển Việt Nam
Những tràng vỗ tay không ngừng. Thành công hơn cả mong đợi! - đó là kết quả của đêm diễn đầu tiên vở nhạc kịch Opera “Cây sáo thần” của nhà soạn nhạc thiên tài người Áo - Wolfgang Amadeus Mozart - diễn ra tối 16/9, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Đây là lần đầu tiên vở nhạc kịch nổi tiếng này được công diễn tại Việt Nam, nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh Mozart, do Đại sứ quán Áo phối hợp với Nhạc viện Hà Nội tổ chức, được coi là sự kiện âm nhạc lớn nhất trong năm ở Việt Nam.

Mặc dù kéo dài trong hơn 3 giờ đồng hồ (gồm 2 màn, 16 cảnh), song từ lúc mở màn cho đến lúc kết thúc, mỗi tình huống, mỗi chi tiết của vở nhạc kịch đều thật sự cuốn hút người xem. Phải nói rằng lâu lắm rồi công chúng mới được đắm mình trong một không gian âm nhạc bác học nhưng cũng không kém phần lãng mạn đến thế.

 “Cây sáo thần” là vở nhạc kịch opera mang hơi thở cổ tích, được phát triển từ hài kịch Đức, nói về chủ đề muôn thở: Tình yêu. Đây là vở nhạc kịch được Mozart Saothan1.jpgyêu mến nhất (viết năm 1791), và do chính tác giả chỉ huy hai tháng trước khi ông từ biệt cõi đời. Kịch bản được khai thác từ câu chuyện thần thoại của Vilande (1733 - 1813), với bối cảnh là đất nước Ai Cập cổ đại vừa lãng mạn, vừa hoang dại, cổ kính. Vở kịch kể về câu chuyện tình yêu giữa chàng hoàng tử Tamino và nàng Tamina xinh đẹp. Tamino trong một lần bị rắn thần săn đuổi đã được các thị nữ của Nữ hoàng Đêm tối cứu sống. Để trả ơn, chàng cùng với người săn chim Papageno tốt bụng đi cứu nàng Tamina - con gái của Nữ hoàng Đêm tối - đang bị bắt cóc bởi một thế lực đen tối ở vương quốc do Sarastro trị vì.

Câu chuyện xoay quanh những mặt đối lập và thống nhất giữa cái thiện và cái ác, giữa ngày và đêm, giữa đàn ông và đàn bà, giữa đam mê và ý chí…, và để đến được với Tình yêu, cả Tamino và Tamina đều phải trả qua rất nhiều những thử thách khắc nghiệt. Ðây là một câu chuyện cổ tích không dành riêng cho dân tộc, cá nhân hay xã hội nào, mà mang tính nhân bản sâu xa. Vở nhạc kịch không xây dựng những con người tốt hay xấu, mà các nhân vật trong đó đều có tính cách giao thoa giữa các mặt đối lập và thống nhất. Đặc biệt, âm nhạc của “Cây sáo thần”, từ ca khúc giản đơn đến những cấu tạo phức điệu, dưới sự chỉ huy tài tình của Nhạc trưởng Wolfgang Groehe (người Áo) đã khiến cho người xem như chìm đắm, như mê hoặc… Bên cạnh những cố gắng đáng ghi nhận của các nghệ sĩ, diễn viên: Bích Thủy, Đăng Dương, Quốc Hưng, Phương Nga... cùng dàn nhạc, phải khẳng định rằng “Cây sáo thần” có nhiều cảm xúc và thành công nhờ có âm nhạc trác tuyệt của Mozart. Nghệ thuật âm nhạc của W.A Mozart là nghệ thuật của đỉnh cao văn hoá nhân loại. “Cây sáo thần” là vở nhạc kịch lớn nhất của Mozart được dàn dựng và biểu diễn tại Việt Nam lần đầu, và đây cũng là lần đầu tiên vở diễn được chính các ca sĩ, nghệ sĩ Việt Nam hát bằng ngôn ngữ gốc của vở diễn - tiếng Đức.

Saothan3.jpgPhó Giáo sư - Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Trung Kiên cho biết: “Chưa có một vở opera nào đạt được tính chuyên nghiệp như lần này. Từ lâu, giới âm nhạc Hà Nội đã mong muốn có một chương trình, một vở diễn opera hoàn chỉnh song phải đến bây giờ “Cây sáo thần” mới đáp ứng được mong mỏi đó. Vở nhạc kịch đã đạt hai tiêu chí quan trọng là rất chuyên nghiệp và dễ hiểu. Tôi hy vọng sự thành công của vở diễn sẽ đánh thức nền âm nhạc cổ điển Việt , nhất là trong giai đoạn hiện nay”.

Được biết, từ cuối năm 2005 đến nay, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của hai chuyên gia người Áo cùng Phó Giáo sư - Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên, hơn 120 diễn viên, ca sĩ thuộc Nhạc viện Quốc gia Hà Nội đã dốc sức khổ luyện để trình diễn tốt nhất vở opera này. Rất nhiều khó khăn nảy sinh trong quá trình tập luyện đã được khắc phục. Trong nghệ thuật Nhạc kịch, ngoài việc nắm vững kỹ năng về âm nhạc, giọng hát, diễn viên còn phải học cách diễn xuất, cách đối thoại. Để vừa hát hay và diễn xuất tốt là không hề đơn giản, nhưng cái khó nhất đối với các thành viên trong đoàn là những khác biệt về ngôn ngữ. Cây sáo thần được viết bằng tiếng Đức, trong khi hầu hết diễn viên tham gia vở này không biết tiếng Đức. “Chúng tôi phải mời những chuyên gia giỏi ngoại ngữ về dạy cho các em, dịch lời thoại ra tiếng Việt, giải thích từng câu từng chữ. Vì thế, tuy không biết tiếng Đức, nhưng khi hát đến câu nào, diễn viên đều hình dung ngay ra là đang hát điều gì, có như thế mới chuyển tải được tư tưởng, tình cảm trong từng câu chữ, từng quãng nhịp” - Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên cho biết.

Nghệ thuật opera đòi hỏi phải có giọng hát vang, khỏe, và để hát được một câu, Saothan4.jpgcó khi diễn viên phải luyện suốt cả tháng trời. Nhạc trưởng Wolfgang Groehe đã bày tỏ sự khâm phục đối với các nghệ sĩ Việt : “Các bạn đã hát rất nhuần nhuyễn bằng tiếng Đức - thứ tiếng hoàn toàn xa lạ với các bạn, việc này cũng thách thức như bắt tôi phải hát chèo bằng tiếng Việt vậy”. Ông Wolfgang Groehe hy vọng với chút “vốn liếng” ban đầu này, những nghệ sĩ trẻ tham gia vở diễn sẽ là những gương mặt làm rạng rỡ cho nhạc kịch của Việt trong tương lai.

Đầu trang
Các tin khác
  Dàn Dây - Học viện Âm nhạc Quốc gia biểu diễn tại Côn Minh (Trung Quốc) (11/06/2009)
  Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội và chuyến đi lưu diễn tại CH Pháp (10/06/2009)
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn